Tình trạng trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên khiến bé cảm thấy khó chịu, bất tiện trong việc ăn uống, ngủ nghỉ. Không dừng lại ở đó, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng gây nguy hiểm tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ?
Trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên do nguyên nhân nào?
Trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên là tình trạng một hoặc cả hai bên khoang mũi của bé bị tắc nghẽn diễn ra liên tục và kéo dài trong một khoảng thời gian mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Nguyên nhân chủ yếu gây ra triệu chứng nghẹt mũi kéo dài ở trẻ nhỏ là do dư thừa dịch nhầy ở mũi. Hoặc do niêm mạc mũi bị sưng viêm, phù nề tạo cảm giác tắc ngạt mũi thường xuyên.
Một số yếu tố thúc chính khiến bé thường xuyên bị nghẹt mũi có thể do nhiễm virus, viêm mũi dị ứng, thay đổi thời tiết và môi trường sống, không khí khô và việc cha mẹ lạm dụng sử dụng thuốc xịt rửa mũi cho con. Cụ thể như sau:
1. Nhiễm virus gây ra ngạt mũi
Tình trạng bé bị nghẹt mũi kéo dài thường xuyên có thể xảy ra khi bé bị nhiễm virus, đặc biệt là các chủng virus gây cảm lạnh, cảm cúm. Đây là các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cực kỳ phổ biến ở trẻ nhỏ do hệ thống miễn dịch của các bé còn khá yếu.
Bên cạnh việc trẻ bị ngạt mũi thì các bệnh cảm lạnh, cảm cúm còn gây ra các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau họng, ho, sốt… Các bệnh lý này thường ít nghiêm trọng. Nhưng nó vẫn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách.
2. Viêm mũi dị ứng khiến trẻ hay bị tắc mũi
Có không ít trường hợp bé thường xuyên bị ngạt mũi khó thở do viêm mũi dị ứng gây nên. Chủ yếu là do bé hít phải các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi, lông chó mèo,…Bệnh viêm mũi dị ứng có thể diễn ra theo mùa hoặc quanh năm. Đây cũng chính là lý do tại sao bé bị nghẹt mũi lâu ngày không thấy khỏi.
Khi bị viêm mũi dị ứng, tình trạng nghẹt mũi xảy ra ở cả hai bên mũi. Kèm theo đó là triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, ngứa vùng mắt, mũi…Nước mũi chảy ra chủ yếu ở dạng dịch lỏng có màu trắng trong.
3. Thay đổi thời tiết làm bé dễ ốm
Trẻ nhỏ có sức đề kháng còn yếu nên rất nhạy cảm với sự thay đổi của khí hậu. Nhất là khi các diễn biến thời tiết càng trở nên phức tạp thì trẻ em là đối tượng trực tiếp bị ảnh hưởng về mặt sức khỏe.
Giai đoạn tiết trời chuyển lạnh là thời điểm bé thường xuyên bị nghẹt mũi, sổ mũi nhất. Ngoài ra, từ ban đêm tới khi gần sáng thường là khoảng thời gian nhiệt độ thấp nhất trong ngày. Do đó, bé cũng rất hay bị nghẹt mũi về đêm.
Cha mẽ cũng có thể tham khảo ngay 5 cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian hiệu quả
4. Trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên do không khí khô
Nhiều cha mẹ thường có thói quen bật máy lạnh hoặc sử dụng máy sưởi hay máy hút ẩm trong nhà. Điều này làm cho độ ẩm trong không khí bị giảm xuống. Nó khiến cho niêm mạc mũi buộc phải tăng tiết chất nhầy nhằm giữ độ ẩm trong khoang mũi. Nhưng nếu các dịch nhầy này tiết quá nhiều dẫn tới dư thừa cũng có thể gây viêm các mô mũi.
5. Thay đổi môi trường sống làm mũi bé mẫn cảm
Khi trẻ nhỏ mới chuyển sang một môi trường sống mới với sự khác biệt về không khí, thời tiết, nguồn nước… Hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiều người bị mắc bệnh cũng gia tăng nguy cơ làm trẻ nhỏ ngạt mũi, sổ mũi…
Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay cũng là một trong những tác nhân gây nghẹt mũi ở trẻ nhỏ. Không chỉ vậy, các loại bụi bẩn trong không khí khi hít phải cũng có thể làm tổn thương vùng niêm mạc mũi. Kéo theo đó là nhiều bệnh lý về đường hô hấp khác ở trẻ nhỏ.
6. Lạm dụng các dung dịch xịt, rửa mũi
Ngạt mũi ở trẻ nhỏ là một triệu chứng khá phổ biến và có thể khắc phục bằng các dung dịch xịt, rửa mũi. Điển hình như nước muối sinh lý cùng các loại thuốc trị nghẹt mũi bằng xịt thông mũi. Tuy nhiên, nếu như lạm dụng chúng quá thường xuyên sẽ gây phản tác dụng. Và một trong số đó chính là làm cho bé bị nghẹt mũi lâu ngày không khỏi.
Tham khảo thêm cách trị nghẹt mũi cho bé bằng tỏi đơn giản bằng dân gian tại nhà
Giải pháp khi trẻ bị nghẹt mũi kéo dài thường xuyên
Trẻ nghẹt mũi thường xuyên rất hay gặp khó khăn trong việc hít thở. Thậm chí là không thở được bằng mũi và buộc phải sử dụng miệng để thở. Đồng thời, việc trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên kéo dài không khỏi cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề về đường hô hấp nghiêm trọng. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục mà cha mẹ có thể tham khảo:
– Tìm đến các bác sĩ chuyên khoa
Ngay từ khi thấy em bé ngạt mũi, khó thở tốt nhất là cha mẹ nên nhanh chóng đứa đi khám để tìm hiểu chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên đưa bé đi khám khi thấy trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên từ 2 tuần trở lên mà không khỏi và/hoặc khi có kèm theo một số triệu chứng bất thường như:
- Sốt cao trên 38°C. Có thể kèm phát ban.
- Dịch nhầy đặc quánh, có màu vàng hoặc xanh.
- Bé khó thở, thở gấp, thở rất nhanh.
- Bé khó chịu và thường xuyên kéo, giật mạnh tai. Có thể thấy dịch vàng chảy ra ở tai.
- Khuôn mặt bé bỗng dưng sưng vù vùng trán, má hoặc mắt, mũi.
- Bé biếng ăn, ăn không ngon, gặp khó khăn khi ăn, uống.
– Vệ sinh, làm sạch mũi
Cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương để vệ sinh mũi. Việc này sẽ giúp cải thiện tình trạng bé bị nghẹt mũi hiệu quả. Các loại dung dịch này sẽ làm loãng các dịch nhầy trong xoang mũi để đẩy chúng ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Nhờ vậy mà hốc mũi được thông thoáng, bé hết bị ngạt và dễ hít thở hơn.
Lưu ý rằng chỉ nên vệ sinh mũi tối đa 3 lần/ngày. Tốt nhất là nên sử dụng khi nước ấm và thực hiện trước khi ăn và khi bé còn đang thức. Đồng thời, không nên tự ý pha chế tại nhà vì không đảm bảo nước muối vô khuẩn và an toàn khi sử dụng.
Tham khảo sản phẩm: Nebial 3% ống – Dung dịch muối ưu trương nhỏ, rửa mũi cho bé
– Giữ ấm cho cơ thể của bé
Khi trẻ bị nghẹt mũi kéo dài, cha mẹ nên chú ý giữ ấm cho cơ thể bé bằng cách hạn chế sử dụng máy lạnh nhiệt độ thấp, không để quạt thổi trực tiếp vào vùng đầu, mặt và cổ của bé, nhất là khó thở khi ngủ.
Vào mùa lạnh thì nên mặc quần áo ấm cho bé, tránh cho bé ra ngoài. Nếu ra ngoài thì cần phải có đủ mũ, găng tay cùng khăn ấm. Ngoài ra, việc sử dụng nước ấm để tắm cho bé cũng giúp cơ thể bé được giữ ấm và hạn chế tình trạng nghẹt mũi hiệu quả.
Xem thêm: tình trạng trẻ bị ngạt mũi về đêm, mẹ phải làm sao?
– Bổ sung thêm nước cho bé
Việc bổ sung thêm nước cho bé sẽ giúp khoang mũi cải thiện tình trạng tắc nghẽn. Chú ý rằng nên sử dụng nước ấm. Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thì chỉ nên sử dụng sữa mẹ. Còn với trẻ lớn hơn có thể tăng cường bổ sung nước lọc, sữa hoặc nước trái cây. Ngoài ra, súp hoặc cháo cũng rất tốt cho việc bổ sung dinh dưỡng và giúp cải thiện sức khỏe tổng thể cho bé.
– Giữ vệ sinh sạch sẽ tránh ngạt mũi cho bé
Với các trường hợp bé nghẹt mũi kéo dài do dị ứng gây nên thì biện pháp tốt nhất là để bé tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Cụ thể:
- Không hút thuốc và để bé tiếp xúc với khói thuốc.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không để bụi đọng lại trên các vật dụng như thảm, rèm cửa,…
- Tránh nuôi thú cưng hoặc để thú cưng ở không gian riêng cách xa trẻ.
- Hạn chế mở cửa số nếu như bé bị dị ứng với phấn hoa.
- Đeo khẩu trang và che chắn đầy đủ cho bé mỗi khi ra ngoài đường.
Ngoài ra, cha mẹ cũng chú ý vệ sinh tay cùng các vật dụng vệ sinh mắt, mũi, tai sạch sẽ trước và sau mỗi khi sử dụng. Điều này sẽ hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo có thể gây bệnh cho bé.
Tình trạng trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên nếu như không được khắc phục, điều trị kịp thời có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan mà hãy theo dõi và chăm sóc bé sao cho phù hợp để sức khỏe của bé luôn được ở trạng thái tốt nhất nhé!
Mọi thông tin chi tiết hoặc thắc mắc cần được giải đáp, cha mẹ có thể để lại lời nhắn trực tiếp tại khung chat hoặc liên hệ tới hotline 0974 402 860 để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết, cụ thể hơn.
Tham khảo thêm:
– Các giai đoạn sổ mũi ở trẻ nhận biết thế nào để xử lý tốt nhất
– Nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó nên xử lý như thế nào?
– Nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và các cách xử lý
– Trẻ ngạt mũi về đêm, mẹ phải làm sao?