Sôi bụng tiêu chảy uống thuốc gì? Những lưu ý khi sử dụng thuốc

Sôi bụng tiêu chảy uống thuốc gì hiệu quả? Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào thời gian, mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân gây sôi bụng tiêu chảy nên cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin cơ bản trong bài viết dưới đây.

1/ Sôi bụng tiêu chảy uống thuốc gì?

Sôi bụng tiêu chảy uống thuốc gì

1.1. Thuốc cầm tiêu chảy

Tiêu chảy thường có thể tự hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng đi phân lỏng này làm bạn mệt mỏi thì một số loại thuốc không kê đơn dưới đây có thể giúp các triệu chứng của bạn thuyên giảm nhanh hơn:

  • Loperamid: giúp chuyển động của chất lỏng qua ruột chậm hơn, khôi phục chức năng ruột bình thường và ngăn mất nước
  • Bismuth subsalicylate: giúp giảm viêm đường ruột, tăng khả năng hấp thu nước của ruột, ngăn chặn độc tố và hại khuẩn (Lưu ý: cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn bị sốt hay phân có máu)

1.2. Thuốc giảm đầy hơi

Một số loại thuốc có thể giúp giảm đầy hơi và đau do đầy hơi (simethicone), ợ nóng do trào ngược dạ dày thực quản (thuốc kháng hoặc giảm axit dạ dày).

Nếu trải qua các cơn đau, bạn có thể dùng paracetamol và hãy tránh các loại thuốc chống viêm không steroid (aspirin, ibuprofen…) hoặc naproxen chúng có thể kích ứng dạ dày của bạn.

1.3. Uống men vi sinh

Men vi sinh sẽ bổ sung các lợi khuẩn sống khoẻ mạnh, giúp cân bằng lại hệ vi sinh cho một đường ruột khoẻ mạnh. Sôi bụng tiêu chảy uống thuốc gì thì đây là sản phẩm an toàn mà bạn nên tham khảo để khôi phục chức năng ruột bình thường và rút ngắn thời gian tiêu chảy. Việc bổ sung men vi sinh sẽ càng cần thiết hơn khi bạn phải sử dụng kháng sinh.

Ở trẻ nhỏ tiêu chảy, sôi bụng, bạn nên tham khảo bổ sung men vi sinh chuyên biệt cho tiêu chảy như men Simbisistem. Sản phẩm được biết tới với Công nghệ bao phim lợi khuẩn cho HIỆU QUẢ GẤP 5 LẦN, thích hợp với các trường hợp tiêu chảy cần giải quyết nhanh các triệu chứng.

sôi bụng tiêu chảy uống thuốc gì

Mặt khác, Simbiosistem bổ sung 2 chủng lợi khuẩn L. rhamnosus LR06 và L. reuteri LRE02 đã được chứng minh tác dụng thực tế qua nhiều nghiên cứu lâm sàng giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, đau bụng, kém hấp thu… ở trẻ.

1.4. Cân nhắc sử dụng kháng sinh

Trong trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn (thường là Salmonella và E. coli), bạn sẽ cần dùng tới kháng sinh theo chỉ định từ bác sĩ. Đồng thời, lưu ý rằng kháng sinh không có hiệu quả khi tiêu chảy do virus, do đó chúng ta không nên tự ý sử dụng kháng sinh để tránh kháng kháng sinh và gặp phải những tác dụng phụ không đáng có nhé.

2/ Những lưu ý sử dụng thuốc khi sôi bụng tiêu chảy

Sôi bụng tiêu chảy uống thuốc gì

Sôi bụng tiêu chảy uống thuốc gì còn tuỳ thuộc nguyên nhân gây ra bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy sẽ tự khỏi và chỉ cần nghỉ ngơi, chăm sóc cơ bản tại nhà. Nhưng nếu tình trạng này lặp lại hay diễn ra thường xuyên thì bạn nên làm rõ nguyên nhân để được điều trị phù hợp nhất:

  • Viêm dạ dày ruột do virus
  • Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn (ngộ độc thực phẩm)
  • Dị ứng thức ăn
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Viêm túi thừa
  • Không dung nạp lactose
  • Tắc ruột
  • Bệnh Celiac
  • Crohn
  • Viêm đại tràng
  • Stress, lo lắng
  • Một số bệnh ung thư

Bạn cần đến bệnh viện thăm khám ngay khi:

  • Tiêu chảy quá 3 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Đi ngoài hơn 10 lần/ngày
  • Phân có lẫn máu, có chất nhầy hoặc màu đen
  • Đau bụng dữ dội, đau quặn bụng kèm theo nôn, buồn nôn
  • Có dấu hiệu mất nước, người xanh xao mệt mỏi, môi khô khốc, mắt trũng, tiểu ít
  • Sốt trên 38 độ C

Nhìn chung, sôi bụng tiêu chảy uống thuốc gì thì bạn có thể sử dụng một số loại thuốc cầm tiêu chảy, thuốc giảm sôi bụng, men vi sinh tại nhà để thuyên giảm nhanh các triệu chứng và giúp đường ruột được phục hồi. Tuy nhiên, nếu kéo dài quá 3 ngày hoặc ngay khi xuất hiện thêm bất thường nào khác, bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra làm rõ nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.webmd.com/first-aid/abdominal-pain-in-adults-treatment
  • https://www.healthline.com/health/how-to-get-rid-of-diarrhea-fast

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline