Cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú đơn giản và hiệu quả

Cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú là điều mà nhiều bà mẹ đang tìm kiếm. Hiện tượng sữa chảy nhiều trong lúc cho bé bú xảy ra khá thường xuyên khiến không ít các bà mẹ cảm thấy bất tiện. Không chỉ khiến con dễ bị sặc sữa, tình trạng sữa chảy nhiều nhưng không thể ngăn cũng có thể gây nên nhiều vấn đề đáng lo ngại khác. Cùng tìm hiểu thông tin ở bài viết này để biết một số cách ngăn sữa khi cho con bú hiệu quả.

1/ Cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú

Làm thế nào để ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú? Nguyên nhân chủ yếu khiến sữa chảy nhiều là do cách cho con bú của mẹ chưa phù hợp. Tuy nhiên cũng có thể do vấn đề cơ địa của người mẹ. Bạn có thể tham khảo một số cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú dưới đây để thử áp dụng.

Thay đổi tư thế cho con bú

Cách ngăn sữa chảy nhiều đầu tiên chính là đổi tư thế cho con bú. Khi bạn đang cho bé bú ở một tư thế nhưng thấy sữa chảy nhiều, hãy thử đổi sang một tư thế khác để kiểm soát lượng sữa tiết ra tốt hơn. Đầu tiên, mẹ nên tựa lưng, dùng tay đỡ bé nằm đối diện với ngực và cho phần đầu bé cao hơn ngực.

cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú

Để bé nằm trên đùi mẹ rồi cho bé bú. Sau đó, bạn có thể đổi sang tư thế nằm nghiêng sao cho bé nằm sát ngực mẹ. Các mẹ chú ý cần để đầu bé cao hơn phần thân dù đang ở tư thế cho bú nào. Ngoài ra, chuẩn bị thêm cái khăn để thấm sữa chảy.

Tăng cường tần suất cho bé bú

Một trong những cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú hay được nhiều mẹ nhắc đến là hãy thường xuyên cho bé bú. Sau mỗi cữ bú 15-20 phút, mẹ lại chờ 1-2 tiếng để cho bé bú tiếp. Với cách này, vừa giúp đảm bảo lượng sữa đủ cho bé vừa giúp mẹ không bị đau tức ngực. Bên cạnh đó, nếu sữa chảy quá nhiều, bạn có thể dùng thêm dụng cụ hút sữa để các tia sữa đầu mạnh ra hết. Phần sữa này có thể bảo quản và sau đó hâm nóng và cho bé bú sau.

Cho bé bú một lần một bên

Nhiều mẹ chia sẻ rằng mỗi lần cho bé bú một bên ngực cũng là cách làm giảm tình trạng sữa chảy khi cho con bú. Việc bé bú ở một bên trong mỗi cữ 15-20 phút sẽ giúp con hấp thu được dinh dưỡng ở cả sữa đầu và sữa cuối.

cho bé bú 1 lần

Mẹ nên đợi khoảng 1 đến 2 tiếng khi cho bé bú xong một cữ thì có thể cho bé bú tiếp bên ngực đó 15-20 phút nữa. Sau đó, chuyển bé sang bú ở bầu ngực còn lại ở cữ tiếp theo. Chia các cữ sao cho cân bằng, chú ý có thể dùng thêm máy hút sữa ở 1 bên khi con đang bú ở 1 bên kia.

Một số mẹo nhỏ ngăn sữa chảy nhiều 

Một vài mẹo nhỏ sau cũng sẽ giúp ích trong quá trình bạn áp dụng cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú. Tham khảo những gợi ý sau:

  • Dùng tay nhấn nhẹ núm vú khi cho bé bú: Cách này không chỉ cản lại đường đi của sữa, giúp sữa chảy chậm hơn mà con giúp con bú dễ dàng hơn
  • Hút hoặc vắt bớt sữa trước khi cho bé bú: Nếu thấy bầu ngực quá căng, mẹ hãy vắt hoặc hút sữa trước khi để bé bú. Với mẹo ngăn sữa chảy khi cho con bú này, sữa trong bầu vú sẽ giảm bớt và con bú được tốt hơn mà ít có nguy cơ bị sặc
  • Tạm ngừng cho bé bú nếu thấy con bị sặc: Cho bé dừng bú và rời bầu vú mẹ ngay nếu con bị sặc trong lúc bú chỉ vì sữa chảy quá nhiều. Mẹ hãy dùng khăn sạch để làm chậm lại dòng chảy của sữa, sau khi dòng sữa đã chậm lại thì có thể cho bé bú tiếp

2/ Nguyên nhân khiến sữa chảy nhiều khi cho con bú

Trước khi áp dụng cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú, các mẹ nên biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng sữa chảy nhiều là gì. Từ đó, có thể thực hiện giải pháp ngăn sữa chảy hiệu quả và phù hợp hơn. Nguyên nhân khiến sữa chảy nhiều khi cho con bú khá đa dạng, từ cơ địa của bà mẹ đến cách cho bé bú mỗi ngày.

cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú

Do khoảng cách giữa các cữ bú quá dài

Bầu vú của mẹ luôn có sữa được tiết ra và dự trữ ở đó. Nếu khoảng cách giữa các lần bé bú quá dài sẽ khiến lượng sữa tiết ra không được tiêu thụ nhanh chóng khiến bầu ngực của mẹ bị căng lên. Và khi cho con bú, mẹ gặp tình trạng sữa chảy nhiều.

Do dùng máy hút sữa quá thường xuyên

Dụng cụ hút sữa hay được sử dụng để lấy bớt sữa ra từ bầu vú đang bị căng của mẹ. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ phải tìm đến cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú. Bởi lẽ, máy hút sữa sẽ vô tình làm kích thích sản xuất sữa nhiều hơn do mẹ liên tục hút sữa ra. Đây giống như một vòng luẩn quẩn: nguyên nhân và kết quả.

Do cơ địa của mẹ

Ước tính cho thấy mỗi bên vú sẽ có khoảng 100.000 – 300.000 tuyến sữa. Tùy theo cơ địa của mỗi bà mẹ mà số lượng tuyến sữa hoạt động với tần suất khác nhau. Nếu chúng hoạt động nhiều sẽ khiến sữa tiết ra nhiều và bầu ngực mẹ căng hơn. Điều này dẫn đến nguy cơ sữa chảy nhiều khi cho con bú.

cơ địa của mẹ

Do mất cân bằng hormone

Hai hormone chính có liên quan đến việc sản xuất sữa là prolactin (bài tiết sữa) và oxytocin (bài xuất sữa). Nếu hàm lượng của 2 loại hormone này rối loạn và tiết ra quá nhiều, sữa sẽ chảy nhiều và xuất ra ngoài nhanh. Khi đó, mẹ sẽ thấy sữa chảy nhiều khi cho con bú.

3/ Tác hại sữa chảy nhiều khi cho con bú

Mẹ đã biết cách ngăn sữa về nhiều khi cho con bú nhưng có thực sự hiểu được tại sao nên ngăn sữa chảy nhiều không? Sữa chảy nhiều khi cho con bú có thể gây nên những tác động tiêu cực cho cả mẹ và bé. Đọc thêm một vài tác hại dưới đây để thấy tầm quan trọng của cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú:

  • Đối với em bé: Khi sữa chảy nhiều, các tia sữa sẽ bắn mạnh và nhanh dễ làm bé bị hoảng sợ. Về lâu dài, bé bú cũng dễ bị sắc và có thể sẽ bỏ ti mẹ. Nếu thiếu sữa mẹ, con sẽ không được phát triển thể chất như đúng tuổi. Ngoài ra, bé cũng nhanh no hơn nếu sữa mẹ tiết ra nhiều vì mới bú cữ đầu nên không hấp thu được sữa cuối.

cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú

  • Đối với người mẹ: Việc sữa chảy nhiều khi cho con bú có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu và bị căng cứng ngực. Bên cạnh đó, sữa chảy ra nhiều khiến áo mẹ luôn ẩm ướt và tình trạng viêm đầu ti có thể xảy ra. Một nguy cơ khác là tình trạng tắc tia sữa có thể xảy đến nếu sữa còn đọng lại trong bầu ngực vì bé bú không hết và mẹ cũng không dùng máy hút sữa.

Với những thông tin về cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú, hy vọng đã giúp các bà mẹ biết làm thế nào hạn chế tình trạng này tốt hơn. Hãy nhớ rằng sữa chảy nhiều có thể khiến bé bú bị sặc và mẹ bị tắc tia sữa hoặc viêm đầu ti. Vì vậy, thực hiện cách ngăn sữa chảy nhiều mỗi khi con bú là điều quan trọng nên làm.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline