Bé hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục là bệnh gì? Chữa thế nào

Hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục là triệu chứng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhất là khi tiết trời đang dần chuyển lạnh như hiện nay. Vậy nguyên nhân nào khiến cho trẻ hắt hơi chảy nước mũi? Mẹ có thể làm gì để giảm bớt sự khó chịu cho bé? Đừng bỏ lỡ những thông tin tiếp theo đây nếu như muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

1/ Bé hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục là bệnh gì?

Tình trạng hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục thường liên quan tới các chứng bệnh ở đường hô hấp của trẻ. Khi thấy bé gặp phải các triệu chứng này dài ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm, rất có thể bé đang mắc phải một trong số bệnh lý như:

Bệnh cảm lạnh

Cảm lạnh là một trong những thủ phạm hàng đầu khiến cho con của bạn bị hắt xì hơi liên tục và chảy nước mũi. Khi bị cảm lạnh, bé còn gặp phải các triệu chứng khác như nghẹt mũi, đau họng, ho ra đờm, sốt nhẹ, mệt mỏi, hay nôn trớ,… Nước mũi của bé từ trong, loãng cũng sẽ dần trở nên đặc hơn và chuyển sang màu vàng, xanh. 

hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục

Cảm lạnh gây sổ mũi ở trẻ nhỏ

Nhìn chung, cảm lạnh là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây nên cực kỳ phổ biến ở trẻ sơ sinh cùng trẻ nhỏ. Thông thường, cảm lạnh sẽ biến mất trong vòng 7 – 10 ngày và ít gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chủ quan, bệnh lý này cũng có thể khiến bé bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa…

Bé bị cảm cúm

Bé bị hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục còn xuất phát từ bệnh cảm cúm do virus cúm gây nên. Cảm cúm thường có các triệu chứng khá tương đồng với cảm lạnh khiến nhiều người thường nhầm lẫn 2 loại bệnh lý này với nhau. Tuy nhiên, nếu như bé bị cảm cúm, bên cạnh việc hắt hơi chảy nước mũi, các cơn ho cũng diễn ra thường xuyên hơn. Bé sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau nhức toàn thân, có cảm giác ớn lạnh…

bệnh cảm cúm khiến trẻ hắt hơi

Hắt xì hơi là một trong các dấu hiệu của cảm cúm

Cảm cúm thường sẽ thuyên giảm và biến mất sau 4 tới 7 ngày với các bé có sức đề kháng tốt. Mặc dù không phổ biến bằng cảm lạnh, nhưng những biến chứng cảm cúm gây ra lại đặc biệt nguy hiểm. Thậm chí là có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Viêm mũi dị ứng gây hắt hơi

Viêm mũi dị ứng có triệu chứng điển hình là hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục. Kèm theo đó là tình trạng bé tắc nghẹt mũi, ngứa ngáy, đau nhức ở vùng mũi, tai và mắt; khoang mũi trở nên sưng đỏ, phù nề,…

Bệnh có hai dạng là viêm mũi dị ứng theo chu kỳ diễn ra khi giao mùa, thay đổi thời tiết; và không theo chu kỳ diễn ra khi gặp môi trường bất lợi. Bé dễ mắc phải bệnh lý này nếu như gia đình có tiền sử mắc viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, các yếu tố ngoài môi trường như phấn hoa, các hạt bụi, lông động vật, hóa chất, hương liệu,… cũng có thể dẫn tới tình trạng dị ứng ở trẻ em. 

VIêm mũi dị ứng khiến bé hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt

VIêm mũi dị ứng khiến bé hắt hơi, sổ mũi chảy nước mắt

Dù không quá nguy hiểm song viêm mũi dị ứng lại gây không ít khó chịu, phiền toái cho người mắc phải. Nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tình trạng hắt hơi sổ mũi ngứa mũi có thể kéo dài trong suốt quãng đời. Điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của bé về lâu dài. 

Bệnh viêm xoang ở trẻ em

Viêm xoang là một dạng nhiễm trùng thứ phát khi bé mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp nhưng không được điều trị đúng cách và triệt để. Điều này khiến cho niêm mạc mũi của bé trở nên phù nề, dịch nhầy ứ đọng trong xoang mũi dẫn tới viêm nhiễm khu vực này. Viêm xoang thường được chia làm 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. 

hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục

Viêm xoang cũng là thủ phạm gây ra các triệu chứng khó chịu ở mũi

Ở giai đoạn cấp tính, bé có biểu hiện sốt nhẹ, chảy nước mũi hắt hơi liên tục, viêm họng, ho khiến cho bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu. Ngoài ra, bé cũng thường xuyên mệt mỏi, ăn không ngon, chán ăn, dễ nôn trớ, ngủ kém,… 

Ở giai đoạn mãn tính, các triệu chứng kể trên sẽ lặp lại và tái phát theo từng đợt. Tuy không rầm rộ nhưng có thể kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cùng sự phát triển của bé. Một số trường hợp không kiểm soát tốt có thể khiến bé bị viêm họng mạn tính, viêm tai giữa, viêm tắc tĩnh mạch hang, viêm màng não, áp xe não…

Trẻ bị viêm VA

Nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi hay chảy nước mũi xảy ra liên tục đều là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm VA (sùi vòm mũi họng). Đây là một bệnh lý về tai – mũi – họng thường xảy ra ở các bé trong khoảng thời gian từ 1 tới 5 tuổi. 

Bé bị viêm VA có biểu hiện sổ mũi chảy nước mũi kéo dài

Bé bị viêm VA có biểu hiện sổ mũi kéo dài

Về bản chất, VA là một tổ chức lympho có vai trò bảo vệ đường hô hấp trên tương tự như amidan. Khi bị viêm nhiễm, VA sẽ trở nên sưng to, phù nề. Tình trạng này càng nghiêm trọng thì các triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi sổ mũi ngứa mũi càng trở nên nặng hơn. Nước mũi trong có thể trong rồi dần chuyển sang màu vàng, xanh và đặc như mủ. 

Một số triệu chứng khác khi bé mắc phải bệnh viêm VA bao gồm: sốt; khó thở, thở khò khè dẫn tới biếng ăn, lười bú; ho và có đờm do nước mũi chảy ngược xuống cổ họng; khả năng nghe kém, thiếu tập trung…Lâu dần, bệnh có thể biến chứng gây viêm nhiễm toàn bộ hệ hô hấp, khiến trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng tới sự phát triển của khuôn mặt (bộ mặt VA). 

2/ Cách chữa hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục cho trẻ

Có thể thấy được, có rất nhiều bệnh lý có thể khiến cho bé bị hắt hơi, nghẹt mũi hay sổ mũi, chảy nước mũi. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Cha mẹ có thể giảm cảm giác khó chịu cho bé bằng một số biện pháp sau đây: 

Vệ sinh mũi cho bé với dung dịch nước muối

Nước muối sinh lý có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch và mềm hóa các dịch nhầy trong khoang mũi của bé. Mẹ có thể nhỏ mũi 2 – 3 lần/ngày cho bé sẽ giúp đường thở trở nên thông thoáng và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục…

hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục

Vệ sinh mũi sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng sổ mũi, hắt hơi cho bé

Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng cách này nếu không muốn niêm mạc mũi của trẻ trở nên khô rát, kích ứng. Để hạn chế tình trạng này, cha mẹ có thể lựa chọn nước muối ưu trương Nebial 3% để vệ sinh và làm sạch mũi hàng ngày cho bé. NaCl 3% cùng với Natri Hyaluronate sẽ giúp niêm mạc mũi của bé luôn sạch sẽ, mềm mại đủ ẩm và khỏe mạnh. 

dung dịch nước muối nebial 3

Bổ sung dinh dưỡng giúp cải thiện sức đề kháng cho bé

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch khá yếu, nhất là khi mắc phải các bệnh lý gây hắt xì liên tục và chảy nước mũi. Do đó, để bé nhanh khỏi bệnh, điều quan trọng nhất là phải cải thiện sức đề kháng cho bé.

Với trẻ sơ sinh, hãy tăng cường cho bé bú sữa mẹ để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Với các bé lớn hơn, việc bổ sung nước cũng góp phần làm loãng các dịch nhầy trong khoang mũi. Từ đó, tạo điều kiện cho việc loại bỏ dịch nhầy, làm thông thoáng đường thở hiệu quả hơn. 

bổ sung nước là đặc biệt quan trọng

Khi bé bị ốm, việc bổ sung nước là đặc biệt quan trọng

Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho bé ăn cháo, súp hoặc các dạng thức ăn mềm sẽ dễ nuốt và dễ tiêu hóa hơn. Tuyệt đối không tự ý cho bé uống các loại nước thảo dược theo các mẹo dân gian. Bởi chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.  

Giữ vệ sinh không gian sống sạch sẽ

Với các bé bị hắt xì hơi chảy nước mũi do dị ứng gây nên, cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này chính là giữ vệ sinh không gian sống thật sạch sẽ, bao gồm việc: 

vệ sinh không gian sống sạch sẽ

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ có thể hạn chế tình trạng dị ứng gây hắt hơi, sổ mũi

  • Thường xuyên lau dọn, vệ sinh nhà cửa.
  • Không để trẻ tiếp xúc với lông thú cưng, khói thuốc hay phấn hoa.
  • Vệ sinh chăn ga, gối đệm định kỳ thường xuyên.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể cho bé, nhất là khi giao mùa, thay đổi thời tiết. 
  • Đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài đường. 
  • Nếu có sử dụng các dụng cụ xịt rửa mũi cho bé, cần chú ý vệ sinh và bảo quản tại nơi kín đáo để không làm bụi bẩn bám vào. 

3/ Khi nào trẻ hắt hơi chảy nước mũi cần đưa đi khám?

Đối với trẻ sơ sinh, khi thấy tình trạng hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục và kéo dài, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám. Bởi trẻ sơ sinh thường là đối tượng có hệ thống miễn dịch còn khá yếu. Nếu như không được thăm khám kịp thời sẽ rất dễ khiến bệnh tình trở nên nặng hơn, gây nguy hại tới sức khỏe của bé. 

hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục

Cần đưa bé đi khám ngay khi sổ mũi kéo dài không giảm

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chủ động đưa bé tới các cơ sở y tế chuyên khoa khi xuất hiện thêm các triệu chứng dưới đây: 

  • Sốt cao hơn 38°C, có thể kèm theo phát ban.
  • Quấy khóc nhiều hơn một cách bất thường.
  • Đau tai, hay giật tai, kéo tai liên tục.
  • Mắt đỏ và/hoặc kèm theo dịch mắt có màu vàng, xanh.
  • Khó thở, thở gấp, da vùng môi cùng các đầu ngón tay tím tái, tái xanh.
  • Bỏ ăn, không chịu bú sữa.

Có thể thấy được, bé bị hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục là triệu chứng không hiếm gặp nhưng lại tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt cẩn trọng và theo dõi kỹ lưỡng khi thấy bé gặp phải tình trạng này nhé!

Tham khảo thêm bài viết:

Các giai đoạn sổ mũi ở trẻ nhận biết thế nào để xử lý tốt nhất

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi và an toàn nhất?

Nước mũi chảy xuống họng là bệnh gì? Làm sao để khắc phục cho bé

– Chảy nước mũi có mùi hôi ở trẻ em như trứng thối là bệnh gì?

Trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài do đâu? Mẹ phải làm sao?

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline