Trẻ sơ sinh không đi ngoài – vấn đề ở đâu?

Những vấn đề như số lần đi ngoài, tính chất của phân… là những hiện tượng cho thấy trẻ sơ sinh đang khỏe mạnh hay có bất thường về sức khỏe. Vậy vì sao trẻ sơ sinh không đi ngoài? Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu một số bệnh lý có liên quan đến điều này.

Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

Bé đang mắc phải bệnh lý nguy hiểm

Trong giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi, hiện tượng trẻ sơ sinh không đi ngoài có thể liên quan đến các bệnh lý đường ruột nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tắc ruột hoặc lồng ruột. Khi đó, ngoài triệu chứng không đi ngoài hoặc ít đi ngoài, bé cũng sẽ có nhiều biểu hiện khác như:
+ Khóc quấy liên tục vì cảm giác đau bụng. Điều này xảy ra do nhu động ruột tăng và khiến bụng chướng.
+ Nôn ói nhiều.
+ Không xì hơi được

bé mắc bệnh lý nguy hiểm

Trẻ sơ sinh không đi ngoài có thể do chứng táo bón

Một nguyên nhân khác khiến bé không đi ngoài có thể đến từ chứng táo bón, và đây là nguyên nhân phổ biến hơn.

Chứng táo bón ở trẻ em có thể xảy ra khi mẹ tổ chức các chế độ dinh dưỡng cho bản thân thiếu khoa học, khiến sữa mẹ kém chất lượng và điều này gây ra chứng táo bón ở trẻ. Bên cạnh đó, ít cho bé bú sữa mẹ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ bị táo bón không đi ngoài được.

Tham khảo: Trẻ bị táo bón lâu ngày có nguy hiểm gì?

Do trẻ sơ sinh trong giai đoạn 6 tháng đầu tiên không có nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ, bạn nên thay đổi chính chế độ dinh dưỡng của mình:
+ Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như khoai lang, bông cải xanh, đu đủ, chuối…
+ Bổ sung vitamin cần thiết như vitamin C, vitamin B5, vitamin B12 và acid folic. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cả mẹ và bé được củng cố, khỏe mạnh.
+ Uống nhiều nước, nên ăn sữa chua hàng ngày: có đến 70% cơ thể đều là nước và dù cho người trưởng thành hay trẻ sơ sinh, bạn đều phải bổ sung đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Bên cạnh đó, sữa chua sẽ gián tiếp cung cấp cho bé lượng lợi khuẩn tốt cho đường ruột và nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi, trẻ táo bón kéo dài bạn nên cho bé sử dụng bột táo bón PEGinpol để cải thiện tình trạng táo bón nhanh nhất.

Tham khảo: PEGinpol – Bột nhuận tràng trị táo bón trẻ em. Chỉ định đầu tay trong táo bón chức năng

Trẻ sơ sinh chậm đi ngoài do đâu?

Một số bé không gặp tình trạng hoàn toàn không đi ngoài, nhưng số lần đi ngoài lại cách nhau khá lâu (từ 3 – 5 ngày/lần). Thêm vào đó, khi đi ngoài, phân của bé sẽ có kèm theo máu hoặc chất nhầy…, các bác sĩ gọi đây là hiện tượng bé chậm đi ngoài.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm đi ngoài ở trẻ sơ sinh có thể do:
+ Cơ năng: sữa mẹ nóng hoặc bé ít bú sữa mẹ mỗi ngày. Trường hợp này bạn không cần điều trị, chỉ cần cho bé bú nhiều hơn và chú ý massage bụng thường xuyên cho bé.
+ Thực thể: đến từ tình trạng suy giáp, phình đại tràng, hẹp hậu môn… bẩm sinh. Ở nguyên nhân này, bé cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị sớm.

Có thể thấy, tình trạng trẻ sơ sinh không đi ngoài có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Do đây là độ tuổi quá nhỏ, cha mẹ cần có sự hướng dẫn từ bác sĩ để có giải pháp đúng đắn và an toàn.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline