Trẻ nôn ra đờm có tốt không luôn khiến các mẹ cảm thấy đau đầu để tìm ra giải pháp giúp trẻ khỏe mạnh, ăn ngon, phát triển tốt. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu? Cần làm gì trong trường hợp này? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây!
1/ Trẻ nôn ra đờm do nguyên nhân gì
Để có câu trả lời cho trẻ nôn ra đờm có tốt không thì mẹ cần phải hiểu được nguyên nhân khiến trẻ nôn ra đờm là gì. Một số lý do gây ra tình trạng này có thể được kể đến như sau:
Do yếu tố sinh lý
Trong trường hợp này, mẹ sẽ nhìn thấy đờm của trẻ có màu trắng. Đây có thể hiểu là hiện tượng ọc sữa hay xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện dẫn đến trong quá trình bú sẽ nuốt cả khí dẫn tới hiện tượng đầy hơi khiến trẻ cần ợ ra để đẩy lượng khí đó ra ngoài. Hiện tượng ọc sữa ra chất màu trắng mà mẹ có thể coi đó là đờm này là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên sẽ có khả năng gia tăng nếu mẹ không chú ý đến những điều như:
- Đặt trẻ nằm ngay sau khi bú khi trẻ đã bú quá no.
- Mẹ cho trẻ mặc quần áo hoặc quấn tã quá chặt gây áp lực lên phần bụng của trẻ.
- Mẹ cho trẻ bú không đúng tư thế
- Quá trình vệ sinh miệng, lưỡi của trẻ diễn ra không đúng cách khiến trẻ cảm thấy buồn nôn, khó chịu.
Nếu trẻ ọc sữa sau khi ăn xong thì mẹ cũng không nên lo lắng bởi đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ
Do yếu tố bệnh lý
Khi trẻ nôn ra đờm có màu trong suốt hoặc chuyển sang vàng, xanh thì có thể trẻ đã mắc một số bệnh lý như:
- Các bệnh về đường tiêu hóa: mặc dù trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện tuy nhiên nếu mẹ thấy trẻ thường xuyên ọ ọe, nôn trớ với tần suất lớn thì trẻ có khả năng mắc các bệnh như: tiêu chảy, táo bón, bệnh lý về chậm nhu động ruột, tắc ruột, dị tật đường tiêu hóa, trào ngược dạ dày, thực quản… Bệnh lý này sẽ làm tăng quá trình tiết đờm nhớt khiến trẻ nôn trớ, ọc sữa, nôn ra đờm thường xuyên.
- Các bệnh lý về đường hô hấp: Một nguyên nhân khiến mẹ lo lắng về trẻ nôn ra đờm có tốt không nữa đó là bệnh lý về đường hô hấp (viêm phổi, viêm mũi họng, viêm phế quản…).. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ miễn dịch và sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công đặc biệt khi thời tiết thay đổi, yếu tố môi trường, không khí tác động … sẽ khiến trẻ khò khè, ngạt mũi, khó thở, ho và xuất hiện đờm. Tình trạng bệnh sẽ có chuyển biến nặng hơn đối với màu sắc của đờm: ban đầu trong suốt, trắng đục sau đó chuyển dần sang vàng, xanh lá.
- Các bệnh lý về hệ thần kinh: viêm màng não, xuất huyết não cũng sẽ khiến trẻ nôn ra đờm thường xuyên.
Với những nguyên nhân do yếu tố bệnh lý, mẹ cần thường xuyên quan sát đến các biểu hiện bất thường của con như: quấy khóc, chán ăn, bỏ bú, khò khè, ngạt mũi, màu sắc của đờm, tần suất nôn trớ … để có những giải pháp kịp thời, tránh để tình trạng này kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Trẻ thường xuyên nôn ra đờm kèm theo chán ăn, bỏ bú, ho, khó thở… thì có thể trẻ đã mắc một số bệnh lý nguy hiểm
2/ Trẻ em nôn ra đờm có tốt không?
Khi đã biết các nguyên nhân dẫn đến nôn trớ có đờm, chắc hẳn mẹ cũng có câu trả lời cho trẻ nôn ra đờm có tốt không. Thực tế thì đa số các trường hợp thì điều này là không tốt với sức khỏe của trẻ. Cụ thể:
– Trẻ ọc sữa, nôn ra đờm màu trắng sữa trong một vài tháng đầu đời không kèm theo các hiện tượng bất thường khác thì không có gì đáng lo lắng, trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện hệ hô hấp và phát triển bình thường.
– Tuy nhiên, với các nguyên nhân bệnh lý, mẹ sẽ thấy trẻ có biểu hiện: chán ăn, quấy khóc, bỏ bú, đi ngoài, khò khè, sốt, ho, màu sắc của đờm cũng như trẻ nôn nhiều thì mẹ không nên bỏ qua bởi nếu để tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài, việc điều trị sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển về thể chất và trí tuệ toàn diện của trẻ. Nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng nên mẹ không nên chủ quan với các biểu hiện bất thường của con.
Mẹ không nên bỏ qua các triệu chứng bất thường khi con có biểu hiện nôn ra đờm thường xuyên
3/ Khi trẻ nôn ra đờm cần làm gì
Trẻ nôn ra đờm có tốt không thực sự khiến mẹ không khỏi lo lắng bởi điều này có những tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Khi thấy trẻ có biểu hiện nôn ra đờm, mẹ có thể áp dụng những cách sau:
Vệ sinh mũi cho trẻ
Trẻ nôn ra đờm sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu nên mẹ cần vệ sinh mũi cho trẻ. Quá trình này không chỉ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn mà còn vệ sinh sạch đường thở của trẻ, tránh để các chất nhầy, bụi bẩn, đờm hay sữa còn đọng lại khiến tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Sử dụng nước muối sinh lý và dụng cụ chuyên dụng nhẹ nhàng vệ sinh cho trẻ sẽ là giải pháp tuyệt vời trong trường hợp trẻ vừa nôn trớ xong.
Mẹ có thể sử dụng Nebial 3% KIT được biết đến là giải pháp 2 trong 1 với 20 ống nước muối ưu trương Nebial 3% và dụng cụ xịt xông mũi chuyên dụng Spray-sol có tác dụng loại bỏ hoàn toàn chất nhầy, dịch tiết gây ra viêm, vi khuẩn, virus ra khỏi niêm mạc mũi giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn. Được sản xuất tại Italy với công nghệ độc đáo, sản phẩm sẽ nhẹ nhàng thẩm thấu sâu vào tận cùng niêm mạc mũi để làm sạch, giảm nhanh các triệu chứng khô mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, có đờm ở trẻ nhỏ.
Nebial 3% KIT vệ sinh mũi, đường hô hấp an toàn và hiệu quả cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
Vỗ ợ hơi cho trẻ
Khi thấy trẻ nôn ra đờm, mẹ có thể sử dụng tay để nhẹ nhàng vỗ ợ cho trẻ long đờm, cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ khum tay lại và vỗ vào lưng trẻ theo hướng từ phổi lên cổ trong khoảng 3 đến 5 phút. Chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm đau trẻ. Khi thấy trẻ đã nôn hoàn toàn ra ngoài, mẹ cần quan sát màu sắc đờm của trẻ để có những giải pháp thích hợp nhất.
Môi trường sống cho trẻ
Mẹ cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt tại vị trí cổ, lồng ngực và cho trẻ nằm nghỉ tại môi trường thoáng mát, không có khói bụi, phấn hoa, tiếng ồn… để trẻ có thể thoải mái phát triển trong điều kiện tốt nhất.
Đưa trẻ đến bệnh viện
Đối với trường hợp trẻ nôn ra đờm thường xuyên, ho nhiều, ngạt mũi, sốt thì cách tốt nhất đó là mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hy vọng rằng bài viết trẻ nôn ra đờm có tốt không đã đem đến cho bạn những thông tin tuyệt vời trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy nhanh tay gọi đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Tham khảo thêm:
– Trẻ sơ sinh trớ ra nước trong có sao không? Cần phải làm gì?
– Cặp nhiệt độ bao nhiêu phút là chuẩn cho bé? Vị trí đo thân nhiệt
– Xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn: Khi nào thì cần đi bệnh viện?