Sữa dường như là nguồn cung cấp dinh dưỡng đa dạng, nhưng lại có rất nhiều bé không hấp thu sắt trong sữa, thậm chí phải coi chừng bé thiếu sắt vì uống nhiều sữa. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Và cha mẹ cần làm gì?
1/ Tình trạng bé không hấp thu sắt trong sữa
Tình trạng bé không hấp thu sắt trong sữa rất phổ biến. Đặc biệt, rất nhiều cha mẹ chọn sữa làm nguồn dinh dưỡng chính cho con. Không thể phủ nhận rằng sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt, đa dạng, trong đó vẫn có cả sắt nhưng sắt trong sữa khá khó hấp thu.
Trong giai đoạn 0-6 tháng tuổi, nhu cầu sắt của trẻ khá thấp, chỉ vào khoảng 0,27mg sắt/ngày. Điều này không phải vì trẻ cần ít sắt mà vì con vẫn còn lượng sắt dự trữ trong cơ thể, nhận được lượng rất nhiều từ người mẹ trong quá trình mang thai.
Giai đoạn sau đó, khoảng từ 7-12 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ cạn kiệt dần nên nhu cầu sắt của bé tăng lên tới 11mg/ngày. Lúc này, trẻ cần chế độ ăn dặm đa dạng, đủ sắt trong các thực phẩm như thịt đỏ, rau xanh đậm. Tuy vậy, không phải trẻ nào cũng đạt được điều đó nên rất dễ dẫn tới tình trạng thiếu sắt trong giai đoạn này và cả giai đoạn sau đó.
2/ Vì sao bé không hấp thu sắt trong sữa
BS.Vương Ngọc Thiên Thanh- Giảng viên Bộ môn Nhi (ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) đưa ra khuyến cáo “coi chừng thiếu sắt vì uống nhiều sữa” tại buổi chia sẻ nâng cao y học thường thức trong cộng đồng.
Nguyên nhân là vì trong sữa, ngoài sắt còn nhiều khoáng chất khác như canxi, kẽm, đồng, phốt pho… Chúng lại vô tình ức chế khả năng hấp thu sắt của bé.
Một nghiên cứu bởi Ekhard E Ziegler (Khoa Nhi, Đại học Iowa, Iowa, Hoa Kỳ) tiêu thụ sữa bò là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu sắt ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Một phần do hàm lượng sắt trong sữa bò thấp, thứ đến là vì trong sữa bò rất giàu canxi và casein ức chế sự hấp thu sắt. Khuyến cáo rằng không nên cho trẻ sơ sinh uống sữa bò chưa được tăng cường sắt và chỉ nên dùng với lượng vừa phải.
Chính vì thế, uống sữa nhiều không đồng nghĩa với việc đủ sắt, ngược lại còn làm tăng nguy cơ thiếu sắt của trẻ. Vì khi uống sữa quá nhiều, các khoáng chất khác còn ức chế hấp thu cả sắt từ thực phẩm.
Bên cạnh đó, khi uống sữa nhiều khiến trẻ no bụng nên ít ăn, đồng nghĩa với việc trẻ bị cắt nguồn cung cấp sắt trong thực phẩm. Hậu quả là trẻ thiếu sắt và thiếu máu, dẫn tới suy dinh dưỡng. Trong độ tuổi từ 1-5 tuổi, lượng sữa bò tiêu thụ nên hạn chế khoảng 710ml mỗi ngày.
3/ Khi trẻ không hấp thu hết sắt trong sữa cần làm gì
Vì bé không hấp thu sắt trong sữa bò thông thường, nên giải pháp tốt nhất là cho bé bú sữa mẹ ít nhất một năm và tích cực bổ sung các thực phẩm giàu sắt cho bé như:
- Thịt, cá, trứng.
- Trái cây khô như quả chà là và quả sung
- Bông cải xanh, rau lá xanh đậm như cải xoăn và rau bina
- Đậu xanh, đậu phộng, đậu nành.
Ngoài ra, bạn nên kết hợp tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C cho bé như: cam, chanh, cà chua, dâu tây, bông cải xanh, kiwi… để tăng hấp thu sắt.
Nếu con bạn có nguy cơ thiếu sắt cao như sinh non hoặc chế độ dinh dưỡng khó đáp ứng đủ lượng sắt tiêu chuẩn, thì bạn nên lựa chọn các sản phấm sữa công thức tăng cường sắt hoặc sản phẩm chăm sóc sức khỏe cung cấp sắt chuyên biệt cho bé.
Trong trường hợp này, nên lựa chọn các thành phần sắt hữu cơ như: Sắt Bisglycinate Chelate, Sắt Fumarate, Sắt Gluconate, Sắt Polymaltose… để sắt dễ hấp thu, hạn chế trường hợp táo bón khi uống sắt.
Hiện nay, Sắt Bisglycinate Chelate được các Chuyên gia Nhi khoa ưu tiên hàng đầu trong bổ sung sắt cho bé. Đây là loại sắt hữu cơ mới, tồn tại ở dạng muối Chelate, bao gồm 2 phân tử Glycin ở 2 đầu, bảo vệ phân tử sắt ở giữa và đem lại sự ổn định về cấu trúc. Do đó, ngoài khả năng hấp thu tốt, Sắt Bisglycinate còn là loại sắt duy nhất rất ít bị ảnh hưởng bởi các chất ức chế hấp thu sắt thường có trong thức ăn, bé có thể uống khi đói hay no đều được.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm Ferrodue bổ sung sắt với công thức độc đáo Sắt Bysglycinate dạng nhỏ giọt đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
- Được khuyến nghị hàng đầu trong dự phòng và điều trị thiếu sắt ở ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Giảm thiểu tối đa tác dụng không mong muốn. Không gây táo bón, nóng trong.
- Hương dâu dễ uống, hoàn toàn không có vị tanh của sắt.
- Có thể sử dụng lâu dài.
Trên đây là nguyên nhân cũng như giải pháp cụ thể cho tình trạng bé không hấp thu sắt trong sữa. Nếu nghi ngờ con của bạn bị thiếu sắt, bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa để đánh giá đúng tình trạng nhé.
Tham khảo thêm:
– Trộn sữa mẹ và sữa công thức được không? Khi nào cần thực hiện
– Nên ăn gì để sữa mẹ mát con tăng cân? Các loại thực phẩm nên chọn
– Nên cho trẻ uống sữa bột đến mấy tuổi? Lưu ý gì khi chọn sữa
– 3 dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất thường gặp? Ảnh hưởng thế nào với bé
– Có nên cho trẻ uống mãi 1 loại sữa không? Các sai lầm cần tránh