Nhiều ngày không buồn đi đại tiện: Nguyên nhân và Giải pháp

Nhiều ngày không buồn đi đại tiện làm bạn ít nhiều lo lắng, nhất là khi nó thường xuyên xảy ra. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Có liên quan đến bệnh lý gì không? Bạn nên làm gì để khắc phục?…

1/ Nguyên nhân nhiều ngày không buồn đi đại tiện

Nhiều ngày không buồn đi đại tiện

Nguyên nhân sinh lý

Chế độ ăn hàng ngày, dù lành mạnh hay không đều ảnh hưởng đến tần suất và thói quen đi vệ sinh của bạn. Nếu nhiều ngày không buồn đi đại tiện, có thể cơ thể bạn đang hấp thu hầu hết các dinh dưỡng trong thực phẩm và những thực phẩm này ít chất thải.

Theo đánh giá cơ bản, đi vệ sinh ít hơn 3 lần/tuần được coi là táo bón. Tuy nhiên, tần suất này còn khác nhau tuỳ từng người. Nên dù tần suất đi vệ sinh của bạn có ít hơn một chút, lâu ngày mới đi vệ sinh nhưng phân vẫn mềm, không phải dùng sức rặn ị nhiều, cảm giác ruột đã được làm trống hoàn toàn thì bạn hãy theo dõi thêm.

Nguyên nhân bệnh lý

Có một sự thật là phân càng ở lâu trong cơ thể thì càng bị hút nước và thêm khô cứng. Do đó nếu không đi ị trong nhiều ngày liền thì bạn cũng nên suy nghĩ lại để kiểm tra nguyên nhân.

Một số bệnh lý có thể làm bạn chậm đi ngoài, lâu ngày không buồn đi vệ sinh như:

  • Táo bón – nguyên nhân phổ biến nhất
  • Tắc ruột
  • Hội chứng đại tiện bị tắc nghẽn (ODS): là một tối loạn chức năng đi vệ sinh. Người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện, cảm thấy không thể đi vệ sinh khi muốn, cảm giác đi không hết phân, đôi khi bị són phân. Theo thời gian, rặn quá mức và đi ngoài phân cứng có thể làm các cơ liên quan yếu đi, các dây thần kinh kém nhạy cảm từ đó càng làm trầm trọng thêm

2/ 1 tuần không đi đại tiện có sao không?

Mặc dù mỗi người có thói quen đi vệ sinh khác nhau, nhưng nhiều ngày không buồn đi đại tiện và lên tới 1 tuần liền thì điều này ít nhiều ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, và còn có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Nó có thể gây:

  • Ứ phân, quá nhiều phân tích tụ trong trực tràng và hậu môn
  • Trĩ
  • Nứt kẽ hậu môn, khiến bạn đi vệ sinh càng dễ đau, niêm mạc hậu môn dễ bị chảy máu hơn
  • Giảm phản xạ đi ngoài, đại tràng giảm khả năng cảm nhận khi phân đầy để gửi tín hiệu lên hệ thần kinh, khích thích nhu động ruột tống phân ra ngoài
  • Lo lắng về việc đi vệ sinh, khiến người bệnh có thói quen vô thức đề phòng đi ị và đau bằng cách nín nhịn
  • Tổn thương cơ sàn chậu – cơ giúp kiểm soát bàng quang và tham gia vào nhiều chức năng khác – do căng thẳng khi phân đi qua. Các cơ và dây thần kinh ở sàn chậu không thể phối hợp chính xác để thực hiện nhu động ruột, đi đại tiện hay tiểu tiện
  • Thủng ruột: khi phân ứ đọng trong ruột quá lâu và trở nên quá lớn, nó có thể khiến ruột bị thủng, rách. Phân tràn vào khoang bụng và gây các triệu chứng nghiêm trọng, có thể đe doạ đến tính mạng vì phân có chứa axit và vi khuẩn
  • Viêm túi thừa
  • Tăng nguy cơ biến cố tim mạch: táo bón mãn tính làm tăng căng thẳng và tình trạng viêm trong cơ thể, có thể ảnh hưởng đến tim

3/ Cần làm gì khi không có cảm giác buồn đi đại tiện?

Nhiều ngày không buồn đi đại tiện

Khi không có cảm giác buồn đi đại tiện trong nhiều ngày liền, trước hết bạn có thể áp dụng một vài phương pháp sau để thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên hơn, bao gồm:

  • Uống đủ nước (1500-2000ml nước/ngày)
  • Tăng lượng chất xơ (trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt)
  • Tập thể dục, tăng cường vận động. Bạn không cần phải vận động mạnh, ngay cả những vận động nhẹ nhàng như đi bộ cũng hữu ích. Đây như một liệu pháp massage bên ngoài cho ruột, thúc đẩy ruột chuyển động tốt hơn
  • Thử giảm các sản phẩm từ sữa
  • Hạn chế các thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm táo bón, như thực phẩm nhiều chất béo, ít chất xơ (thức ăn nhanh, khoai tây chiên, xúc xích…)
  • Không đọc hoặc sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị khác trong nhà vệ sinh. Tránh nín nhịn đi ngoài. Chúng sẽ chặn các tín hiệu từ đại tràng đến não để bạn thư giãn và thải phân
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhuận tràng: macrogol 3350, macrogol 4000, lactulose, docusate natri, linaclotide…

4/ Giải pháp khi nhiều ngày không buồn đi đại tiện

Khi nhiều ngày không buồn đi đại tiện, bạn nên chú ý uống đủ nước, ăn thêm rau xanh và trái cây. Tránh đồ uống chứa caffein và rượu – có thể gây mất nước, tránh các loại thịt hay thức ăn khác được chế biến sẵn… Tập thể dục. Khi đi vệ sinh, nên ngồi xổm hoặc giơ chân lên, ngả người về phía trước có thể giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn.

Bên cạnh các giải pháp khắc phục tại nhà kể trên, hãy xem xét thêm các triệu chứng đi kèm trong thời gian này. Nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu sau, bạn nên thăm khám bác sĩ để được kiểm tra chi tiết và loại trừ các bệnh lý:

  • Đầy hơi nghiêm trọng
  • Buồn nôn, nôn
  • Cảm giác như sắp đi vệ sinh nhưng không thể
  • Đau bụng dữ dội
  • Sốt
  • Máu trong phân
  • Đau lưng dưới
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Phân cứng, vón cục
  • Cảm giác không thể loại bỏ phân hoàn toàn
  • Không chắc chắn về lý do vì sao đột nhiên không thể đi ngoài hoặc đi ngoài khó khăn
  • Táo bón hơn 3 tuần

Bột nhuận tràng PEGinpol

Bạn có thể tham khảo sử dụng PEGinpol khi táo bón. Sản phẩm dùng được cho mọi lứa tuổi và cả phụ nữ mang thai, cho hiệu quả nhanh chỉ sau 2-4 ngày. Đặc biệt, thành phần macrogol 3350 trong PEGinpol được chỉ định Hiệp Hội Nhi khoa, Tiêu hóa, Gan và Dinh dưỡng Châu Âu, Châu Mỹ và Viện chăm sóc sức khỏe NICE – UK khuyến nghị là lựa chọn đầu tay trong điều trị táo bón chức năng ở trẻ em nhờ hiệu quả, an toàn và dễ sử dụng.

Đi ngoài là một chức năng tự nhiên của cơ thể và liên quan đến nhiều điều như chế độ ăn, vận động, căng thẳng… của bạn. Khi thấy nhiều ngày không buồn đi đại tiện, trước hết bạn có thể áp dụng các biện pháp điều chỉnh để khắc phục. Tuy nhiên, hãy theo dõi các dấu hiệu của cơ thể và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay khi cần thiết bạn nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/325431
  • https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4059-constipation
  • https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22089-obstructed-defecation

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline