9 dấu hiệu có thể cai sữa cho bé và cách thực hiện hiệu quả nhất

Khi bé đã cứng cáp hơn, mẹ muốn gửi bé đi nhà trẻ… hay khi mẹ đang trở lại với công việc, việc cai sữa sẽ giúp sinh hoạt của gia đình dễ dàng hơn, nhưng liệu đó có phải thời điểm tốt cho bé? Đừng lo, 9 dấu hiệu có thể cai sữa cho bé dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn dễ dàng và chính xác hơn.

1/ 9 Dấu hiệu có thể cai sữa cho bé

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thực tế, không có thời điểm nào là tuyệt đối chính xác để cai sữa cho bé, bởi nó phụ thuộc vào cả biểu hiện của bé và quyết định từ mẹ.

Để tốt hơn cho bé, bạn có thể áp dụng 9 dấu hiệu có thể cai sữa cho bé dưới đây:

  • Trẻ đã tự kiểm soát được hoạt động của đầu. Biểu hiện có thể cai sữa cho trẻ là phần đầu đã cứng cáp nên khi bế bạn không còn phải dùng tay để đỡ sau gáy bé.
  • Trẻ có thể tự ngồi vững mà không cần trợ giúp.
  • Trẻ đã biết vận động cơ hàm để nhai nên có thể bắt đầu cai sữa dần.
  • Cân nặng của con có dấu hiệu tăng gấp đôi so với lúc mới sinh.
  • Trẻ có dấu hiệu không hài lòng như quấy khóc, dù đã được bú no.
  • Trẻ bú mẹ lâu hơn binh thường.
  • Trẻ hay cho những vật bé thấy vào miệng.
  • Giấc ngủ bị gián đoạn, trẻ hay thức giấc và quấy khóc về đêm do đói.
  • Bé bắt đầu cảm thấy tò mò khi thấy người khác ăn.

9 dấu hiệu có thể cai sữa cho bé

Ngoài ra, bạn cũng không nên cai sữa sớm cho bé trước 6 tháng tuổi. Vì lúc này đường tiêu hóa của trẻ vẫn còn trong giai đoạn hoàn thiện, hệ vi sinh và các enzym tiêu hóa vẫn chưa đầy đủ, nên sữa mẹ sẽ là nguồn bổ sung giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, phù hợp và tốt nhất cho trẻ.

2/ Nên cai sữa cho trẻ thế nào?

Không quá khó khi áp dụng 9 dấu hiệu có thể cai sữa cho bé để đưa ra lựa chọn. Thế nhưng cai sữa là cả một hành trình đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn từ mẹ. Bạn có thể áp dụng theo gợi ý dưới đây khi cai sữa cho con tốt hơn:

Bỏ qua một lần bú

Bạn nên giảm lần bú bú trong khoảng vài tuần và tăng dần số lần giảm đi để trẻ có thời gian thích nghi, đồng thời nguồn sữa mẹ cũng giảm tiết từ từ mà không gây khiến ngực bị căng sữa hoặc viêm.

Bạn nên thay thế các cữ bú bị giảm này bằng sữa công thức, sữa bò nguyên chất (bé > 1 tuổi) hoặc tăng lượng thức ăn đặc tùy theo đáp ứng của bé. Bạn có thể đặt một vài giọt sữa mẹ lên môi hoặc lưỡi bé trước khi bú bình để con làm quen tự nhiên hơn với hương vị sữa mới.

9 dấu hiệu có thể cai sữa cho bé

Rút ngắn thời gian bú

Nên rút ngắn dần thời gian của các cữ bú trong ngày và bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé từ sữa hoặc thức ăn đặc tùy độ tuổi. Cữ bú buổi tối trước khi đi ngủ nên giữ nguyên thời gian vì đây là cữ bú cuối trong ngày, nếu bú ít trẻ có thể bị đói và thức dậy giữa đêm.

Hoãn bú và đánh lạc hướng trẻ

Điều này sẽ giúp bạn bỏ qua lần bú, giảm số lần bú dễ dàng hơn. Khi bé đòi bú, hãy trấn an và đánh lạc hướng trẻ sang một hoạt động khác để trẻ tạm quên đi. Đặc biệt, vào buổi tối nếu trẻ muốn bú sớm, hãy đánh lạc hướng để trẻ tạm quên đi và chờ tới cữ bú cuối ngày.

3/ Khi cai sữa cho bé mẹ cần lưu ý gì?

Sau khi nhận biết được 9 dấu hiệu có thể cai sữa cho bé khi thực hiện quá trình cai cho con bú, mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều sau để con phát triển tự nhiên nhất và làm quen với cách ăn mới:

Đối với bé

  • Cai sữa cho bé từ từ bằng việc giảm dần số lần bú và thời gian bú, theo dõi đáp ứng của bé để điều chỉnh phù hợp trước khi ngưng bú hẳn. Bạn không nên cai sữa cho bé đột ngột hoặc quá nhanh vì sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ sau này và cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ.
  • Khi cai sữa, cần bù đắp dinh dưỡng cho trẻ bằng các nguồn thực phẩm bên ngoài như: sữa công thức, sữa tươi, rau củ, trái cây, thịt cá… phù hợp theo lứa tuổi và đa dạng.
  • Chế biến thực phẩm thành các món ăn chín mềm, nhỏ như cháo, súp để bé dễ tiêu hóa hơn và giảm nguy cơ bị hóc, nghẹn.
  • Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Chế biến thực phẩm thành các món ăn đa dạng để tạo sự hứng thú cho bé khi ăn.
  • Cho bé uống nước bằng cốc mỏ vịt thay vì bình để tập làm quen với cách ăn mới.
  • Duy trì các thói quen khác của bé để giúp con hạnh phúc, vui vẻ hơn trong thời điểm bé đang khó chịu vì cai sữa này.

9 dấu hiệu có thể cai sữa cho bé

Đối với mẹ

Khi cai sữa cho bé thì mẹ cũng phải đối diện với tình trạng sữa nhiều nhưng không được sử dụng, tích trữ nhiều và có thể gây căng tức ngực, viêm. Có một số điều bạn cần lưu ý để giảm bớt phản ứng khó chịu này như:

  • Chườm đá lạnh để giảm lượng máu cung cấp cho ngực, ngăn ngừa viêm. Không chườm nóng vì có thể khiến sữa tiết ra nhiều hơn.
  • Không kích thích việc sản xuất sữa mà chỉ để sữa tự chảy ra một ít. Nếu sữa quá nhiều thì vắt sữa bằng tay chứ không dùng máy hút sữa.
  • Hạn chế ma sát bầu ngực hay núm vú vì sẽ kích thích sản xuất nhiều sữa hơn.
  • Có thể dùng lá bắp cải xanh lạnh để trong áo ngực để hạn chế sữa tiết ra. Thay mới sau mỗi 2 giờ hoặc khi thấy chúng nóng lên.
  • Sử dụng áo ngực thoải mái. Không dùng áo nịt quá chặt vì có thể làm tiết sữa nhiều hơn.
  • Duy trì uống nước đầy đủ.
  • Dùng muối ít đi.
  • Có thể ăn nhiều tỏi để khiến sữa có mùi khó chịu và trẻ không muốn đòi bú nữa.
  • Dùng nghệ hoặc bất kỳ điều gì để hóa trang bầu ngực. Bé nhận thấy có sự thay đổi nên sẽ thôi đòi bú.
  • Có thể dùng trà cây xô thơm. Vì có chứa estrogen tự nhiên nên nó sẽ giúp làm giảm lượng sữa tiết ra. Bạn chỉ cần cho 1 thìa lá cây xô thơm vào nước nóng và hãm trong 15 phút, thêm một chút mật ong hoặc sữa đặc để dễ uống hơn. Nên uống sau mỗi 6 giờ.

Ngực căng cứng là điều mà bạn sẽ phải đối mặt, đặc biệt khi cai sữa đột ngột cho bé. Trong trường hợp này, bạn có thể uống vitamin B6 để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Trên đây là 9 dấu hiệu có thể cai sữa cho bé cùng những lưu ý khi thực hiện. Hãy chuẩn bị sẵn sàng những thứ cần thiết như: sữa bột, bình sữa… hay cả những đồ chơi để thu hút sự chú ý của trẻ. Nếu vì lý do cần thiết mà bạn muốn cai sữa sớm cho trẻ thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả bé và mẹ.

Tham khảo thêm:

Nên cho trẻ uống sữa bột đến mấy tuổi? Lưu ý gì khi chọn sữa

Cách khử mùi tanh của sữa mẹ trữ đông như thế nào là tốt nhất

Sữa mẹ vắt ra có bị mất kháng thể không? Có nên vắt hay không

– 5 Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa công thức phát triển toàn diện

Kích sữa bằng cách cho con bú trực tiếp thế nào? Có tốt không

– 3 dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất thường gặp? Ảnh hưởng thế nào với bé

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline