Các giai đoạn sổ mũi ở trẻ nhận biết thế nào để xử lý tốt nhất

Sổ mũi ở trẻ được chia làm nhiều giai đoạn với các tình trạng nặng, nhẹ và cách xử lý khác nhau. Dưới đây là các giai đoạn sổ mũi ở trẻ cùng cách xử trí theo từng giai đoạn. Nhận biết và điều trị đúng sẽ giúp bé nhanh khỏi hơn và tiết kiệm chi phí cho cha mẹ.

1/ Nhận biết các giai đoạn sổ mũi ở trẻ

Việc nhận biết sớm tình trạng sổ mũi của trẻ em trong các giai đoạn sẽ giúp việc điều trị dễ dàng tránh được những biến chuyển khi sổ mũi nặng nề cho con với hệ hô hấp. Dưới đây là 3 giai đoạn chủ yếu khi bé bị sổ mũi:

Giai đoạn 1: Chớm bệnh

Trong các giai đoạn sổ mũi ở trẻ thì can thiệp sớm ngay từ giai đoạn này sẽ dễ dàng hơn cho cha mẹ. Các dấu hiệu mà bạn có thể nhận thấy bao gồm:

  • Triệu chứng tại mũi: Trẻ hắt hơi nhiều kèm sốt nhẹ, bắt đầu cảm thấy nóng rát và khô mũi .
  • Triệu chứng toán thân: Chưa xuất hiện.

Giai đoạn 2: Chảy nước mũi trong

Ở giai đoạn thứ 2 khi bé bị sổ mũi các biểu hiện tại mũi và toàn thân của con dễ nhận biết hơn và thường xuyên xảy ra một cách rõ ràng.

  • Triệu chứng tại mũi: Trẻ hắt hơi liên tục, chảy nước mũi trong, nghẹt mũi.
  • Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, ăn ngủ kém, sốt cao, môi khô, mạch nhanh… Ban đầu có thể trẻ chỉ ho khan nhưng sau chuyển sang ho có đờm trắng đục.

các giai đoạn sổ mũi ở trẻ

Giai đoạn 3: Chảy nước mũi xanh, vàng

Tình trạng sổ mũi, viêm mũi thường trở nặng nhất ở giai đoạn thứ 3. Lúc này dịch mũi của con không còn trong như khi còn bị nhẹ mà sẽ xuất hiện mủ có màu xanh hoặc vàng và đặc, cụ thể:

  • Triệu chứng tại mũi: dịch mũi thành dịch mủ màu xanh hay vàng, số lượng dịch giảm nhưng đặc hơn, trẻ có thể nghẹt mũi không hoàn toàn, phù nề niêm mạc mũi khiến khó thở nặng hơn.
  • Triệu chứng toán thân: mệt mỏi, bỏ bú, quấy khóc…

2/ Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi là gì?

Theo Đông y, nhiễm lạnh là nguyên nhân khiến trẻ sổ mũi phổ biến nhất. Vi tạng phế của trẻ chưa hoàn thiện nên khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh thất thường; thay đổi thời tiết) hay khi trẻ chảy mồ hôi nhiều thì dễ bị cảm lạnh. Trong các giai đoạn sổ mũi ở trẻ thì lúc chớm bị, trẻ thường hắt hơi nhiều, sổ mũi trong, nghẹt mũi… rồi chuyển sang ho nặng gây suy yếu tạng phế.

Theo Y học hiện đại, mũi là cửa ngõ của hệ hô hấp nên thường xuyên tiếp xúc và bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, bụi bẩn… Bình thường, khoang mũi sẽ được bảo vệ mới một lớp niêm mạc, màng nhầy có chức năng bắt giữ các yếu tố gây hại, ngăn không cho chúng xâm nhập vào sâu bên trong. Dịch nhầy mũi luôn được tiết ra để thực hiện chức năng bảo vệ này.

Nhưng khi yếu tố gây hại quá nhiều thì dịch nhầy mũi sẽ tiết ra nhiều hơn và gây hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi… Thông thường trẻ có thể tự khỏi sau một vài ngày, nhưng cũng có thể nặng hơn và dẫn tới các biến chứng như: viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa, viêm thanh – khí – phế quản…

3/ Cách xử lý sổ mũi ở trẻ từng giai đoạn

Trong các giai đoạn sổ mũi ở trẻ việc xác định và điều trị là vô cùng quan trọng, ở mỗi giai đoạn của bệnh sẽ cần xử lý theo những cách khác nhau để giúp con thuyên giảm tận gốc này và ngăn ngừa tái phát tốt hơn.

Giai đoạn 1:

Vì tình trạng bệnh mới dừng lại ở mũi nên bạn hãy tích cực nhỏ hoặc rửa mũi cho bé với nước muối sinh lý.

cách xử lý sổ mũi cho bé từng giai đoạn

Vệ sinh mũi cho trẻ với muối sinh lý sẽ giúp làm loãng và cuốn trôi dịch nhầy, mũi thông thoáng nên trẻ sẽ dể thở hơn. Mặt khác, dịch nhầy không bị ứ đọng nên ngăn ngừa được vi khuẩn trú ngụ lâu ngày và gây viêm nhiễm.

Cách nhỏ mũi cho bé như sau:

  • Trẻ < 1 tuổi: Nhỏ 1-2 giọt cho mỗi bên mũi, 2-3 lần/ ngày.
  • Trẻ > 1 tuổi: Nhỏ từ 1-3 giọt cho mỗi bên mũi, 2-3 lần/ ngày.

Nếu thời tiết lạnh, bạn nên làm ấm tép nước muối trong lòng bàn tay hoặc nước ấm trước khi nhỏ mũi cho bé.

các giai đoạn sổ mũi ở trẻ

Để xử lý các giai đoạn sổ mũi ở trẻ hiệu quả cao hơn, bạn có thể tham khảo dung dịch nhỏ mũi Ectoin sinh lý IsoNebial. Ngoài thành phần muối sinh lý tiêu chuẩn, IsoNebial còn có thêm thành phần Ectoin độc đáo.

Ectoin là một phân tử hữu cơ được tổng hợp và tích lũy bên trong sinh vật ái cực (sinh vật tìm thấy trong sa mạc, sa mạc muối, sa mạc băng…) để bảo vệ các sinh vật này, giúp chúng sống sót được trong các môi trường cực kỳ khắc nghiệt. Với đường hô hấp, Ectoin có tác dụng:

  • Dưỡng ẩm, bảo vệ và phục hồi niêm mạc mũi. Bé rửa mũi dịu nhẹ, không bị xót rát.
  • Tạo thành lớp màng nước ngăn cản quá trình xâm nhập của vi khuẩn, virus, độc tố gây hại…

IsoNebial là hàng nội địa Italy. Đây cũng là sản phẩm nước muối sinh lý cho trẻ đầu tiên được phân phối tại Việt Nam có thành phần Ectoin độc đáo này.

Giai đoạn 2:

Nếu trẻ đã bước sang giai đoạn 2 với các triệu chứng tại mũi nặng hơn và bắt đầu xuất hiện triệu chứng toàn thân thì bên cạnh nhỏ mũi cho bé với muối sinh lý, bạn nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu bé nhiều dịch mũi, dịch mũi đặc thì bạn nên dùng muối ưu trương Nebial 3% để việc làm sạch nhanh và hiệu quả hơn. Với hàm lượng muối cao 3%, Nebial 3% cho khả năng làm loãng dịch nhầy và giảm viêm, giảm phù nề niêm mạc mũi… hiệu quả gấp 2 – 3 muối sinh lý thông thường.

sử dụng nước muối nebial 3

Khi hạ sốt cho bé, bạn cũng cần lưu ý chỉ nên dùng thuốc khi bé sốt từ 38,5 độ trở lên. Vì sốt là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chiến đấu để chống lại tác nhân gây hại xâm nhập. Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C và vẫn ăn uống, vui chơi bình thường thì bạn không cần lo lắng quá. Hãy chườm ấm để giảm sốt tự nhiên cho trẻ.

Giai đoạn 3:

Trong các giai đoạn sổ mũi ở trẻ thì đây là lúc trẻ mệt mỏi, khó chịu nhất. Khi dịch đã thành mủ và nghẹt mũi nặng hơn, bạn nên tiến hành rửa mũi cho trẻ thay vì nhỏ mũi. Rửa mũi sẽ tạo dòng chảy, len lỏi vào sâu để cuốn trôi dịch nhầy.

Nebial 3% Kit là bộ thiết bị rửa mũi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được nhập khẩu tại Italy, bao gồm: dụng cụ rửa Spray-sol và hộp dung dịch muối ưu trương Nebial 3%. Spray-sol có áp lực xịt vừa phải và ổn định, dung dịch muối đi qua tạo thành các hạt li ti vô cùng nhỏ chỉ 16 micromet – tương đương máy khí dung, len lỏi vào các hốc sâu trong khoang mũi để làm sạch cả những vùng khó tiếp cận nhất. Sản phẩm dễ dùng và an toàn ngay với bé từ 3 tháng tuổi.

Nebial 3% Kit rửa mũi sạch sâu cho bé

Ngoài ra, bạn cần tiếp tục sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Nếu bé nhiều ngày không đỡ thì cha mẹ nên đưa trẻ tái khám để bác sĩ xem xét kê đơn thuốc khác phù hợp hơn.

Lưu ý trong chăm sóc khi bé bị sổ mũi:

  • Cho bé uống nhiều nước và đồ uống, thức ăn dạng lỏng để dịch mũi lỏng, dễ làm sạch hơn.
  • Cho trẻ tắm nước ấm.
  • Day huyệt nghinh hương (xung dương) nằm ngay 2 bên cánh mũi , trên cánh mũi má, cách cánh mũi khoảng 1cm trong 1 – 2 phút để trị viêm mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi… Thực hiện 5 – 7 lần/ngày theo tình trạng của bé.

các giai đoạn sổ mũi ở trẻ

  • Thoa một ít dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân của bé và massage vài phút.
  • Giữ ấm cổ họng và lòng bàn chân cho trẻ.
  • Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ để ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi.

4/ Phòng ngừa sổ mũi cho bé như thế nào?

Để ngăn ngừa tình trạng sổ mũi và viêm mũi ở trẻ em, ba mẹ cần áp dụng và thực hiện những điều sau đây để con luôn giữ được hệ hô hấp khỏe mạnh:

  • Giữ ấm cho bé, đặc biệt là vùng họng, lòng bàn tay, bàn chân cho trẻ.
  • Bổ sung cho trẻ đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là vitamin từ các loại rau xanh, trái cây.
  • Cho trẻ uống đủ nước.
  • Giữ phòng sạch sẽ, khô thoáng.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với thuốc lá, khói bụi. Hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật.
  • Cùng bé vận động với các bài tập theo lứa tuổi để nâng cao đề kháng.

Mong rằng bạn đã nắm rõ các giai đoạn sổ mũi ở trẻ và biết cách xử trí phù hợp trong từng giai đoạn. Nếu còn băn khoăn nào về sức khỏe của bé, bạn hãy để lại câu hỏi cho Buona nhé.

Tham khảo thêm:

Bé sổ mũi có tự khỏi được không? Khi nào cần đưa bé đi khám?

Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không? Các loại lá tắm nên dùng nhất

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline