Trẻ 6 tháng bị sổ mũi là hiện tượng khá phổ biến. Đây vẫn là giai đoạn cơ thể con còn yếu ớt cùng hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Đối với những ai mới làm ba mẹ lần đầu, chắc chắn không khỏi thắc mắc liệu con bị sổ mũi như vậy có sao không và nên làm gì để sớm khắc phục tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc và giúp bạn trả lời câu hỏi này.
1/ Nguyên nhân trẻ 6 tháng bị sổ mũi
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng tuổi bị sổ mũi. Để biết được nguyên do chính xác, ba mẹ cần quan sát thật kỹ các biểu hiện và triệu chứng xảy ra ở trẻ. Sau đây là những nguyên nhân được xem là phổ biến nhất khiến trẻ 6 tháng bị sổ mũi.
Do không khí khô
Mũi trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với không khí khô. Chính thời tiết hanh khô của mùa lạnh sẽ khiến chất tiết mũi bị khô và dễ khiến bé bị nghẹt mũi, sổ mũi. Khi gặp phải tình trạng này, thường các bé hay khịt khịt và cơ thể vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.
Trẻ 6 tháng bị sổ mũi do dị ứng
Phấn hoa, ô nhiễm, bụi bẩn, nấm mốc, khói thuốc… là những tác nhân hàng đầu khiến trẻ dễ bị dị ứng và kích ứng vùng niêm mạc mũi. Kết quả này khiến tình trạng sổ mũi và nghẹt mũi xảy ra thường xuyên. Khi bị dị ứng, trẻ sẽ có những triệu chứng cụ thể như thở ồn ào, hắt hơi và chảy nước mũi trong.
Dị vật ở mũi
Nhiều trẻ 6 tháng bị sổ mũi do xuất hiện dị vật ở mũi. Trẻ là đối tượng luôn thích khám phá thế giới xung quanh và thích đưa các vật nhỏ vào gần mũi hoặc miệng. Nhiều trường hợp bé đã cho thứ gì đó vào mũi như hạt đậu, bỏng ngô, viên bi, hay giấy và các đồ chơi bằng nhựa… Trường hợp có dị vật ở mũi, bé sẽ thở ồn ào, mũi có thể bị sưng đau và nước mũi chảy ra màu vàng hoặc kèm máu.
Bé 6 tháng sổ mũi vì cảm lạnh/ cúm
Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ 6 tháng tuổi cũng có thể do cảm lạnh hoặc cảm cúm. Do hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện, đối tượng trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ đều dễ bị cảm lạnh và cúm do virus hoặc lây từ người này sang người khác.
Cảm lạnh có thể dẫn đến bệnh lý viêm tai giữa hoặc viêm xoang. Tuy nhiên, loại bệnh này thường ít nguy hại hơn cảm cúm. Trong khi đó, cúm có thể gây suy nhược cơ thể, khiến bé đau nhức, sốt, chán ăn và mệt mỏi toàn thân.
Do xịt mũi quá liều
Đôi khi, trẻ 6 tháng bị sổ mũi cũng có thể do ba mẹ dùng quá nhiều xịt mũi cho bé. Chính việc lạm dụng thuốc xịt mũi dễ gây nên tình trạng co mạch – nguyên nhân phổ biến gây nên nghẹt mũi. Tuy nhiên, hầu hết ba mẹ sẽ được khuyên không nên dùng thuốc xịt mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
2/ Trẻ 6 tháng bị sổ mũi có sao không
Thông thường, trẻ sơ sinh 6 tháng bị sổ mũi là hiện tượng sinh lý bình thường, không có gì đáng lo ngại. Ba mẹ chỉ cần chăm sóc tại nhà đúng cách để giúp bé giảm nhanh tình trạng này và hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Tuy nhiên, nói như vậy cũng không thể ngoại trừ khả năng trẻ em hắt hơi sổ mũi có thể tiềm ẩn những nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng nếu không được sớm phát hiện và điều trị. Ba mẹ cần quan sát kỹ các triệu chứng ở trẻ để nhận ra những biểu hiện bất thường của con và đưa con đi khám. Không nên để tình trạng sổ mũi kéo dài quá lâu vì như vậy sẽ khiến con gặp nguy hiểm càng cao.
3/ Khi trẻ 6 tháng bị sổ mũi cần làm gì?
Như đã đề cập, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sổ mũi ở trẻ 6 tháng tuổi. Tùy theo từng nguyên do mà ba mẹ nên có những cách xử lý khác nhau nhằm sớm khắc phục tình trạng này.
Ở hầu hết các trường hợp, ba mẹ dường như không cần dùng thuốc điều trị cho các bé bị sổ mũi nhẹ. Bởi vậy, có thể tham khảo các mẹo chăm sóc và hỗ trợ điều trị tại nhà đáng chú ý như sau.
Dùng nước muối sinh lý
Nếu trẻ 6 tháng bị sổ mũi chảy ra màu trắng trong, ba mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý cho con mỗi ngày khoảng 4-5 lần. Tuy nhiên, nếu nước mũi có màu vàng xanh, tốt nhất là bạn nên đưa con đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và áp dụng biện pháp an toàn hợp lý hơn.
Dung dịch nhỏ mũi kháng viêm Nebial 3% là một trong những dung dịch nước muối nhỏ mũi lý tưởng nhất ba mẹ có thể tham khảo sử dụng cho bé bị sổ mũi. Với thành phần chứa Natri Hyaluronate và dung dịch muối ưu trương 3%, Nebial đem lại hiệu quả cao trong việc giảm khô mũi, chống sung huyết mũi, giảm nghẹt và sổ mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm là giải pháp không kháng sinh, đặc biệt an toàn để dùng cho trẻ.
Bổ sung dinh dưỡng
Để hỗ trợ làm lỏng và làm sạch dịch mũi, ba mẹ nên cho con uống nhiều nước lọc, nước trái cây cùng các loại thức ăn dạng lỏng. Ngoài ra, cần lưu ý không nên cho bé ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ và chất béo.
Tắm cho bé bằng nước gừng
Đây cũng là cách phổ biến ba mẹ có thể áp dụng để điều trị cho trẻ 6 tháng bị sổ mũi. Hơi ấm của nước gừng có thể xông mũi, làm lỏng dịch và giúp con dễ dàng xì mũi. Bằng cách này, mẹ có thể lấy dịch mũi và làm sạch mũi cho bé đơn giản hơn.
Massage bằng dầu tràm
Tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh điệp cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị cho trẻ bị sổ mũi. Ba mẹ có thể lấy một chút dầu thoa vào lòng bàn chân của bé và massage trong vòng vài phút. Ngoài ra, xoa thêm vào lưng và ngực của trẻ để hỗ trợ điều trị tốt hơn nữa.
Một số lưu ý khác
Trước khi phải loay hoay đi tìm giải pháp điều trị cho trẻ 6 tháng bị sổ mũi, ba mẹ cần phòng ngừa triệu chứng này cho bé. Tham khảo một số mẹo phòng tránh đơn giản như sau:
- Hút bụi, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa thường xuyên
- Không hút thuốc trong không gian sống
- Hạn chế không để bé tiếp xúc với thú cưng
- Đảm bảo môi trường xung quanh bé sạch sẽ, không có khói bụi
- Không tăng giảm nhiệt độ môi trường của bé đột ngột
- Giữ ấm cho bé khi cần thiết
Về cơ bản, trẻ 6 tháng bị sổ mũi là hiện tượng sinh lý bình thường chủ yếu do điều kiện thời tiết hoặc môi trường xung quanh không đảm bảo tốt nhất. Bằng một số biện pháp chăm sóc cơ bản tại nhà, ba mẹ hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này một cách dễ dàng và sớm giúp bé hết sổ mũi. Tuy nhiên, cũng không thể lơ là việc theo dõi tình trạng sức khỏe bé để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường. Qua bài viết này, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi và biết một số giải pháp hỗ trợ điều trị cho bé.
Tham khảo thêm:
– Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không? Các loại lá tắm nên dùng nhất
– 4 cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm như thế nào? Có tốt không
– Trẻ chảy nước dãi nhiều có sao không? Những nguyên nhân gây nên
– Review thuốc trị sổ mũi cho bé thường dùng và các lưu ý cần biết