Một số trường hợp trẻ thở khò khè vào ban đêm luôn khiến các bậc phụ huynh phải đối mặt với tình trạng lo lắng đứng ngồi không yên. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách điều trị ra sao? Hãy tham khảo bài viết sau đây để có lời giải đáp xác đáng nhất nhé.
1/ Trẻ thở khò khè vào ban đêm là thế nào?
Tình trạng trẻ thở khò khè vào ban đêm là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc một bệnh lý về đường hô hấp mà bố mẹ nên đặc biệt chú ý. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi ngủ về đêm, nên mẹ có thể nghe thấy tiếng thở của con có âm thanh phát ra như tiếng ngáy nhẹ khi con đang ngủ.
Mẹ có thể nghe tiếng thở khò khè về đêm khi áp sát tai vào mũi khi bé ngủ. Tiếng khò khè được hình thành khi đường hô hấp dưới của bé bị tắc nghẽn. Tiểu phế quản của trẻ có kích thước nhỏ đặc biệt khi ngủ dễ bị viêm nhiễm sẽ khiến đường thở bị co thắt gây cản trở việc lưu thông không khí dẫn tới những tiếng khò khè.
Mẹ có thể nghe thấy tiếng khò khè như tiếng ngáy khi bé ngủ
Vậy nên bất cứ khi nào bố mẹ nghe thấy trẻ thở khò khè khi ngủ vào ban đêm thì nên đưa ngay con đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để gặp bác sĩ chuyên môn thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị kịp thời.
2/ Nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè vào ban đêm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ thở khò khè vào ban đêm. Tuy nhiên, ta có thể liệt kê ra một số lý do phổ biến dẫn đến tình trạng này như sau:
Dịch nhày ở mũi thường xuất hiện về đêm và sáng sớm
Vào đêm khi ngủ và buổi sáng trẻ sơ sinh thường bị tình trạng nhiều dịch ở mũi, bởi lúc này thường có hệ miễn dịch và sức đề kháng còn yếu tạo điều kiện thuận lợi để virus dễ dàng xâm nhập và gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Tùy vào từng trường hợp và loại virus để xác định bệnh lý của bé có diễn biến nặng hay nhẹ.
Bố mẹ nên đặc biệt quan tâm đến tình trạng bé thở khò khè và ho nhiều
Khi ngủ trẻ hít phải phấn hoa và lông động vật
Trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm nên khi ngủ bé có thể dễ hít phải những dị vật như phấn hoa và lông chó mèo vào ban đêm, các bụi bẩn hoặc thay đổi thời tiết, nhiệt độ thất thường. Lúc này cơ thể trẻ sẽ tự tạo ra phản ứng làm co lại đường thở gây ra những tiếng khò khè, đặc biệt có thể trở nặng hơn khi vào ban đêm lúc trẻ ngủ.
Do bé bị trào ngược dạ dày ngủ gối thấp
Vào ban đêm tình trạng axit và dịch dạ dày trào ngược lên trên khiến một phần sữa/thức ăn tràn qua khí quản vào phổi gây ra tình trạng tác nghẽn, kích ứng khiến đường dẫn khí bị thu hẹp làm trẻ sơ sinh thở mạnh khò khè. Chính vì vậy, khi bé bị tình trạng này cha mẹ nên kê gối cao cho con ngủ sẽ tốt hơn.
3/ Cần làm gì khi trẻ khò khè khi ngủ về đêm
Đối với những trường hợp khi phát hiện ra trẻ khò khè vào ban đêm, bố mẹ nên thực hiện một số điều sau:
– Theo dõi tình trạng của bé, quan sát nhịp thở có bình thường không, âm lượng của tiếng khò khè, nhất là khi bé đang ngủ.
– Áp tai vào bụng kết hợp quan sát và đếm nhịp thở của con và so sánh với nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cùng độ tuổi.
– Khi bé thở khò khè vào ban đêm và kèm theo các triệu chứng như ho nhiều, chảy nước mũi, sốt cao, mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho bé uống thuốc hạ sốt mà nên đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, tránh để lâu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.
Bố mẹ nên theo dõi, quan sát một cách kĩ lưỡng khi trẻ ho thở khò khè về đêm
4/ Giải pháp cho trẻ sơ sinh thở khò khè vào ban đêm
Một số giải pháp giúp bố mẹ khắc phục tình trạng trẻ thở khò khè vào ban đêm khá hiệu quả mà bạn nên tham khảo như sau:
– Cho con uống đủ nước mỗi ngày và bổ sung dinh dưỡng
Khi gặp phải các vấn đề về hô hấp, đặc biệt cha mẹ nên cho trẻ sơ sinh uống đủ nước và sữa mỗi ngày. Điều này sẽ góp phần làm loãng dịch nhày của bé, qua đó tình trạng thở khò khè về đêm cũng sẽ giảm đi đáng kể. Cùng với đó cần bổ sung dinh dưỡng cho con để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Vệ sinh mũi cho trẻ trước khi ngủ
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý là điều vô cùng cần thiết đối với trẻ thở khò khè vào ban đêm. Đối với trẻ đang có dấu hiệu khò khè, mẹ nên thực hiện vệ sinh bằng nước muối sinh lý cho con 2 ngày/lần. Thực hiện đều đặn để giúp con dễ thở hơn đồng thời hỗ trợ hữu ích trong quá trình điều trị các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ.
Mẹ nên chú ý việc vệ sinh mũi cho con giúp con hô hấp dễ dàng hơn
Sản phẩm nước muối ưu trương Nebial 3% dạng ống nhập khẩu 100% tại Italy được rất nhiều gia đình lựa chọn cho bé yêu với những công dụng tuyệt vời trong việc giảm bớt tình trạng khô mũi, sổ mũi, nghẹt mũi gây khò khè ở trẻ. Dung dịch này được đánh giá là an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Dung dịch nước muối ưu trương Nebial 3% được nhiều phụ huynh tin dùng để vệ sinh mũi cho bé yêu nhà mình
– Điều chỉnh tư thế ngủ cho trẻ thoải mái nhất
Nếu thấy trẻ thở khò khè vào ban đêm, mẹ có thể thay đổi tư thế cho bé để tránh trường hợp bé khó thở do bị chèn ép khí quản do tư thế nằm gây ra. Kê cao gối cho con một chút để không bị ảnh hưởng bởi trào ngược dạ dày
– Đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện
Khác với trường hợp trẻ khò khè thể nhẹ có thể tự điều trị ở nhà, những trường hợp trẻ khò khè nặng, hơi thở gấp gáp đi kèm với các triệu chứng như sốt cao, ho nhiều, da mặt tím tái, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế, bệnh viện trong thời gian sớm nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc cho con bởi không những không giúp con khỏi bệnh mà có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con.
Mặc dù có rất nhiều phương pháp để điều trị trẻ thở khò khè vào ban đêm tuy nhiên cách tốt nhất mà bố mẹ nên làm đó là đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có những chuẩn đoán chính xác nhất về tình trạng của bé đang mắc phải. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn miễn phí!
Tham khảo thêm:
– Trẻ thở bằng miệng khi ngủ do nguyên nhân nào? Có sao hay không?
– Sáng ngủ dậy bị nghẹt mũi là do đâu? Cần làm gì để nhanh khỏi?
– Cách xử lý khi bé thở khò khè bằng 4 mẹo chăm sóc đơn giản
– Trẻ em uống nước ban đêm có tốt không? Uống bao nhiêu là đủ
– Trẻ ngạt mũi về đêm, mẹ phải làm sao?