Cách xử lý khi trẻ sơ sinh 7 tháng bị ho có đờm và sổ mũi

Phần lớn các bậc phụ huynh đều hoang mang khi trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi bị ho có đờm và sổ mũi. Vậy khi gặp trường hợp này bố mẹ cần nhận biết triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý để bảo vệ bé yêu tốt nhất.

Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi

Trẻ 7 tháng tuổi có lẽ là độ tuổi mà cơ thể bé có nhiều thay đổi đặc biệt nhất vì bé bắt đầu tập quen với việc ăn dặm. Đây cũng là thời điểm mà các loại virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bé nhất vì lúc này lượng kháng thể trong sữa mẹ giảm đi, sức đề kháng của bé cũng vì thế mà giảm dần. Trẻ có thể thường xuyên bị sổ mũi, ho có đờm và có thể bị sốt.

Ho, sổ mũi là phản ứng của cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân bên ngoài môi trường và các loại virus, vi khuẩn gây bệnh nhằm tống các dị vật, đờm ra khỏi đường hô hấp.

Trẻ sơ sinh bị ho đờm sổ mũi do các bệnh đường hô hấp

Trẻ sơ sinh bị ho đờm sổ mũi do các bệnh đường hô hấp

Trẻ bị ho kéo dài không chỉ gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ mà còn khiến trẻ khó chịu, thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi, lười ăn, …
Triệu chứng của bé thường phát nặng hơn khi về đêm, trẻ thở khò khè, tiếng thở lớn, chảy nước mũi, hắt hơi, sốt nhẹ. Đồng thời có những triệu chứng này, trẻ thường hay nôn trớ, đau họng, lười ăn, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng cho bé.

Tham khảo: Mẹ phải làm gì khi trẻ ho nhiều về đêm?

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi?

Nguyên nhân chủ yếu là do dị ứng thời tiết, thay đổi nhiệt độ đột ngột, hoặc do lây nhiễm virus qua đường hô hấp. Bệnh thường gặp nhiều nhất vào mùa đông, thời tiết lạnh và không khí khô hanh.

Khi trẻ bị ho các mẹ nên theo dõi tình trạng, mức độ ho của bé và không được phép tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Tránh chủ quan để bệnh trẻ nặng thêm, gây nguy hiểm.

Khi nào trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi cần đi gặp bác sĩ?

Ho có đờm và sổ mũi lâu ngày sẽ khiến bé khó chịu. Nên khi bé có những biểu hiện sau đây các mẹ cần phải đưa đến bác sĩ khám ngay để tìm ra nguyên nhân:
+ Đối với bé có sức đề kháng yếu, bé ho có đờm liên tục kèm theo bị sổ mũi.
+ Ho nhiều đến mức bé không ăn không ngủ được, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, không tăng cân thậm chí sụt cân.
+ Ho có đờm kèm nôn trớ, thở khò khè, thở nhanh, thở rít, ho chảy nước mắt
+ Tình trạng ho có đờm thở khò khè kéo dài có thể là do có dị vật trong đường thở, hoặc bị lao, phù phổi, phế quản bị chèn ép, hay một số bệnh dị tật bẩm sinh.
+ Ho kèm theo co thắt, cơ thể tím tái.

Tham khảo:Tại sao trẻ ho lâu ngày không khỏi?

Trẻ bị ho sổ mũi sốt cao nên đi khám

Trẻ bị ho sổ mũi sốt cao nên đi khám

Với những bé sơ sinh 7 tháng tuổi thì vệ sinh mũi họng hàng ngày ngay khi bé xuất hiện triệu chứng sổ mũi, ho có đờm là biện pháp hạn chế các bệnh viêm đường hô hấp. Trong đó, rửa mũi cho bé bằng nước muối ưu trương Nebial 3% được coi là giải pháp không kháng sinh hiệu quả trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp trên. Phương pháp này được đánh giá mang lại hiệu quả tốt hơn, thao tác rửa mũi nhanh hơn so với nước muối sinh lý thông thường.

Tham khảo: Nebial 3% ống – Dung dịch muối ưu trương nhỏ, rửa mũi cho bé

Hiện nay, ngoài dạng tép tiện dụng có thể dùng nhỏ mũi trực tiếp hoặc sử dụng với máy khí dung, dung dịch muối ưu trương Nebial 3% còn được đi kèm với bộ thiết bị rửa mũi, xịt xông mũi họng Spray Sol trong bộ sản phẩm Nebial 3% Kit hay bình xịt phun sương Nebial 3% Spray tiện lợi cho mẹ và bé.

Tham khảo:

Nebial KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em

Nebial 3% Spray – Bình xịt rửa mũi cho trẻ

Trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì để giảm ho và tiêu đờm tốt nhất

Trên đây là một số chia sẻ về tình trạng ho có đờm kèm sổ mũi ở trẻ sơ sinh như nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, tình trạng nguy hiểm cần đi bác sĩ,…Hy vọng những thông tin hữu ích đối với các mẹ trong việc chăm sóc con trẻ của mình.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline