Trẻ kém hấp thu phải làm sao? – Mách mẹ giải pháp

Các bà mẹ có trẻ kém hấp thu phải làm sao? Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong giai đoạn tăng trưởng của bé, quyết định bé có khỏe mạnh hay không. Tuy nhiên, một số bé sẽ có dấu hiệu kém hấp thu và tình trạng này có thể gây cản trở đến khả năng phát triển sau này của trẻ.

Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

Đôi nét về hội chứng trẻ kém hấp thu

Hấp thu kém là một hội chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, xảy ra nếu cơ thể của bé không hoặc ít khả năng hấp thụ được dinh dưỡng từ thực phẩm trong quá trình tiêu hóa.

Biểu hiện thường gặp nếu bé bị hội chứng kém hấp thu

Khi bé bị hội chứng kém hấp thu, mẹ sẽ dễ dàng nhận biết thông qua một số dấu hiệu điển hình như:

+ Đi ngoài phân lỏng, có lẫn những mẩu thức ăn chưa tiêu hóa hết – còn gọi là phân sống, mùi tanh. Nếu quan sát kĩ, bồn cầu nơi bé vừa đi ngoài sẽ xuất hiện váng mỡ trên bề mặt nước. Đây là dấu hiệu chứng tỏ bé chưa hấp thụ được chất béo.
+ Trẻ biếng ăn, thường xuyên bỏ bữa hoặc dù ăn nhiều nhưng vẫn chậm lên cân, thậm chí là suy dinh dưỡng.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều nước là bị làm sao?

trẻ kém hấp thu
+ Mệt mỏi, thụ động và kém hoạt bát, lúc nào cũng uể oải, thiếu sức sống.
+ Các biểu hiện ở trẻ cho thấy con bạn đang thiếu vi chất: đau mỏi cơ thể, chuột rút, niêm mạc mắt có màu nhợt nhạt (dấu hiệu thiếu máu), phù chân (do thiếu vitamin B1)…
+ Một số trường hợp bé kém hấp thu nặng, kéo dài có khả năng gây ra da khô, giảm protein máu…

Trẻ kém hấp thu phải làm sao?

Kém hấp thu có thường xảy ra không?

Cần lưu ý rằng, không phải lúc nào tình trạng kém hấp thu cũng xảy ra. Đôi khi, nó chỉ diễn tiến trong 1 – 2 ngày khi bé có bất thường nào đó như sốt mọc răng, nhiễm siêu vi, viêm hô hấp hoặc do tác động từ thuốc, vắc xin… Nếu như do những lý do này, chứng kém hấp thu sẽ nhanh chóng tự biến mất và bạn không cần sử dụng biện pháp đặc biệt nào.

Khi nào kém hấp thu cần có sự chăm sóc đặc biệt?

Trái lại, nếu như trẻ kém hấp thu là do bẩm sinh hoặc do lý do bất thường khác, bạn cần đưa bé đến bác sỹ nhi khoa để được kiểm tra và chẩn đoán.

Tại nhà, một số giải pháp sau có thể hỗ trợ điều chỉnh chứng kém hấp thu ở trẻ:

+ Một chế độ dinh dưỡng thích hợp: không phải lúc nào ăn nhiều cũng là ăn tốt. Bạn cần có sự kiểm soát về khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, đảm bảo cung cấp cho bé đủ 4 nhóm chất cơ bản. Nếu tình trạng không được cải thiện bạn nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp cho bé. Việc bổ sung đa dạng các nhóm vitamin thiết yếu không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng đơn thuần mà còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa, chất dinh dưỡng được hấp thu tối ưu.

Tham khảo: BuonaVit Baby – vitamin tổng hợp, tăng chuyển hóa cho bé

+ Nếu bé vừa điều trị kháng sinh dài ngày, bạn nên hỏi bác sỹ kê thêm men tiêu hóa và men vi sinh để cải thiện hoạt động tiêu hóa của bé. Mẹ nên lựa chọn men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn đặc hiệu với chứng tiêu chảy: Lactobacillus rhamnosus, Lactobacillus Reuteri,… để có hiệu quả tốt nhất.

Tham khảo: Simbiosistem Gocce – Men vi sinh đặc hiệu cho các rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ em

+ Mỗi 24 tháng cần thực hiện xổ giun định kì cho bé.
+ Tăng cường các hoạt động thể lực của bé. Điều này đặc biệt tốt cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa dinh dưỡng ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ kém hấp thu.

Bài viết đã cung cấp cho bạn những đáp án cụ thể cho vấn đề trẻ kém hấp thu phải làm sao. Quan trọng hơn hết, bạn vẫn cần đến sự hỗ trợ từ bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác vì sao bé kém hấp thu, từ đó lựa chọn giải pháp phù hợp.

Tham khảo thêm: Trẻ ăn bao lâu thì tiêu hóa hết? Cách để bé hấp thu tốt khi ăn

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline