Trẻ bị đau bụng sau khi ăn là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ. Thông thường, đây được xem là biểu hiện sinh lý bình thường khi trẻ ăn quá no. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp tiềm ẩn những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng bé hay đau bụng sau khi ăn, cùng tham khảo những thông tin bên dưới đây.
1/ Nguyên nhân trẻ bị đau bụng sau khi ăn
Trẻ em ăn xong đau bụng thường xảy ra do các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua các trường hợp ngoại lệ khi gặp phải các bệnh lý nghiêm trọng khác. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị đau bụng sau khi ăn.
Trẻ đau bụng sau khi ăn do dị ứng
Khi bị dị ứng thực phẩm, bé sẽ thường có biểu hiện đau bụng. Triệu chứng này xảy ra rất phổ biến vì hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng kháng thể để chống lại thực phẩm dị ứng đó. Thông thường, trẻ bị đau bụng sau khi ăn có thể do dị ứng với các đồ ăn như sữa, trứng, đậu nành, lúa mì…
Ngoài ra, một số thức ăn không phù hợp như đồ ăn tái, sống, nhiễm bẩn, ôi thiu cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị đau bụng khi ăn.
Bị đau bụng khi ăn quá nhiều
Khi ăn quá nhiều, cơ thể dễ bị đau bụng do các cơ bắp căng cứng và dạ dày trở nên khó chịu hơn. Bởi vậy, các chuyên gia thường khuyên rằng nên tập thở chậm và sâu trước khi ăn để giúp cơ bắp thư giãn và hạn chế tối đa tình trạng đau bụng.
Do táo bón
Táo bón cũng là nguyên nhân không thể không đề cập tới khi nói về trẻ bị đau bụng sau khi ăn do đâu. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không thể đi ngoài dễ dàng, khó tiêu và khó đẩy phân ra ngoài. Khi bị táo bón, cơ thể cũng dễ đau bụng, thậm chí các triệu chứng còn sẽ khó chịu hơn sau khi ăn.
Do không dung nạp lactose
Bé hay bị đau bụng sau khi ăn cũng không ngoại trừ khả năng cơ địa không dung nạp lactose. Tình trạng này thường xảy ra khi con dùng sữa hoặc chế phẩm từ sữa. Ngoài đau bụng, bé có thể sẽ đi ngoài phân lỏng sau 30 phút từ khi ăn.
Các bệnh lý khác
Ở nhiều trường hợp tình trạng đau bụng sau khi ăn ở trẻ nhỏ là do con gặp các bệnh lý khác như sỏi mật, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, lồng ruột cấp tính, rối loạn tiêu hóa, đau ruột thừa… Nếu mắc phải một trong các loại bệnh này, tình trạng đau bụng sau khi ăn là dấu hiệu nhận biết hàng đầu.
2/ Trẻ bị đau bụng sau khi ăn có sao không
Đau bụng sau khi ăn ở trẻ em thường là hiện tượng không gây nguy hiểm. Đa số đều do thức ăn không phù hợp hoặc con bị dị ứng, hoặc táo bón thông thường. Chỉ bằng một số cách chăm sóc và điều trị tại nhà, bé có thể sớm trở lại trạng thái sức khỏe bình thường.
Tuy nhiên, cũng không thể ngoại trừ những rủi ro sức khỏe có thể xảy ra đối với trẻ bị đau bụng sau khi ăn. Như đã đề cập, nhiều loại bệnh lý như dưới đây là vấn đề mà ba mẹ cần để tâm và lưu ý. Từ đó có những biện pháp điều trị thích hợp cho trẻ em đau bụng sau khi ăn.
- Lồng ruột cấp tính: Nôn trớ liên tục, đi ngoài ra dịch nhầy, quấy khóc dữ dội và người tái nhợt
- Rối loạn tiêu hóa: Ngoài đau bụng, bé có thể bị buồn nôn, tiêu chảy
- Đau ruột thừa: Bé kêu đau nhiều hơn nhất là vùng quanh rốn, kèm theo sốt, tiêu chảy hoặc táo bón
Khi thấy những dấu hiệu bất thường, ba mẹ cần đưa trẻ bị đau bụng khi ăn đi khám nhằm hỗ trợ điều trị tốt nhất cho con. Tốt nhất là không được chủ quan mà phải cẩn trọng trong những mẹo chăm sóc và theo dõi quá trình hồi phục của con.
3/ Cần làm gì khi trẻ bị đau bụng sau khi ăn
Trẻ em bị đau bụng sau khi ăn phải làm sao? Trước hết, ba mẹ cần theo dõi và khắc phục tình trạng bằng những biện pháp chăm sóc cơ bản tại nhà. Bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây nhằm giúp con cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
- Bổ sung mỗi ngày 1-2 cốc sữa chua nhằm bổ sung lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa của bé khi bị đau bụng sau mỗi bữa ăn.
- Chườm nóng và mát xa bụng cho bé
- Bổ sung các thực phẩm mềm, và dễ tiêu cho con
- Không cho con ăn thực phẩm kích ứng dạ dày như đồ uống có gas, đồ ăn nhiều dầu mỡ
- Cho con uống nước làm ấm bụng phổ biến như nước gừng. Nó sẽ giúp làm dịu cơn đau bụng cho bé
Về cơ bản, trẻ bị đau bụng sau khi ăn thường sẽ sớm khỏi và khôi phục là sức khỏe nếu được chăm sóc đúng cách. Ba mẹ cần theo dõi triệu chứng của bé để phát hiện những gì bất thường. Khi đó, hãy đưa con đi khám để được điều trị tốt nhất trước khi bệnh lý diễn biến nặng hơn gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ. Qua những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp ba mẹ hiểu hơn về tình trạng bé đau bụng sau khi ăn và biết cách chăm sóc con hiệu quả hơn khi đối mặt với tình huống này.
Tham khảo thêm:
– Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em thường gặp và cách xử lý
– Trẻ bị sốt và chướng bụng nguyên nhân là gì? Cần xử lý ra sao?
– Bụng kêu ọc ọc liên tục là bệnh gì? Các cách điều trị hiệu quả