Bé móc mũi bị chảy máu có sao không? Các nguyên nhân phổ biến

Tình trạng bé móc mũi bị chảy máu luôn khiến bố mẹ cảm thấy bất an, lo lắng và đôi khi không có cách xử lý chính xác, an toàn nhất đối với sức khỏe của bé. Vậy lúc này phải làm thế nào? Nguyên nhân do đâu khiến trẻ hay móc mũi? Tất cả các thắc mắc sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây.

1/ Bé móc mũi bị chảy máu có sao không?

móc mũi bị chảy máu là hiện tượng mà bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy khi một hoặc hai bên mũi của bé có máu chảy ra sau khi bé ngoáy mũi. Đây tuy không phải là một bệnh lý cụ thể mà phần lớn là do thói quen của bé gây nên. Niêm mạc mũi rất mỏng và dễ bị tổn thương nên khi trẻ móc và ngoáy mũi với lực mạnh hoặc móng tay cứa vào sẽ khiến chảy máu mũi.

Giải đáp cho trường hợp bé móc mũi khiến niêm mạc chảy máu: thông thường khi trẻ nhỏ móc mũi bị chảy máu ở mức độ nhẹ thì hoàn toàn có thể xử lý ngay tại chỗ được. Lúc này, mũi của bé sẽ nhanh chóng tự cầm máu ngay sau đó và không để lại biến chứng nào cả.

Tuy nhiên, bố mẹ cần đặc biệt chú ý nếu tình trạng móc mũi ra máu ở bé diễn ra liên tục và kéo dài hoặc ngay cả khi không có bất cứ tác động nào vào mũi bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang mắc một số bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng. Lúc này, nên đưa con đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị hiệu quả trong thời gian sớm nhất.

móc mũi bị chảy máu

Tình trạng bé ngoáy mũi ra máu luôn khiến các bậc phụ huynh lo lắng

2/ Nguyên nhân khiến trẻ hay móc mũi

Tình trạng trẻ móc mũi bị chảy máu thường xảy ra rất phổ biến ở trẻ nhỏ khi trẻ thực hiện chúng một cách thường xuyên và bố mẹ không thể kiểm soát được. Để hiểu được điều này, các bậc phụ huynh có thể theo dõi một số nguyên nhân khiến trẻ hay móc mũi như sau:

Do trẻ cảm thấy ngứa mũi

Phần lớn nguyên nhân ban đầu khi trẻ móc mũi là do trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu tại vùng bên trong lỗ mũi. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng ngứa mũi này, có thể là do thời tiết thay đổi đột ngột, dị ứng với môi trường xung quanh khi có quá nhiều bụi bẩn, lông động vật… Điều này sẽ vô tình làm mũi của trẻ bị kích ứng khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy và theo phản xạ sẽ sử dụng tay móc mũi để làm giảm tác động của những cảm giác khó chịu đó.

Niêm mạc mũi của trẻ thường rất mỏng nên khi có tác động lực từ tay sẽ gây ra tình trạng trầy xước và chảy máu mũi.

bé móc mũi bị chảy máu

Trẻ ngoáy mũi khi cảm thấy mũi ngứa ngáy, khó chịu

Do thói quen ngoáy mũi hàng ngày

Thói quen móc mũi được hình thành khi bé cảm thấy ngứa ngáy mũi quá nhiều lần, điều này sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn nên vô tình tạo thành một thói quen khó bỏ của bé. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh bé móc mũi rất phổ biến ở trẻ em. Tình trạng này khi kéo dài sẽ khiến niêm mạc mũi của trẻ mất đi các chất nhầy cần thiết để bảo vệ mũi, lâu dần sẽ kéo theo tình trạng xước mũi, tổn thương niêm mạc mũi khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hơn bình thường.

Bé học móc mũi theo người khác

Trẻ nhỏ có khả năng bắt chước và học theo hành động của người xung quanh rất nhanh chóng. Chính vì vậy, khi người lớn ngoáy mũi trước mặt trẻ cũng sẽ trở thành một nguyên nhân dẫn đến tình trạng hay móc mũi bị chảy máu ở trẻ. Cha mẹ cần lưu ý và chỉ dạy cho bé đây là thói quen xấu, nhất định không được học theo.

3/ Cách xử lý khi móc mũi chảy máu

Khi thấy bé móc mũi bị chảy máu, bố mẹ nên chú ý một số cách xử lý nhanh sau đây:

– Giúp bé ngồi thẳng, đầu hơi cúi nhẹ về phía trước: Bé ngồi thẳng sẽ giúp áp lực máu trong tĩnh mạch vùng mũi giảm xuống làm hạn chế lượng máu tiếp tục chảy ra. Bố mẹ nên chú ý không ngửa đầu bé ra đằng sau bởi điều này không những không giúp bé cầm máu mà còn khiến máu chảy ngược về phía cổ họng và có thể gây nôn.

– Bóp nhẹ cánh mũi: Mẹ có thể dùng ngón trỏ để bóp 2 bên cánh mũi của con để giúp máu không chảy nữa. Thực hiện điều này trong khoảng từ 10 đến 15 phút và cho bé thở bằng miệng. Tùy thuộc vào tình trạng móc mũi chảy máu mà mẹ có thể điều chỉnh khoảng thời gian để cầm máu cho con.

Mẹ không nên bóp vào phần sống mũi hoặc thả tay quá sớm hoặc nhiều lần bởi có thể gây ra tình trạng máu mũi chảy nhiều hơn do máu chưa kịp đông lại trong khoang mũi.

cách xử lý khi trẻ chảy máu mũi

Cách xử lý đúng khi bé chảy máu mũi

– Cho trẻ nằm nghỉ ngơi ở trạng thái tĩnh sau khi đã cầm máu. Bố mẹ nên nhắc nhở con không nên chạm vào mũi sau khi móc mũi ra máu để con có thể nhận thức được mũi mình đang bị tổn thương và không nên tiếp tục chạm vào nữa.

– Nếu sau khoảng thời gian cầm máu mà máu vẫn tiếp tục chảy, mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.

Nhằm giúp bé tránh được tình trạng móc mũi bị chảy máu, bố mẹ nên vệ sinh mũi cho con thường xuyên bằng nước muối sinh lý và nước muối ưu trương nhằm ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn gây dị ứng, kích ứng niêm mạc mũi khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Thực hiện rửa mũi cho bé khoảng 1-2 lần/ tuần, không nên lạm dụng bởi có thể làm mất hoàn toàn chất nhầy ở mũi khiến mũi trẻ dễ bị khô và tổn thương hơn.

Sản phẩm được khuyến khích nên sử dụng đó là nước muối ưu trương Nebial 3% dạng ống được sản xuất theo công nghệ 100% từ Italy với công dụng hỗ trợ điều trị: viêm mũi, khô mũi, sổ mũi, móc mũi có máu … làm sạch khoang mũi cho trẻ hiệu quả. Rất nhiều các gia đình đã lựa chọn Nebial 3% để phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tham khảo ngay:

Nebial 3% ống – Dung dịch muối ưu trương nhỏ, rửa mũi cho bé

Nebial KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em

móc mũi bị chảy máu

Nước muối ưu trương Nebial 3% hỗ trợ điều trị các bệnh viêm mũi, sổ mũi khi vệ sinh mũi an toàn, hiệu quả

Khi thấy bé móc mũi bị chảy máu kéo dài, cách tốt nhất là gia đình nên đưa con đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị hiểu quả và an toàn nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên lạc đến hotline 0974.402.860 để được giải đáp miễn phí!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline