Trẻ người nóng chân tay lạnh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Trẻ người nóng chân tay lạnh là bệnh gi? Tìm hiểu ngay những nguyên nhân và tình trạng của triệu chứng để có biện pháp khắc phục nhanh nhất bảo vệ sức khỏe của con. Liệu dấu hiệu này của cơ thể có nguy hiểm không? Buona sẽ cùng mẹ tìm câu trả lời trong bài viết.

1/ Trẻ người nóng chân tay lạnh là bệnh gì?

Trẻ người nóng chân tay lạnh là bệnh gì? Có nguy hiểm không? - Ảnh 1

Trên thực tế, người nóng nhưng chân tay lạnh là phản ứng bình thường của cơ thể khi trẻ bị sốt với thân nhiệt > 38 độ C, thường gặp phải trong giai đoạn đầu của sốt. Nguyên nhân do khi bắt đầu sốt, hệ tuần hoàn và miễn dịch của bé đang bận rộn chống lại vi trùng xâm nhập, cần làm tăng thân nhiệt cơ thể nhanh chóng nên có thể kéo nhiệt ra khỏi các cơ quan bên ngoài như tay và chân.

Sốt cũng có thể làm trẻ cảm thấy ớn lạnh khi đang cố gắng cân bằng cơn sốt tăng đột ngột. Trẻ trông nhợt nhạt, run rẩy nhưng khi chạm vào lại thấy người nóng, có thể đổ mồ hôi, đỏ bừng mặt. Nguyên nhân gây sốt khiến trẻ người nóng chân tay lạnh phổ biến nhất là những virus gây bệnh thông thường như cảm lạnh, ho, cúm, tiêu chảy… Ngoài ra, nhiều nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới tình trạng này như:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn gây viêm phổi, nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng nước tiểu, nhiễm trùng thận, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng huyết, viêm màng não…
  • Nhiễm trùng khác: sốt rét, sốt xuất huyết…
  • Tiêm phòng (có thể gây sốt nhưng thường không cao và không kéo dài)

Do đó khi thấy bé có biểu hiện sốt, tốt nhất ba mẹ nên đưa con tới thăm khám bác sĩ để làm rõ nguyên nhân và điều trị phù hợp.

2/ Khi trẻ thân nhiệt nóng chân tay lạnh có nguy hiểm không?

Trẻ người nóng chân tay lạnh là bệnh gì? Có nguy hiểm không? - Ảnh 2

Vì xuất phát từ nhiều lý do khác nhau nên trẻ thân nhiệt nóng tay chân lạnh có nguy hiểm không còn tuỳ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể của bé. Nhưng nhìn chung, con số trên nhiệt kế không phải là điều quan trọng nhất cần theo dõi khi trẻ bị sốt mà là các triệu chứng đi kèm.

Các triệu chứng bình thường là: tay chân lạnh, run rẩy, nhịp tim và nhịp thở nhanh hơn, đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn.

Các triệu chứng bất thường là: cực kỳ buồn ngủ hoặc cáu kỉnh, khó thở, phát ban, sưng nóng đỏ đau ở một vùng (VD: ở họng, ở đầu gối…), uống rất ít nước, nước tiểu giảm trầm trọng, sốt kéo dài hơn 3 ngày, da hay môi lưỡi nhợt nhạt, không phản hồi… hoặc khi sốt ở trẻ < 3 tháng tuổi. Đây là các triệu chứng nghiêm trọng mà mẹ cần đưa trẻ tới khám bác sĩ ngay.

Tuy nhiệt độ cao gây tổn thương não hoặc co giật là rất hiếm, nhưng khi trẻ sốt tay chân lạnh không được chăm sóc đúng có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm: mất nước, rối loạn hô hấp, thậm chí là tử vong.

Do đó để đảm bảo an toàn khi trẻ thân nhiệt nóng chân tay lạnh, mẹ hãy chú ý chăm sóc trẻ đúng cách và đưa bé đi khám ngay khi thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

3/ Cách chăm sóc trẻ người nóng chân tay lạnh

Trẻ nóng người, thân nhiệt tăng không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc hạ sốt nếu con vẫn cảm thấy thoải mái, không đau nhức hay khó chịu.

Nếu trẻ trông cáu kỉnh, mệt mỏi thì mẹ có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách:

  • Cho bé uống nhiều nước hơn vì sốt do bất kỳ nguyên nhân nào đều gây mất nước qua da. Nếu con không muốn uống, hãy cố gắng cho bé uống một ít và thường xuyên trong ngày
  • Chườm ấm, lau người cho trẻ với khăn ấm
  • Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, thoáng mát. Tránh quần áo bó hay quá nhiều lớp
  • Sử dụng paracetamol (trẻ > 3 tháng) hay Ibuprofen (trẻ > 6 tháng) khi bé bị sốt và có vẻ mệt mỏi. Lưu ý không sử dụng cả 2 cùng lúc, và sử dụng liều theo cân nặng như tờ hướng dẫn sử dụng, không nên sử dụng Ibuprofen nếu trẻ có dấu hiệu mất nước
  • Cho trẻ nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, thông thoáng, dễ chịu
  • Nên cho trẻ vận động nhẹ nhàng
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ và cân bằng các nhóm chất. Tăng cường các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch (trái cây họ cam quýt, ổi, đu đủ, táo, xoài, kiwi, nho, rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, bưởi, đu đủ, cà chua, rau chân vịt, súp lơ, sữa, trứng, cá…)

Lưu ý tránh cạo gió cho trẻ vì có thể làm tổn thương da của trẻ do ma sát nhiều và lượng nhiệt lớn.

Song song với các biện pháp chăm sóc, mẹ cũng nên quan sát trẻ thường xuyên để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường.

4/ Biện pháp xử lý khi trẻ người nóng tay chân lạnh

Trẻ người nóng chân tay lạnh là bệnh gì? Có nguy hiểm không? - Ảnh 3

Có thể mẹ đã mặc cho bé những lớp áo nhưng tay chân đôi khi vẫn lạnh. Để phòng tránh điều này cho trẻ, nhất là trong thời điểm mùa đông, giao mùa thì mẹ có thể lưu ý các cách sau:

  • Mặc thêm áo: nếu kiểm tra thấy bụng và lưng của trẻ hơi lạnh, bé có thể cần mặc thêm nhiều lớp áo hơn. Mẹ cũng có thể thêm găng tay, tất chân và một chiếc mũ len nhỏ. Hãy kiểm tra lại sau 20p để dảm bảo trẻ đã vừa đủ ấm
  • Ôm bé vào lòng. Tuy nhiên nên tránh điều này nếu mẹ đã quá mệt mỏi, sẽ không an toàn nếu bạn ngủ quên
  • Kiểm tra nhiệt độ phòng phù hợp
  • Đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc. Cân bằng các hoạt động vui chơi, học tập và nghỉ ngơi
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát

Người nóng chân tay lạnh thường là biểu hiện trong giai đoạn đầu của sốt và là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn khác. Nếu trẻ kèm theo bất kỳ biểu hiện nào khác thường hay làm mẹ lo lắng, hãy đưa trẻ thăm khám bác sĩ để nhận lời khuyên phù hợp với tình trạng của con mẹ nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/baby/baby-cold-hands
  • https://www.chop.edu/video/fever-kids
  • https://patient.info/childrens-health/fever-in-children-high-temperature

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline