Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi và an toàn nhất?

Trẻ dễ bị hắt hơi, sổ mũi… lúc giao mùa và nhiều khi kéo dài hoặc thường xuyên tái lại. Vậy trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì để nhanh khỏi được? Hãy cùng Buona tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1/ Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?

Ở trẻ nhỏ, việc uống thuốc gì, liều lượng ra sao rất quan trọng vì nếu uống quá liều hay uống khi không thực sự cần thiết sẽ ảnh hưởng đến cơ quan gan, thận của bé.

Vậy trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì được? Dưới đây là các loại thuốc cùng hướng dẫn dùng cụ thể mà bạn có thể tham khảo:

Thuốc kháng histamin

Bản chất của thuốc kháng histamin là dùng để chữa dị ứng: dị ứng da (mề đay, chàm…), viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng và các dạng dị ứng khác. Tuy nhiên, ngoài tác dụng kháng dị ứng kháng histamin) thì chúng còn có đặc tính kháng Cholinernic (Anticholinergic) có tác dụng làm giảm tiết các chất nhầy đường hô hấp nên sẽ giúp giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi.

Khi nhắc tới trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì thì không thể không kể đến nhóm thuốc này. Một số loại thuốc thường dùng cho trẻ có thể kể đến như:

Nhóm Histamin thế hệ I:

  • Chlopheniramine 4 mg, viên nén vàng hình bầu dục, đôi khi là tròn.
  • Theralen 5 mg, viên màu hồng, hinh tròn.
  • Toplexil dạng viên nang nửa xanh, trắng.
  • Dexchlopheniramin 2 mg (polamin, polaramin), có dạng siro.
  • Dạng viên phối hợp: dexchlopheniramin + betamethasone (cedetamine, celestamine).

Histamin thế hệ II:

trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc kháng histamin

  • Desloratadine.
  • Levocetirizine.

Trong đó, desloratadine và levocetirizine an toàn hơn và có thể dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi.

Các thuốc thuộc nhóm kháng Histamin thế hệ I có thể đi qua hàng rào máu náo và gây những tác dụng phụ trên hệ thần kinh như: ngủ gật, li bì, hoặc khó ngủ, kích thích, la hét, giảm khả năng tập trung… Nhóm kháng histamin thế hệ II thì an toàn, ít tác dụng phụ hơn nhưng hiệu quả làm khô mũi kém hơn. Nếu là thế hệ I, cha mẹ nên cho bé dùng buổi tối để tránh khiến trẻ ngủ gật, mệt mỏi trong ngày.

Thuốc xịt mũi

Bên cạnh việc dùng thuốc theo đường uống, khi bé bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì thì nhiều cha mẹ hay giới thiệu nhau loại thuốc này vì tác dụng nhanh chóng và cách sử dụng tiện lợi.

Trong đó, thành phần phổ biến nhất là xylometazoline (Otrivin). Cơ chế hoạt động bằng cách làm co các mạch máu trong màng mũi, giảm tiết dịch nhầy và giảm sưng phù nề màng mũi. Thuốc có tác dụng rất nhanh và hiệu quả kéo dài nhiều giờ.

thuốc xịt mũi

Tuy nhiên, một trong những tác dụng phụ bạn cần chú ý trước khi sử dụng loại thuốc này cho bé là “phản ứng dội ngược”. Sử dụng Otrivin (hay các dạng xịt thông mũi khác) quá 5 ngày có thể gây ra phản ứng ngược, làm màng mũi sưng, dầy hơn và trầm trọng hơn tình trạng sung huyết, nghẹt mũi. Một số cha mẹ khi không ý thức được tác dụng phụ này thường tăng liều và làm các triệu chứng ở trẻ tệ hơn.

Vì vậy, nếu đã dùng thuốc quá 5 ngày mà các triệu chứng không giảm thì bạn hãy ngưng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.

Thuốc kháng sinh

trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì

Một số kháng sinh thường được dùng cho trẻ như: Cefaclor, Zinnat, Claminat, Augmentin…

Bạn cần lưu ý, chỉ dùng kháng sinh khi trẻ đang nhiễm khuẩn hoặc sổ mũi lâu ngày, có nguy cơ nhiễm khuẩn. Vì phần lớn các trường hợp sổ mũi hắt hơi ở trẻ là do virus cảm cúm hay tác nhân dị ứng chứ rất ít khi do nhiễm khuẩn, nên nếu vội vàng dùng kháng sinh khi không cần thiết sẽ không có tác dụng và còn ảnh hưởng đến gan, thận của bé.

Mặt khác, kháng sinh có thể làm mất lượng lớn vi khuẩn có lợi trong ruột, mất cân bằng hệ vi sinh, trẻ dễ bị tiêu chảy. Để phòng ngừa tác dụng không mong muốn này, bạn có thể tham khảo men vi sinh Simbiosistem cho bé.

Nên dùng Simbiosistem khi uống kháng sinh

Simbiosistem là men vi sinh nhỏ giọt được sản xuất chuyên biệt cho trường hợp tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, tiêu chảy nhiễm khuẩn, tiêu chảy cấp… ở trẻ nhỏ. Hiệu quả đã được chứng minh thực tế qua nhiều nghiên cứu lâm sàng.

Thuốc kháng viêm

Nhóm thuốc này chỉ sử dụng trong trường hợp trẻ viêm mũi, viêm xoang. Niêm mạc mũi sưng viêm, phù nề làm hẹp đường thở khiến trẻ nghẹt mũi nặng, khó chịu. Bạn không nên tự ý dùng nhóm thuốc này cho bé khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Thuốc hạ sốt

trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì

Nếu trẻ em hắt hơi sổ mũi kèm theo sốt thì bạn có thể cho bé sử dụng loại thuốc này, với thành phần phổ biến nhất là paracetamol.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C. Khi trẻ sốt nhẹ hơn, bạn nên giúp bé hạ nhiệt độ cơ thể bằng biện pháp tự nhiên hơn là chườm nóng.

Thuốc ho

Nếu trẻ hắt hơi sổ mũi kèm theo ho, bé khó chịu thì có thể dùng thêm loại thuốc này. Vì các loại thuốc ho, siro ro thường kết hợp thành phần kháng histamin nên đây cũng là thuốc hắt hơi sổ mũi cho bé mà bạn có thể tham khảo.

Tuy nhiên, vì ho vốn là phản xạ tốt của cơ thể để tống đẩy dịch nhầy, dị vật, vi khuẩn… ra ngoài để ngăn ngừa viêm phổi. Nên nếu trẻ không khó chịu và vẫn ăn ngủ, chơi bình thường thì bạn không cần lo lắng quá và chưa cần sử dụng thuốc.

Theo khuyến cáo của AAP (viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ): không dùng bất cứ sản phẩm thuốc không kê toa (OTC) nào cho trẻ dưới 6 tuổi bị cảm lạnh vì nguy cơ tác dụng phụ của thuốc và hiệu quả không cao, bao gồm cả các loại thảo dược. Đặc biệt, mật ong có thể giảm ho và dường như vô hại đối với trẻ trên 1 tuổi, hiệu quả giảm ho tương đương thuốc tây (dextromethophan).

2/ Lưu ý khi dùng thuốc trị hắt hơi sổ mũi cho bé

Bên cạnh việc trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì hiệu quả thì tính an toàn cũng rất quan trọng. Không phải trường hợp nào bé cũng cần sử dụng tất cả các loại thuốc kể trên, theo đơn thuốc na ná nhau. Vì vậy, khi bé hắt hơi sổ mũi, trước hết ba mẹ nên cho con đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu ý rằng hắt hơi, sổ mũi, ho… là cách mà miễn dịch của cơ thể đang hoạt động để tống đẩy các vi khuẩn, virus, độc tố, dịch nhầy, bụi bẩn… ra ngoài, ngăn chúng tiến vào sâu bên trong cơ thể để gây bệnh. Và các loại thuốc được sử dụng với tác dụng chính là giảm triệu chứng để trẻ bớt khó chịu.

Để giảm nghẹt mũi, sổ mũi cho bé cách hiệu quả và an toàn hơn, cha mẹ nên tiến hành rửa mũi để loại bỏ dịch nhầy cho con.

Bạn có thể tham khảo dung dịch Ectoin sinh lý IsoNebial để rửa mũi cho bé hiệu quả. IsoNebial Flaconcini là dung dịch nhỏ, rửa mũi kết hợp Ectoin và nước muối sinh lý. Giải pháp KHÔNG KHÁNG SINH tiên tiến trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

IsoNebial nước muối sinh lý

  • Hiệu quả giữ ẩm và làm sạch mũi hàng ngày, đặc biệt trong các trường hợp cảm lạnh, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang.
  • Phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trên do virus, vi khuẩn xâm nhập tại mũi bởi cơ chế chiếm giữ thụ thể độc đáo của Ectoin – thành phần chính trong IsoNebial.
  • Có thể dùng khí dung trong điều trị viêm mũi di ứng, viêm xoang, viêm phế quản, hen phế quản.

Sản phẩm là hàng nội địa Italy và hiện được phân phối trong các bệnh viện lớn như Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện E…

Ngoài ra, ba mẹ nên tăng cường sức đề kháng, bảo vệ đường hô hấp cho bé qua một số cách như:

trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì

  • Giữ ấm cho bé, đặc biệt là vùng họng, lòng bàn chân.
  • Duy trì nhiệt độ, độ ẩm trong phòng phù hợp.
  • Bổ sung cho trẻ đa dạng nguồn thực phẩm, đặc biệt là rau xanh và trái cây tươi.
  • Cho trẻ uống đủ nước. Trẻ dưới 5 tuổi thường chưa biết nói lên nhu cầu khát của bản thân nên ba mẹ cần lưu ý nhắc nhở con uống nước thường xuyên. Bổ sung đủ nước sẽ giúp dịch nhầy loãng hơn để dễ dàng tống đẩy ra ngoài.
  • Giữ phòng sạch sẽ, khô thoáng.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với thuốc lá, đường nhiều khói bụi.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa vì đây có thể là tác nhân gây dị ứng.
  • Hướng dẫn trẻ tập thể dục để nâng cao đề kháng.
  • Sử dụng các sản phẩm tăng sức đê kháng cho trẻ vào các thời điểm giao mùa hay lúc trẻ bị ốm bệnh. Nên ưu tiên các loại có thành phần từ thảo dược để tăng đề kháng tự nhiên cho bé.

Mong rằng qua câu trả lời trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về cách chăm sóc sức khỏe đường hô hấp cho bé. Nếu còn thắc mắc nào, bạn có thể inbox qua Facebook/ Zalo tới Buona nhé!

Tham khảo thêm: Bé uống kháng sinh nhiều có sao không, bao nhiêu ngày đào thải hết

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline