20+ mẹo giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm hiệu quả dễ thực hiện

Có nhiều mẹo giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm hiệu quả mà lại dễ thực hiện. Đôi khi ba mẹ chỉ cần lưu ý một vài điều, có những điều chỉnh nhỏ thôi đã mang lại kết quả tích cực trong việc giúp bé ngủ ngon sâu giấc. Bé ngủ ngon sẽ cùng mẹ đi đến 20+ mẹo nhỏ này.

1/ Các mẹo giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm

mẹo giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm

Không đùa hoặc cho bé vận động mạnh trước khi đi ngủ

Đây là một mẹo giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm mà chúng ta cần lưu ý. Có thể sau một ngày dài trở về nhà ba mẹ mới được gặp trẻ và muốn chơi đùa cùng con. Thế nhưng chúng ta nên tránh các hoạt động nô đùa, chạy nhảy, vận động mạnh trước khi đi ngủ vì dễ khiến bé tỉnh táo, không muốn đi ngủ, thậm chí là dễ giật mình, thức giấc và quấy khóc về đêm.

Không cho bé ăn quá no trước khi đi ngủ

Ba mẹ không nên cho bé ăn quá no trước giờ đi ngủ, đặc biệt là các thực phẩm khó tiêu hoá như: trứng, phô mai, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ… vì sẽ khiến bé đầy bụng, khó chịu và khó ngủ sâu giấc.

Chúng ta cũng nên hạn chế cho trẻ uống nhiều nước hay bú quá nhiều vì dễ khiến con đi tiểu nhiều về đêm.

Ăn nhiều hơn vào ban ngày

Để cung cấp đủ năng lượng cho bé, ba mẹ nên cho trẻ ăn nhiều hơn vào ban ngày. Điều này cũng giúp hạn chế các bữa ăn vào ban đêm để không ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.

Thiết lập nghi thức ngủ

thiết lập nghi thức ngủ

Một nghi thức ngủ nhất quán, như đánh răng, thay quần áo, lên giường ngủ, nghe kể chuyện… và đi ngủ sẽ giúp trẻ từ từ bước vào giờ đi ngủ một cách dễ dàng hơn. Thay vì đi ngủ ngay lập tức – một điều trẻ thường không muốn vì đang chơi vui hay đang có cảm giác an toàn, thoải mái khi ở bên ba mẹ – trẻ sẽ bắt đầu bằng những hoạt động dễ chấp nhận và ít khó chịu hơn.

Giữ lịch ngủ nhất quán

giữ lịch ngủ nhất quán

Với trẻ sơ sinh từ 3, 4 tháng tuổi, nhịp sinh học ngày đêm bắt đầu được hình thành thì mẹo giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm này thực sự cần thiết. Mẹ nên để trẻ đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định vào tất cả các ngày trong tuần.

Cho trẻ ngậm núm vú giả

Núm vú giả sẽ cho trẻ cảm giác an toàn và an tâm hơn khi ngủ. Mẹ có thể áp dụng phương pháp này khi các biện pháp trên không hiệu quả, và lưu ý lựa chọn núm vú mềm, làm từ các nguyên liệu an toàn với sức khoẻ của trẻ.

Quấn tã

Quấn tã cũng cho bé cảm giác thoải mái và an toàn. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại tã quấn cho bé mà mẹ có thể lựa chọn để thao tác dễ dàng hơn.

Nên tắt đèn trước khi ngủ

mẹo giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm

Ánh sáng từ bóng đèn, đặc biệt là ánh sáng xanh trong các thiết bị điện tử sẽ ức chế quá trình sản sinh hormon meletonin trong cơ thể trẻ và khiến trẻ khó ngủ. Vì vậy mẹ nên tắt đèn trước giờ đi ngủ của trẻ và luôn giữ ánh sáng ở mức tối thiểu trong các hoạt động buổi đêm như cho bé bú, thay tã.

Bật nhạc nhẹ nhàng

Ở một số trẻ, không gian ngủ quá tĩnh lặng không phải là lý tưởng nhất. Thay vào đó, mẹ có thể sử dụng các loại nhạc nhẹ, du dương, tiếng ồn trắng để giúp con ngủ ngon hơn.

Cho trẻ ngủ riêng

Cho trẻ ngủ riêng sẽ giúp bé hình thành được thói quen độc lập và có được một giấc ngủ dài hơn vì ít bị ảnh hưởng bởi các hoạt động xung quanh. Thời gian đầu có thể điều này sẽ khó khăn, nhưng nó thực sự mang nhiều lợi ích về lâu dài.

Không vội vàng dỗ dành khi bé khóc giữa đêm

Trẻ khóc giữa đêm dễ làm mẹ lo lắng và muốn an ủi con ngay. Thế nhưng sự thật là trẻ có thể tự ngủ lại được sau những lần tỉnh giấc ngắn giữa đêm này. Chính vì thế, mẹ hãy đứng từ xa quan sát trẻ và đợi khoảng 1 – 2 phút, nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc to và lâu hơn thì mẹ mới nên đến và dỗ dành trẻ ngủ lại nhé.

Lưu ý: không nên bật đèn, không nên bế bé lên ngay vì dễ tạo thói quen lệ thuộc ở bé, không có mẹ dỗ thì bé không tự ngủ được.

Cho trẻ ngủ ít đi vào ban ngày

Càng lớn thì thời gian ngủ ban ngày của trẻ sẽ ít đi, do vậy bạn có thể giảm dần thời gian ngủ ngày của trẻ bằng cách đánh thức trẻ dậy sớm hơn. Đặc biệt, chúng ta nên tránh các giấc ngủ ngắn vào buổi tối vì sẽ khiến trẻ khó buồn ngủ cho giấc ngủ dài về đêm.

Cho trẻ ăn sau khi thức dậy

Sau một giấc ngủ dài, cơ thể trẻ sẽ bị thiếu năng lượng và cảm thấy mệt mỏi, chỉ muốn nằm tiếp. Thế nên mẹ hãy cho trẻ ăn sớm sau khi thức dậy để cung cấp năng lượng kịp thời nhé.

Duy trì thói quen ngủ trưa

Những giấc ngủ ngắn buổi trưa là cần thiết để trẻ nghỉ ngơi vào giữa ngày, khi cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần thoải mái sẽ giúp bé ngủ ngon hơn về đêm. Nhưng mẹ hãy lưu ý, chỉ cho trẻ ngủ trong khoảng thời gian thích hợp theo lứa tuổi và nhu cầu của con, tránh ngủ quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ về đêm nhé.

Ăn nhiều hơn vào ban ngày

Tương tự việc không nên để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày. Bạn nên cho trẻ ăn nhiều hơn vào ban ngày hạn chế ăn nhiều vào ban đêm để hỗ trợ giấc ngủ.

2/ Mẹo dân gian giúp bé ngủ ngon không quấy khóc

Dùng gối đinh lăng

dùng gối đinh lăng

Sử dụng gối làm từ thảo dược là mẹo giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm khá hiệu quả. Trong đó lá đinh lăng thảo dược được sử dụng phổ biến nhất, mẹ có thể mua hoặc tự làm gối cho bé.

Lá đinh lăng có tác dụng cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng, an thần, thư giãn cơ cơ bắp, giúp trẻ dễ ngủ, ngủ sâu giấc và bớt giật mình về đêm. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khoa học còn cho thấy lá đinh lăng có tác dụng bổ khí huyết, điều hoà thân nhiệt nên giúp giảm mồ hôi trộm cho trẻ.

Cách làm gối đinh lăng như sau:

  • Chuẩn bị: lá đinh lăng tươi (chọn từ cây có tuổi thọ 3 năm trở lên), bông gối, vỏ bao gối có kích thước phù hợp với trẻ
  • Thực hiện:
    • Phơi lá đinh lăng: chọn lọc lá đinh lăng tươi, không bị héo dập hay có trứng côn trùng, rửa sạch nhẹ nhàng để tránh làm dập lá rồi phơi khô trong bóng râm, 2 – 3 tiếng lại dở lá một lần, phơi lá tới khi khô vừa tới, không ẩm vì dễ bị nấm mốc, không quá giòn vì sẽ làm lá bị vụn và mất mùi
    • Sao vàng lá đinh lăng: nên sao ở nhiệt độ 50 – 60 độ C trong 10 – 15 phút
    • Trộn lá đinh lăng và bông gòn theo tỷ lệ 1 : 1 rồi cho vào vỏ bao gối

Lưu ý: thời gian sử dụng tối đa gối đinh lăng là 8 – 12 tháng. Gối đinh lăng phù hợp với trẻ từ 4 tháng tuổi.

Đặt vỏ cam, chanh trong phòng ngủ

để vỏ cam trong phòng ngủ

Tinh dầu cam chanh đã được chứng minh cho tác dụng giảm lo lắng và cải thiện chất lượng giấc ngủ, tinh dầu chanh còn giúp giảm các triệu chứng trầm cảm. Đây đều là các nguyên liệu an toàn và quen thuộc với trẻ mà mẹ có thể thử áp dụng cho trẻ.

Lưu ý: tinh dầu cam chanh mang mùi hương tươi mát, có thể giúp một số trẻ ngủ hơn, nhưng cũng có thể khiến số khác tỉnh táo và tăng khả năng tập trung. Do đó mẹ hãy quan sát đáp ứng của trẻ để lựa chọn có nên tiếp tục sử dụng phương pháp này vào buổi tối cho trẻ hay không nhé.

Đặt dao cùn ở đầu giường

Kinh nghiệm từ dân gian cho rằng dao cùn có tác dụng xua đuổi tà khí cho bé ngủ ngon hơn. Dù sao phương pháp này cùng rất đơn giản, do đó mẹ có thể thử đặt một chiếc dao cùn dưới nệm hay chiếu ở đầu giường bé nằm nhé.

Treo tỏi ở đầu giường

mẹo giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm

Tương tự như mẹo giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm từ dao cùn, mẹ cũng có thể sử dụng tỏi treo đầu giường để xua đuổi tà khí, hơi lạnh là giúp bé ít quấy khóc hơn khi ngủ.

Đặt cành dâu tằm

Dâu tằm cũng được quan niệm giúp xua đuổi tà khí. Mẹ nên chọn càng dâu tằm càng tươi càng tốt và đặt trong phòng ngủ của trẻ.

Xông phòng bằng bồ kết hoặc tinh dầu

Bồ kết, tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, thanh lọc không khí, giúp bé bớt khóc, giật mình nửa đêm và ngủ ngon hơn.

3/ Những lưu ý để bé ngủ ngon an toàn suốt đêm

những lưu ý để bé ngủ ngon

Để bé ngủ ngon và an toàn suốt đêm, ba mẹ nên:

  • Thiết lập một không gian ngủ yên tĩnh, ít ánh sáng, thoáng mát (nên để nhiệt độ hơi lạnh, ưu tiên không khí tự nhiên nếu có thể), độ ẩm phù hợp (nên sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đặt một chậu nước trong phòng nếu trời lạnh khô hanh, hoặc trong phòng điều hoà)
  • Chuẩn bị giường, nệm, gối ngủ cho bé thoải mái
  • Chuẩn bị quần áo ngủ cho trẻ rộng rãi, thoáng mát
  • Đặt trẻ xuống giường ngủ khi bé còn tỉnh táo, điều này sẽ giúp bé ý thức được không gian ngủ xung quanh và không cảm thấy xa lạ, sợ do cảm giác thiếu an toàn khi tỉnh dậy giữa đêm và dễ tự ngủ lại được
melatonin

Melatonin giúp trẻ ngủ ngon, hỗ trợ hình thành nhịp sinh học tự nhiên

Với những bé hay bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ ít… thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ. Melatonin là một hormon tự nhiên trong cơ thể người, đóng vai trò chính trong việc điều chỉnh nhịp sinh học ngày đêm và giúp chúng ta có cảm giác buồn ngủ vào buổi tối. Melatonin cũng có mặt trong các thực phẩm như: yến mạch, hoa cúc, hoa lạc tiên, hạnh nhân, chuối, kiwi…

Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung melatonin cho hiệu quả cải thiện giấc ngủ nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng, an toàn và không gây lệ thuộc ở trẻ. Ở trẻ em, melatonin tinh khiết dạng nhỏ giọt sẽ là lựa chọn tốt và hiệu quả nhất.

4/ Những tác hại tới sức khỏe của bé khi thiếu ngủ về đêm

những tác hại đối với sức khỏe

Thiếu ngủ về đêm có thể gây ra nhiều vấn đề cho trẻ, bao gồm: ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của não bộ, giảm khả năng tập trung và ghi nhớ, ảnh hưởng đến kết quả học tập, cảm xúc tiêu cực thường xuyên hơn, tăng nguy cơ béo phì… Ngủ không đủ giấc cũng khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó duy trì năng lượng suốt cả ngày dài.

Thời gian ngủ trong ngày cần thiết thay đổi theo từng độ tuổi và còn tuỳ thuộc từng bé. Nhưng nhìn chung các bé sẽ cần:

  • Trẻ sơ sinh (4 đến 12 tháng): 12 đến 16 giờ (bao gồm cả giấc ngủ ngắn)
  • Trẻ mới biết đi (1 đến 2 tuổi): 11 đến 14 giờ (bao gồm cả giấc ngủ ngắn)
  • Trẻ mẫu giáo (3 đến 5 tuổi): 10 đến 13 giờ (bao gồm cả ngủ trưa)
  • Trẻ em trong độ tuổi đi học (6 đến 12 tuổi): 9 đến 12 giờ
  • Thanh thiếu niên (13 đến 18 tuổi): 8 đến 10 giờ

5/ Tại sao trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm?

Các lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm có thể kể tới là:

  • Nhịp sinh học ngày đêm chưa hoàn thiện, cụ thể là quá trình tiết melatonin trong cơ thể trẻ chưa ổn định. Khi 3, 4 tháng tuổi thì quá trình này mới bắt đầu và thường tới 6 tháng tuổi thì mới ổn định
  • Không gian ngủ của trẻ chưa phù hợp: có tiếng ồn, ánh sáng mạnh, nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh, giường ngủ không thoải mái…
  • Trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử nhiều giờ trước khi đi ngủ nên làm rối loạn thêm quá trình tiết melatonin trong cơ thể
  • Trẻ quá đói hay quá no
  • Lịch trình ngủ bị xáo trộn
  • Trẻ gặp phải các bệnh lý: chứng ngưng thở khi ngủ, nghẹt mũi, sổ mũi, cử động chân tay quá mức khi ngủ, trào ngược dạ dày thực quản…

mẹo giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm

Trẻ sơ sinh ngủ ít, hay thức dậy về đêm… sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ lẫn các thành viên khác trong gia đình. 20+ mẹo giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm trên đây chính là những giải pháp hữu ích cho ba mẹ. Hãy check lại và lựa chọn cho mình phương án phù hợp để bắt đầu, áp dụng ngay hôm nay mẹ nhé!

Tài liệu tham khảo: https://www.childrenscolorado.org/conditions-and-advice/conditions-and-symptoms/conditions/sleep-deprivation/

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline