Phân sống ở trẻ sơ sinh phải làm sao? Nguyên nhân và cách nhận biết

Trẻ đi phân sống kéo dài là nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn, chậm tăng cân, chậm phát triển cả chiều cao. Bởi nó là dấu hiệu của sự rối loạn của bộ máy tiêu hóa, cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng cần thiết. Vậy với hiện tượng phân sống ở trẻ sơ sinh mẹ phải làm sao? Mẹ đọc ngay bài viết sau đây để có thêm những thông tin cần thiết khắc phục tình trạng này cho bé.

Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

Bé đi phân sống là như thế nào?

Phân sống đúng như cái tên của nó là hiện tượng trẻ ăn cái gì thì đi ngoài ra nguyên cái đó. Bình thường với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thức ăn được nhào trộn tại dạ dày, hấp thu dinh dưỡng ở ruột non. Và cuối cùng các chất cặn bã, chất thải không tiêu hóa được sẽ tạo thành phân dưới sự trợ giúp của hệ vi sinh vật phong phú tại đại tràng và thải ra ngoài cơ thể. Với những bé bị rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột liên quan đến quá trình này bị rối loạn. Hậu quả là chất thải còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng không được hấp thu.

Khi xét nghiệm, phân của bé lúc này thấy có rất nhiều các chất đạm, hạt mỡ, tinh bột của thức ăn. Khi quan sát bằng mắt thường, dấu hiệu nhận biết phân sống ở trẻ sơ sinh sẽ có tình trạng như:

  • Phân sền sệt không thành khuôn hoặc phân và nước tách riêng
  • Phân có thể thành khuôn nhưng mẹ có thể thấy rõ thức ăn mà bé đã ăn vào có ở trong phân
  • Phân nhày bọt, lổn nhổn
  • Màu phân ngả xanh vàng

Nguyên nhân bé đi phân sống

Phân sống ở trẻ sơ sinh đang ở độ tuổi ăn dặm sẽ có hiện tượng phân lổn nhổn thức ăn chưa tiêu hóa được. Đây hoàn toàn là điều bình thường bởi hệ tiêu hóa của trẻ giai đoạn sơ sinh còn chưa hoàn thiện. Trẻ đang tập quen dần với thức ăn thô thay vì sữa. Vì thế phân trẻ sẽ dần ổn định sau 1 thời gian ăn uống. Tuy nhiên, nếu bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc hay trẻ đi phân sống kéo dài hơn bình thường thì mẹ cần xem lại đó có thể không còn là hiện tượng sinh lý nữa.

Đa phần nguyên nhân của hiện tượng trẻ đi phân sống là do:
+ Chế độ ăn chưa khoa học, dư thừa nhiều chất khiến con không tiêu hóa nổi
+ Thay đổi môi trường, giờ giấc ăn uống ví dụ như trẻ bắt đầu đi mẫu giáo với chế độ ăn khác ở nhà
+ Giờ giấc ăn không hợp lý, mỗi bữa ăn cách nhau quá gần, trẻ ăn muộn, ăn xong đi ngủ luôn.
+ Trẻ phải dùng thuốc kháng sinh kéo dài làm mất vi khuẩn có lợi đường ruột
+ Môi trường không hợp vệ sinh, trẻ mắc giun sán

Trẻ đi phân sống do chế độ ăn chưa khoa học

Hình ảnh trẻ đi phân sống do chế độ ăn chưa khoa học

Tham khảo:Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Phân sống ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Thông thường, tình trạng phân sống ở trẻ sơ sinh không đáng lo ngại khi:

  • Phân rắn và lợn cợn
  • Bé đi ngoài phân sống không kéo dài quá lâu (1 – 3 lần)

Nếu rơi vào trường hợp này, chỉ cần duy trì chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp, cơ thể bé sự tự đào thải độc tố cùng các chất dư thừa ra ngoài cơ thể và sớm phục hồi lại sức khỏe.

Ngoài ra, với bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu khi sinh, dù xảy ra tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ nhưng vẫn tăng cân đều, ổn định, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Bé có thể đi ngoài tới 4 hoặc 5 lần/ngày nhưng nó cũng sẽ sớm biến mất trong khoảng 2 – 3 tháng sau đó.

Một vài trường hợp bé đi ngoài phân sống cũng có thể là do không hợp với sữa công thức cũng không cần phải quá mức lo ngại. Cha mẹ chỉ cần thay đổi sang loại khác là hiện tượng đi ngoài cũng sẽ dần cải thiện.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên vì thế mà chủ quan. Bởi tình trạng phân sống ở trẻ sơ sinh cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hại tới sức khỏe. Bởi đó có thể là biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa.

phân sống ở trẻ sơ sinh

Tình trạng phân sống ở trẻ là biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa

Nếu bé không được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây suy dinh dưỡng, chậm lớn ở trẻ. Bé chậm phát triển cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ so với các bạn bè cùng lứa. Nhiều bé còn phải gặp phải tình trạng co giật do thiếu calcium hay yếu cơ do thiếu kali,…đặc biệt nguy hiểm.

Do đó, khi xảy ra triệu chứng phân sống ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhất là trong các trường hợp:

  • Bé đi ngoài ra phân sống kèm theo biểu hiện bị thiếu nước.
  • Tình trạng phân sống kéo dài trên 10 lần/ngày.
  • Trong phân có lẫn máu tươi, nhiều nước.
  • Bé ăn uống kém, thậm chí là chán ăn, bỏ ăn.

Đặc biệt, khi thấy bé bị đi ngoài phân sống, cha mẹ không nên tự ý cho bé dùng thuốc cầm tiêu chảy bởi nó có thể khiến cho phần thức ăn dư thừa còn sót lại trong cơ thể bé bị giữ lại bên trong ruột. Nếu không được thải ra ngoài sẽ dẫn tới tắc ruột có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ.

Tham khảo thêm: trường hợp trẻ đi ngoài có chất nhày và máu

Trẻ sơ sinh đi phân sống uống thuốc gì?

Với trẻ nhỏ mẹ cần phải thường xuyên theo dõi tình trạng đi ngoài của bé. Bởi chất thải phán ánh rất rõ nét chất lượng hoạt động của hệ tiêu hóa. Sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột làm mất đi các chủng vi khuẩn có lợi dẫn đến quá trình tiêu hóa chất xơ, tổng hợp vitamin nhóm B, vitamin K bị ảnh hưởng không nhỏ gây nên tình trạng phân sống. Vì thế, khi trẻ đi ngoài phân sống mãi không khỏi ngoài việc thay đổi chế độ ăn khoa học hơn thì bổ sung thêm lợi khuẩn đường ruột chính là biện pháp chính hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Bổ sung lợi khuẩn là cách khắc phục tình trạng trẻ đi phân sống

Bổ sung lợi khuẩn là cách khắc phục tình trạng trẻ đi phân sống

Tuy nhiên, hầu hết các lợi khuẩn lại dễ bị phân hủy bởi môi trường acid tại dạ dày và không thể đi đến ruột để phát huy tác dụng. Có đến 80% lợi khuẩn bị chết bởi acid dịch vị.

Với công nghệ bào chế hiện đại, hiện nay những chủng lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa như L.rhamnosus LR06, L.reuteri,… trong men vi sinh cho bé đi phân sống đã được bao phim lipid đặc biệt. Lớp màng bao lipid chính là lớp áo giáp bảo vệ lợi khuẩn trước sự phá hủy của acid dạ dày.

Các lợi khuẩn này 90% sẽ đến được đại tràng thay thế hệ vi khuẩn đã mất hỗ trợ việc tiêu hóa, đào thải chất cặn bã. Theo từng ngày hệ đường ruột của trẻ sẽ ổn định hơn. Phân của bé vì thế cũng sẽ tạo khuôn đều hơn. Chất dinh dưỡng được hấp thu và cơ thể trẻ sẽ phát triển toàn diện.

Tham khảo: Simbiosistem Gocce – Lợi khuẩn bao phim

Khi trẻ đi phân sống nên ăn gì?

Khi trẻ đi phân sống, cha mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều vitamin cùng khoáng chất để sức khỏe của bé mau phục hồi hơn.

Lúc này, cha mẹ cũng nên ưu tiên chế biến món ăn theo dạng mềm, lỏng để bé dễ tiêu hóa hơn. Ví dụ như cháo thịt ninh nhừ hoặc xay nhuyễn, súp, các loại rau củ như khoai tây, bí đỏ, cà rốt hấp, luộc nhừ, thịt băm nhỏ…Tránh dùng quá nhiều dầu mỡ. Đồng thời, chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày cũng giúp bé dễ tiêu hóa hơn đáng kể.

phân sống ở trẻ sơ sinh

Cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng để sức khỏe nhanh phục hồi hơn

Trong chế độ dinh dưỡng cho bé bị đi ngoài phân sống, cha mẹ cũng nên tránh sử dụng những loại thực phẩm sau:

  • Hải sản như tôm, cua, cá,…
  • Nước ngọt, nước đóng chai nhiều đường, nước có ga
  • Đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên dầu.
  • Ngô, đỗ.
  • Đồ ngọt, bánh kẹo, kem, đồ ăn vặt

Song song với đó, cha mẹ cần phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé ra sao để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp và có những phương án hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm bố sung chứa lợi khuẩn đường ruột giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa cho bé. Giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng phân sống ở trẻ sơ sinh.

Hy vọng những thông tin bổ ích trên đây sẽ giúp mẹ có những cách khắc phục tình trạng trẻ đi phân sống đúng cách. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh chính là nền tảng giúp con yêu phát triển cả về chiều cao, cân nặng, sức đề kháng, vì thế, mẹ đừng chủ quan.

Tham khảo bài viết:

Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có sao không?

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn cháo gì?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy có đáng lo ngại hay không?

Giãn ruột ở trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu? Cách nhận biết đơn giản

Khi nào hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện và khỏe mạnh nhất?

4 Comments

  1. Ngân tím Tháng Mười Hai 24, 2021
    • Chuyên Gia Buona Tháng Mười Hai 24, 2021
  2. Lệ hà Tháng Một 9, 2022
    • Chuyên Gia Buona Tháng Một 10, 2022

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline