Nhìn trẻ ho lâu ngày không khỏi cha mẹ nào cũng rất sốt ruột, lo lắng không biết tại sao và làm thế nào để con chấm dứt ho. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ tìm ra được nguyên nhân và giải pháp của tình trạng này.
Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.
Nguyên nhân bé ho lâu ngày không khỏi
Trẻ bị ho lâu ngày, kéo dài đến vài tuần không hết có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
+ Cảm lạnh, cảm cúm có thể đã khỏi nhưng bé có ho kéo dài đến hàng tuần mới hết do hậu quả của vi rút gây viêm nhiễm đường hô hấp để lại nhất là những trẻ có sức đề kháng kém.
+ Bệnh hen suyễn ở trẻ ho khiến trẻ ho mãi không hết nhất là khi gặp tác nhân dị ứng. Khi đó trẻ thường ho về đêm, ho khi nằm, kèm khó thở.
Tham khảo: Trẻ hay ốm vặt phải làm sao? Kinh nghiệm hay cho mẹ
+ Chứng trào ngược axit dạ dày thực quản cũng khiến trẻ ho lâu ngày không khỏi. Lúc này trẻ thường bị nôn sau khi ăn.
+ Không khí quá khô, trẻ hay ngủ há miệng khiến họng khô rát, kích ứng gây ho lâu ngày.
+ Trẻ nằm điều hòa thường xuyên, nhiệt độ quá lạnh, không được giữ ấm cổ.
+ Ho dai dẳng kèm sổ mũi, sốt có thể là dấu hiệu của nhiễm vi khuẩn tại đường hô hấp.
Tham khảo: Dụng cụ rửa mũi cho bé nào được các chuyên gia y tế khuyên dùng?
Cách trị ho lâu ngày cho trẻ
Các cách trị ho thông thường vẫn sẽ được áp dụng trong trường hợp trẻ ho lâu ngày kèm theo biện pháp giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
+ Các bài thuốc cây cỏ thiên nhiên hỗ trợ giảm ho long đờm, tăng đề kháng đường hô hấp cho trẻ.
+ Bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu năng lượng, ngủ đủ giấc, giúp bé nhanh hồi phục thể trạng, khi trẻ ăn khỏe, ngủ tốt mới có sức chống lại mọi bệnh tật.
+ Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ, uống nhiều nước, nước cam và rau củ, trái cây giàu vitamin C. Bởi sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể, vitamin C là chiến binh chống gốc tự do, tăng sức đề kháng vượt trội cho bé.
Khi các biện pháp này vẫn không làm thuyên giảm tình trạng ho lâu ngày ở trẻ, trẻ lại bắt đầu xuất hiện thêm các triệu chứng khác như đờm nhiều, sổ mũi, sốt, nôn thì có thể là dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh. Mẹ nên cho bé đi khám để phát hiện nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn.
Lúc này, cha mẹ nên cân nhắc bổ sung thêm các loại thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ các loại thảo dược như: keo ong, cúc tím, tầm xuân Châu Âu,… cho trẻ. Các loại thảo dược này đã được chứng minh giúp giảm đáng kể tỷ lệ phải dùng kháng sinh, tỷ lệ viêm mũi họng,… ở trẻ. Ngoài ra, với những trẻ miễn dịch kém dễ mắc bệnh thì việc bổ sung để dự phòng, bảo vệ bé trước các tác nhân gây bệnh là cần thiết. Mẹ cũng cần theo dõi sát sao, chăm sóc trẻ kĩ lưỡng bởi trẻ còn ho tức là tác nhân gây bệnh vẫn có thể trỗi dậy gây hại cho bé.
Tham khảo: Difesa – Siro tăng đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch con yêu
Như đã chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng rằng mẹ sẽ có những cách chăm sóc làm tăng sức đề kháng cho bé, bé sẽ ít bệnh tật hơn.