Trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ thường do nguyên nhân gì?

Trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ là hiện tượng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một ngày, bé có thể ngáp tới 30 lần do mệt mỏi hoặc vì lý do nào đó. Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không chịu ngủ là điều bình thường. Tuy vậy, vẫn có không ít trường hợp là dấu hiệu của một số vấn đề bên trong cơ thể. Cùng tìm hiểu bài viết này để hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ sơ sinh khóc nhiều nhưng không đi ngủ.

1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ

Ngáp nhiều nhưng không ngủ không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đây là một phản xạ tự nhiên của cơ thể khi chúng ta buồn ngủ, mệt mỏi hoặc do một số nguyên nhân khác. Hiện tượng trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ thường xuyên xảy ra và có nhiều bé thậm chí ngáp với tần suất 30 đến 50 lần mỗi ngày.

trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ

Về bản chất, trẻ sơ sinh ngáp nhiều cũng giống với người trưởng thành, có thể do đang buồn ngủ mệt mỏi hoặc buồn chán. Khi đó, nếu nhận một lượng lớn oxy vào người, trẻ sẽ trở nên tỉnh táo, tăng độ kích thích và khỏe hơn.

Thông thường, trẻ sơ sinh ngáp nhiều sẽ chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên có những trẻ ngáp liên tục cả ngày dài nhưng vẫn không ngủ. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ và thường xuyên ngáp dưới đây.

Do trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Trẻ sơ sinh ngáp nhiều có thể do bị rối loạn giấc ngủ. Trẻ nhỏ thường có nhu cầu ngủ rất cao nên nếu ngủ không đủ giấc, trẻ sẽ ngáp rất nhiều. Tình trạng ngáp nhiều khiến bé chán ăn và tỏ ra mệt mỏi. Thông thường rối loạn giấc ngủ có thể do trẻ đói hoặc sợ. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Do các yếu tố kích thích

Trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ cũng có thể do đang gặp phải các kích thích. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng não bộ bé sẽ phát ra tín hiệu giúp con lấy lại bình tĩnh bằng cách ngáp khi cơ thể bị kích thích bởi tiếng ồn, ánh sáng hay sự đông đúc. 

các yếu tố kích thích

Do trẻ thiếu chất sắt

Trẻ thiếu sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ. Như đã đề cập ở trên, trẻ sơ sinh ngáp nhiều có thể là một phản xạ tự nhiên để cơ thể thúc đẩy lượng oxy lưu thông nhiều hơn đến não hoặc do con mệt mỏi và chán nản. Thế nhưng, khi thiếu sắt hiện tượng này càng hiện rõ hơn.

Khi cơ thể thiếu sắt, các tế bào hồng cầu ít đi và oxy vận chuyển đến các mô trong đó gồm tế bào não sẽ giảm. Khi đó trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và yếu.

Do động kinh/ tổn thương cuống não

Trẻ sơ sinh có vùng não rất nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài. Bởi vậy, nếu trẻ bị va đập ở vùng đầu, các ba mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Bởi lẽ đầu của trẻ bị tổn thương thì hiện tượng ngáp xảy ra rất nhiều. Bên cạnh đó, con còn có triệu chứng co giật nhẹ. Đây cũng là dấu hiệu của bệnh động kinh.

trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ

Do mắc bệnh tim

Tình trạng trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy bé đang mắc bệnh tim. Cơ thể sẽ ngáp để lấy không khí và oxy nhiều hơn khi quá trình bơm máu và oxy gặp rối loạn. Do đó, trong trường hợp thấy bé liên tục ngáp nhưng không ngủ cùng một số triệu chứng như thở nhanh, khó thở, ngừng nghỉ khi đang bú, ba mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Do mắc bệnh béo phì

Cân nặng cao quá mức cùng với nhiều lớp mỡ có thể khiến đường thở bị ảnh hưởng và bé sẽ gặp khó khăn khi thở. Vào lúc đó, ngáp chính là một phản xạ để cơ thể có thể lấy được đủ oxi. Bởi vậy, với trẻ sơ sinh khóc nhiều nhưng không ngủ, ba mẹ có thể nghĩ đến nguyên nhân là do mắc bệnh béo phì. Các bậc phụ huynh nên chú ý tần suất ngáp và việc ngáp của trẻ có kèm theo triệu chứng lạ gì không. Từ đó, nên thực hiện những giải pháp sao cho phù hợp.

2/ Cách xử lý tình trạng bé ngáp nhiều nhưng không ngủ

Trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ phải làm sao? Về cơ bản vẫn có nhiều bé ngủ không tốt lắm và thường cần sự giúp đỡ của ba mẹ để học cách ngủ thiếp đi và ngủ đủ giấc. Với tình trạng trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng khó ngủ, các bà mẹ cần tìm ra nguyên nhân vì sao con có hiện tượng như vậy và từ đó áp dụng cách khắc phục phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý từ chuyên gia để cải thiện và xử lý tình trạng trẻ ngáp nhiều nhưng không ngủ.

trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ

  • Chuẩn bị cho bé một không gian ngủ yên tĩnh và thoải mái với ánh sáng yếu để tạo điều kiện thuận lợi cho con dễ ngủ hơn vì con ngáp nhiều không ngủ chủ yếu do thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ
  • Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ cho bé và không nên ru bé bằng cách lắc hay bế con
  • Đảm bảo bổ sung cho bé những món ăn lành mạnh để giúp con có những chất dinh dưỡng cần thiết, cách này cũng giúp cho con ngủ ngon hơn. Ngoài ra các mẹ cũng cần chú ý bổ sung chất sắt cho trẻ trong giai đoạn từ 5 đến 7 tháng tuổi
  • Trong trường hợp bé ngủ ít, thiếu ngủ kéo dài hoặc ngủ không đủ giấc dẫn đến tình trạng mệt mỏi vào hôm sau, các ba mẹ nên xin ý kiến bác sĩ để bổ sung melatonin cho trẻ. Đây không phải là thuốc ngủ nên đảm bảo an toàn cho bé. Hoocmon này sẽ có thể điều chỉnh nhịp sinh học cho cơ thể
  • Cần thường xuyên theo dõi dấu hiệu bé ngáp nhiều và những biểu hiện cơ thể khác để kịp thời cho con đi khám nhằm phát hiện ra một số bệnh lý ý và có giải pháp sớm khắc phục

Nhìn chung, đa số trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ là hiện tượng không đáng lo ngại nếu con không có những triệu chứng bất thường khác. Tuy vậy, các ba mẹ không nên chủ quan mà hãy chăm sóc trẻ một cách tốt nhất, thường xuyên theo dõi các biểu hiện của bé để phát hiện ra có bất kỳ dấu hiệu lạ nào không.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline