Bé sổ mũi có tự khỏi được không? Khi nào cần đưa bé đi khám?

Tình trạng bé sổ mũi có tự khỏi được không là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Sổ mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng ba mẹ ccvì tình trạng kéo dài sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe. Cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu hơn về hiện tượng này.

1/ Bé sổ mũi có tự khỏi được không?

Để trả lời câu hỏi này, ba mẹ cần dựa vào những nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này. Chẳng hạn như nếu bé còn quá nhỏ sẽ khó có thể tự khỏi sổ mũi do sức đề kháng kém, miễn dịch chưa hoàn thiện. Đáng chú ý, con cũng dễ bị vi khuẩn tấn công và gây viêm mũi.

be so mui co tu khoi duoc khong

Ở một số trường hợp, con có thể bị viêm mũi dị ứng do thời tiết. Do đó, việc bé sổ mũi có tự khỏi được không trong tình huống này có thể trả lời được ngay. Đó là bé có thể tự khỏi khi mũi không còn kích ứng do thời tiết. 

Dẫu vậy, ba mẹ vẫn nên theo dõi trẻ sát sao, nhất là lúc khi bé hắt hơi, sổ mũi để chăm sóc con tốt hơn, giúp bé nhanh khỏi bệnh. Từ đó, hệ hô hấp và sức khỏe nói chung không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, hãy luôn chú ý chăm sóc trẻ một cách tốt nhất để con nhanh khỏi sổ mũi, thay vì chờ bé tự khỏi.

2/ Tình trạng sổ mũi của trẻ khi nào cần thăm khám

Ngoài việc biết bé sổ mũi có tự khỏi được không, bạn cũng cần lưu ý những biểu hiện của trẻ để đưa con đi khám nếu cần thiết. Một số trường hợp sau đây đòi hỏi có sự tác động điều trị nếu không, con sẽ gặp phải những rủi ro sức khỏe khôn lường.

Sổ mũi kèm theo sốt cao và ho

Khi thấy bé bị sổ mũi có kèm theo biểu hiện sốt cao và ho, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra từ sớm. Trong nhiều trường hợp, bé bị sổ mũi có thể do đang gặp phải một số loại bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, sốt virus… Ngoài sốt và ho, con cũng có thể bị mệt mỏi, quấy khóc dữ dội và chán không chịu ăn.

Việc của ba mẹ cần làm là phân biệt tình trạng cảm cúm thường và cúm do dị ứng thời tiết. Thông thường, nếu bị cúm thường, con có sốt nhưng không quá cao và li bì. Trường hợp nghiêm trọng hơn là khi bé sốt cao hơn và nổi mẩn. 

Bé sổ mũi kéo dài

Trường hợp bé bị sổ mũi kéo dài kèm theo dấu hiệu nước mũi có màu xanh hoặc vàng cũng cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra và thăm khám. Bởi lẽ những biểu hiện này có thể do bé đang gặp vấn đề về hô hấp gây ra tình trạng niêm mạc mũi nhiễm trùng. 

Nếu vô tình ba mẹ không chữa trị cho con sớm, bé có thể chuyển biến sang bệnh nặng hơn như viêm não, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết, đau mắt.

Sổ mũi kèm khó thở, đau mũi

Bé bị sổ mũi kèm theo dấu hiệu đau mũi và khó thở cũng là tình trạng mà ba mẹ nên đưa con đi khám. Một số trường hợp bé có thể bị vướng dị vật trong mũi và gây nên cản trở hô hấp. Khi đó, con có thể bị xước niêm mạc hoặc chảy máu, và đau đớn ở mũi. Ba mẹ không nên cố lấy dị vật ra mà hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được xử lý nhanh và tốt nhất.

3/ Sản phẩm nào lành tính và an toàn cho trẻ nhỏ bị sổ mũi

Ba mẹ không nên chủ quan để tình trạng trẻ bị sổ mũi kéo dài. Hãy chủ động chăm sóc con và áp dụng những mẹo điều trị phù hợp. Ngoài việc tìm hiểu xem bé sổ mũi có tự khỏi được không, bạn cũng nên tham khảo các sản phẩm an toàn để thúc đẩy quá trình khỏi bệnh của bé nhanh hơn. Là dung dịch nhỏ mũi giúp giảm khô mũi, ngăn ngừa viêm nhiễm hô hấp, IsoNebial Flaconcini (đến từ thương hiệu Buona uy tín và chất lượng) là một trong những sản phẩm lành tính tốt nhất ba mẹ có thể tham khảo và lựa chọn sử dụng cho bé.

IsoNebial được nhiều phụ huynh tin dùng nhờ công dụng tuyệt vời ở khả năng:

  • Làm loãng dịch nhầy mũi
  • Làm sạch và thông thoáng mũi
  • Tăng độ ẩm niêm mạc mũi
  • Hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, khô mũi, cảm lạnh, viêm xoang…
  • Tạo cảm giác dễ chịu cho mũi

Ba mẹ có thể sử dụng sản phẩm IsoNebial cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với liều lượng như sau:

  • Trẻ sơ sinh: Nhỏ 1-2 giọt cho mỗi bên mũi, 2-3 lần/ ngày, thông thường trước khi cho ăn hoặc sau khi  đi ngủ.
  • Trẻ em: Nhỏ từ 2-3 giọt cho mỗi bên mũi, 2-3 lần/ ngày.
  • Trẻ trên 6 tuổi và người lớn: Nhỏ từ 2-4 giọt cho mỗi bên mũi, 2-3 lần/ ngày.

Như vậy, ba mẹ có thể dễ dàng trả lời bé sổ mũi có tự khỏi được không. Điều này phụ thuộc vào những nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng sổ mũi. Ba mẹ nên tìm hiểu kỹ để biết được lý do đằng sau khiến con bị sổ mũi để từ đó có giải pháp chăm sóc và điều trị phù hợp. Hãy thường xuyên theo dõi bé để phát hiện những dấu hiệu lạ và đưa con đi khám để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Với những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp ba mẹ chăm sóc bé tốt hơn. 

Tham khảo thêm:

Trẻ 6 tháng bị sổ mũi thường do nguyên nhân nào? Cần phải làm gì

Trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài do đâu? Mẹ phải làm sao?

–  7 + Cách ngưng chảy nước mũi đơn giản, hiệu quả nhanh tại nhà

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline