Trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa: Nguyên nhân và Giải pháp

Có nhiều trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa và điều này thường khiến ba mẹ lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Sau bao lâu trẻ sẽ ăn uống bình thường được trở lại?… Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.

1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa

trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa

Trẻ sơ sinh bỏ bú sau tiêm ngừa không phải là tình trạng hiếm gặp của các bé sau khi tiêm. Nguyên nhân có thể đến từ:

  • Chức năng của hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện nên khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh mới trong vacxin, miễn dịch của trẻ phải tăng cường hoạt động để chống lại và ghi nhớ nên dễ mệt mỏi, mất sức, chán ăn
  • Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin làm trẻ mệt mỏi: tiêu chảy, sốt…
  • Vị trí tiêm sưng tấy, đau nhức làm trẻ cáu kỉnh, bú ít
  • Trẻ sợ môi trường lạ khi đi tiêm chủng, đau, quấy khóc nhiều nên mất sức và mệt mỏi hơn

2/ Dấu hiệu bé bỏ bú sau khi tiêm ngừa

Trẻ bỏ bú sau khi tiêm ngừa bú ít hơn, thậm chí bỏ bú. Tình trạng này có thể kéo dài lên tới 3-7 ngày với các dấu hiệu điển hình như:

  • Trẻ không tiếp nhận vú mẹ hoặc không chịu ngậm núm bình sữa
  • Trẻ không vui, khó chịu khi bú

Tuy nhiên, bé bỏ bú sau tiêm ngừa sẽ khác với việc bé mất tập trung khi bú – bé ngậm hoặc cắn ti nhưng vẫn bú bình thường sau đó.

3/ Hệ quả khi trẻ sơ sinh bỏ bú sau tiêm ngừa

trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa

Mặc dù tình trạng này thường chỉ kéo dài không quá 10 ngày và tự hết nhưng trong một số ít trường hợp, trẻ có thể bỏ bú kéo dài và ảnh hưởng tới sức khoẻ:

  • Chậm tăng cân, không tăng cân hoặc sụt cân, bé chậm phát triển
  • Mệt mỏi, lừ đừ
  • Da xanh xao
  • Biếng ăn kéo dài
  • Hình thành nỗi ám ảnh với việc chủng ngừa và ăn uống

4/ Cần làm gì khi trẻ bỏ bú biếng ăn sau tiêm ngừa?

Trước những ảnh hưởng sức khoẻ mà bé có thể gặp phải về lâu dài, mẹ nên chủ động khắc phục tình trạng này sớm, bằng những cách như:

  • Cho bé bú thường xuyên hơn
  • Nếu bé ít bú, mẹ hãy vắt sữa đều đặn để cơ thể hiểu rằng vẫn cần phải tiết sữa trong giai đoạn này, ngăn việc mất sữa
  • Có thể chia nhỏ các cữ bú trong ngày để bé dễ bú, đảm bảo con vẫn nhận được đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết
  • Không ép trẻ bú, ăn vì điều này có thể làm con khó chịu, quấy khóc nhiều hơn, thậm chí là sợ ăn
  • Với trẻ đã ăn dặm:
    • Chú ý chế biến món ăn lỏng, mềm, dễ ăn như cháo, súp
    • Đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các món bé thích
    • Tăng cường các thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất (rau xanh, trái cây…)
    • Không cho trẻ ăn bằng mọi cách. Thay vào đó, nên tăng các bữa phụ để bù đắp dinh dưỡng
  • Cho trẻ đi khám nếu tình trạng kéo dài quá 10 ngày, hoặc khi bé bỏ bú kèm theo sốt, nóng trong người, quấy khóc… hoặc mẹ cảm thấy lo lắng

Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo bổ sung sản phẩm vi chất để bù đắp dinh dưỡng thiếu hụt, một số thành phần trong đó còn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa

Mẹ có thể tham khảo vitamin tổng hợp Buonavit Baby. Cung cấp tới 10 vitamin thiết yếu hàm lượng cao, tinh chất. Với 0,5 – 1ml cho mỗi lần dùng, Buonavit Baby đã đáp ứng gần như đầy đủ nhu cầu vitamin hàng ngày của trẻ. Mặt khác, hàm lượng vitamin nhóm B cao giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, bé thèm ăn một cách tự nhiên.

Tóm lại, khi trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa, mẹ hãy chú ý quan sát phản ứng của trẻ. Áp dụng những biện pháp khắc phục cần thiết và đưa trẻ đi khám nếu tình trạng kéo dài thêm. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ nhẹ nhàng hơn trong việc chăm sóc bé.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline