Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy khiến nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng. Ở nhiều trường hợp, ngoài đi tiêu có bọt nhầy, bé còn đi từ 5 – 10 lần chỉ trong một ngày. Đây chắc chắn là do con đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, hiện tượng này có thực sự nguy hiểm không?
1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy
Trẻ đi ngoài có bọt kèm theo nhầy có thể do nhiều nguyên nhân như hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dị ứng sữa, kém hấp thụ, chế độ ăn của mẹ hay nghiêm trọng hơn là nhiễm khuẩn đường ruột… Tham khảo chi tiết các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy dưới đây để tìm ra hướng chăm sóc và điều trị phù hợp cho bé.
Bé bị dị ứng sữa
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng đi ngoài có bọt nhiều, phân giống như chất nhầy khả năng do bị dị ứng sữa. Ngoài bọt, phân còn bị lỏng và dường như chỉ là nước. Bé gặp phải tình trạng này sẽ có các biểu hiện phổ biến như đau bụng, quấy khóc, thậm chí là phân có máu. Ở một số bé bị dị ứng nghiêm trọng hơn, con có thể bị sưng, phát ban và khó thở.
Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện
Triệu chứng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy thường xảy ra do chức năng đường ruột chưa phát triển hoàn toàn. Khi đường ruột bị kích thích, và bé chưa tiêu hóa hết sữa, tình trạng này sẽ xuất hiện. Chính vì hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện, con sẽ dễ đi đại tiện có bọt hơn.
Bé bị lạnh bụng
Một nguyên nhân phổ biến khác khiến bé đi ngoài có bọt là do bị lạnh bụng vào mùa đông. Bé gặp phải chứng này thường có thêm các biểu hiện khác như nôn ói, tiêu chảy phân nhày và đau bụng. Điều này không quá lo ngại và những gì ba mẹ cần làm là chăm sóc con tốt hơn khi trời lạnh bằng việc ủ ấm cho bé.
Do chế độ ăn của mẹ
Trẻ sơ sinh thường bú sữa mẹ, bởi vậy chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con. Do đó, có thể nói sữa mẹ cũng là nguyên nhân khiến gây ra tình trạng đi ngoài có bọt và nhầy ở trẻ sơ sinh.
Để hạn chế nguy cơ trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt, mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Mẹ không ăn đồ ăn dầu mỡ quá nhiều, mà hãy bổ sung rau củ, và thực phẩm có lợi để không gây ra vấn đề về hệ tiêu hóa ở trẻ em.
Do bé kém hấp thu
Tình trạng trẻ đi ngoài có bọt màu vàng xảy ra cũng có thể do hội chứng kém hấp thu. Cụ thể, hội chứng phân có bọt nhầy vàng là do tổn thương của ruột non hoặc dạ dày khiến con hao hụt lượng men tiêu hóa. Khi đó, các chất dinh dưỡng tại ruột non không được hấp thu. Kết quả là con gặp vấn đề về hệ tiêu hóa và sức khỏe cũng bị ảnh hưởng.
Do nhiễm khuẩn đường ruột
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nước cũng được chẩn đoán do nhiễm khuẩn đường ruột. Bệnh lý đang là một trong những căn bệnh về hệ tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh này, em bé thường bị tiêu chảy phân lỏng, nhớt và có nhầy. Các triệu chứng sẽ kéo dài trong vài ngày trước khi tự hết.
Nhiễm khuẩn đường ruột xảy ra do cơ thể bị các nấm men hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và máu có thể sẽ xảy ra gây nguy hiểm cho bé.
Thông thường, trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy xảy ra do vấn đề về hệ tiêu hóa. Đa số các trường hợp đều có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và khắc phục sớm, tình trạng bệnh kéo dài sẽ khiến con gặp những biến chứng nguy hiểm.
2/ Cách xử lý đi ngoài có bọt và nhầy ở trẻ sơ sinh
Chế độ ăn của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nguồn sữa mẹ và các thành phần dinh dưỡng của đồ ăn dặm. Do đó, nếu bé bị đi ngoài có bọt và nhầy, các bậc phụ huynh nên tìm cách xử lý ngay để tình trạng này sớm chấm dứt, tránh kéo dài gây ra những rủi ro khôn lường.
Bù nước cho trẻ
Bù nước là việc quan trọng đầu tiên mà bất cứ cha mẹ nào cũng nên làm cho con. Dù là trẻ 6 tháng đi ngoài có bọt nhầy hay 1 tuổi, con cũng cần được bổ sung nước vì cơ thể đã bị mất nước khá nhiều. Đối với những bé chưa thể uống nước, bạn hãy cho con bú nhiều lần trong ngày.
Trong khi đó, với các bé lớn hơn, bạn có thể cho bé uống nước hoặc dùng dung dịch điện giải được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng. Việc bù nước sẽ giúp con lấy lại phần nước đã mất, tránh bị mệt mỏi và xanh xao do tình trạng thiếu nước gây ra.
Chăm sóc bé bú sữa mẹ
Để hạn chế nguy cơ trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy do dị ứng sữa hoặc chế độ của mẹ, các mẹ cần thay đổi chế độ ăn dinh dưỡng sao cho hợp lý nhất. Theo các chuyên gia, mẹ nên ăn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, nước dừa, và các loại rau củ quả.
Đây là nhóm thực phẩm không chỉ làm tăng vitamin và khoáng chất cho bé, mà còn làm giảm tình trạng bé đi ngoài có bọt và nhầy bụng sôi. Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý hạn chế các nhóm đồ ăn nhanh và thức ăn đóng hộp để đảm bảo cung cấp nguồn sữa chất lượng tốt nhất cho con.
Chăm sóc trẻ dùng sữa công thức
Đối với trẻ uống sữa công thức, khi bị đi ngoài có bọt và nhầy, các mẹ cần quan sát nguyên nhân liệu có phải do sữa không. Nếu nghi ngờ do sữa, bạn có thể đổi loại sữa khác cho con. Lưu ý chọn loại sữa không chứa lactose vì nó sẽ giúp con tiêu hóa dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng đi ngoài có bọt vẫn xảy ra sau khi uống sữa khác, ba mẹ nên đưa con đi khám để biết chính xác nguyên nhân.
Cho bé dùng men vi sinh
Để giúp hệ tiêu hóa của con ổn định và hỗ trợ điều trị các trường hợp loạn khuẩn, ba mẹ cũng có thể sử dụng men vi sinh cho bé. Một trong các loại men vi sinh an toàn và tốt cho bé là Simbiosistem bustine. Đây là loại men gói được sản xuất với công thức độc đáo tại Ý. Không chỉ giúp bé hấp thu chất xơ tốt hơn, sản phẩm còn giúp cải thiện vi sinh đường ruột và giúp bé tránh các nguy cơ loạn khuẩn.
Sản phẩm được tổ chức uy tín hàng đầu thế giới DSMZ chứng minh an toàn và khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do vậy, các ba mẹ có thể an tâm và sử dụng cho các bé khi đi ngoài có bọt và nhầy.
Khi nào cần đưa bé đi ngoài có bọt đi khám?
Sau khi thay đổi chế độ uống hay áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà phù hợp, nhưng con vẫn đi ngoài có bọt, ba mẹ nên đưa con đi khám để được thăm khám và điều trị thích hợp. Ngoài ra, nếu thấy bé có những biểu hiện sau, bạn cũng cần đưa con đến cơ sở y tế ngay:
- Trong phân của trẻ có máu
- Không chịu ăn uống, quấy khóc dữ dội
- Bé bị sốt cao
- Có dấu hiệu mất nước trầm trọng: da xanh xao, mệt mỏi…
Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy có thể xảy ra thường xuyên nếu bạn để bé ăn uống không lành mạnh gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Ba mẹ không nên chủ quan với bất kỳ bệnh lý nào ở bé, mà hãy đưa con đi khám khi thấy dấu hiệu bệnh không thuyên giảm. Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn sẽ chăm sóc con tốt hơn để bé không gặp phải tình trạng đi ngoài.
Tham khảo thêm:
– Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu là bệnh gì? Cách khắc phục nhanh
– Trẻ bị đi tướt, phân hoa cà hoa cải mẹ phải làm sao? Bao lâu khỏi
– Trẻ sơ sinh bị xì xoẹt nhiều lần trong ngày, mẹ cần làm gì?
– Phân sống ở trẻ sơ sinh phải làm sao? Nguyên nhân và cách nhận biết
– Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy? Cần khắc phục như thế nào