Khi nào hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện và khỏe mạnh nhất?

Nhiều bậc cha mẹ băn khoăn không biết khi nào hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện. Bởi chúng ta rất thường xuyên thấy tình trạng tiêu chảy, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa… ở trẻ mà không hiểu rõ nguyên nhân tại sao, và phần lớn đều liên quan đến đường tiêu hóa còn chưa hoàn thiện của các con. Vậy khi nào thì nó mới thực sự hoàn thiện như người lớn để trẻ khỏe mạnh, ít gặp các bệnh đường tiêu hóa hơn?

1/ Khi nào hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện?

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ hoàn thiện cách từ từ, trong khi nhu cầu dinh dưỡng luôn tăng cao để đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Chính vi thế mà việc hiểu rõ khi nào hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện sẽ giúp ba mẹ có sự chuẩn bị trước trong dinh dưỡng, chăm sóc trẻ để ngăn ngừa các các bệnh đường tiêu hóa có thể xảy ra.

khi nào hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rằng đường tiêu hóa của trẻ được cấu thành tư nhiều bộ phận: miệng, thực quản, dạ dày, ruột, gan và tụy. Và mỗi cơ quan này có mốc thời gian hoàn thiện khác nhau, tìm hiểu sau đây:

Miệng

Miệng là bộ phận đầu tiên và cũng là bộ phận tiếp xúc với thức ăn đầu tiên trong hệ tiêu hóa của trẻ. Trong miệng có nhiều bộ phận quan trọng khác nhau, và có thời gian hoàn thiện của riêng nó:

Cấu trúc xương hàm: miệng ở trẻ sơ sinh nhỏ nhưng lưỡi lại khá rộng, gai lưỡi phát triển để bú mẹ tốt hơn. Niêm mạc miệng khá mỏng, tập trung nhiều mạch máu nên dễ bị tổn thương, nhiễm trùng. Do đó bạn đừng chủ quan mà hãy vệ sinh miệng cho trẻ thường xuyên ngay khi chưa mọc chiếc răng nào cả. Khi trẻ 1 tuổi thì cấu trúc khoang miệng đã gần hoàn chỉnh.

Tuyến nước bọt: trong hệ tiêu hóa của trẻ tuyến nước bọt sẽ hoàn thiện khi trẻ lên 3 – 4 tháng, vì vậy thức ăn tốt nhất cho trẻ trước giai đoạn này chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Ngoài ra, trong nước bọt còn có chứa các enzym tiêu hóa tinh bột là amylase, mantase… hoạt tính của các men này sẽ tăng dần theo tuổi.

Răng: những chiếc răng sữa sẽ bắt đầu mọc khi trẻ được 4 – 6 tháng và kết thúc vào khoảng 24 – 30 tháng với đầy đủ 20 chiếc răng. Khi trẻ lên 6 tuổi, răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu mọc và thay thế dần răng sữa.

Thực quản

Khi mới sinh, thực quản của trẻ có dạng hình phễu với thành rất mỏng, các cơ co bóp còn yếu, kết hợp với dạ dày năm ngang nên rất dễ bị nôn trớ. Theo độ tuổi phát triển, thực quản sẽ dần dài ra:

  • Sơ sinh: 10 – 11 cm
  • 1 tuổi: 12 cm
  • 5 tuổi: 16 cm
  • 10 tuổi: 18 cm
  • 15 tuổi: 20 cm
  • Người trưởng thành: 25 – 32 cm

Dạ dày

Khi nào hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện đối với dạ dày? Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dạ dày thường có dạng hình tròn, nằm ngang và tương đối cao. Cơ thắt tâm vị còn yếu trong khi cơ thắt môn vị lại phát triển khá tốt nên trẻ rất dễ nôn trớ sau khi ăn quá no, đặc biệt trong 6 tháng đầu đời.

khi nào hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện

Khi được 1 tuổi, dạ dày của trẻ bắt đầu đứng dọc và có hình dài thuôn thuôn. Từ sau 2 tuổi, cấu trúc dạ dày của trẻ đã phát triển và trở nên hoàn thiện gần giống với dạ dày của người lớn.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng thời gian này còn nhanh chậm tùy từng bé. Có nhiều trẻ phát triển nhanh hơn thì ngay từ 3 tháng đã hoàn thiện cơ bản, có trẻ lâu hơn là 6 tháng, 12 tháng…

Ruột

Xét về tỷ lệ chiều dài ruột so với cơ thể thì sẽ em gấp nhiều lần so với người lớn. Cụ thể, chiều dài ruột của trẻ gấp 6 lần chiều cao cơ thể, trong khi ở người lớn chỉ gấp 4 lần.

Thành ruột ở trẻ rất mỏng, hệ thống mạch máu nhiều và tính thẩm thấu cao vì vậy khả năng hấp thu dinh dưỡng rất nhanh. Chính vì thế mà cha mẹ cần chăm sóc tốt cho đường tiêu hóa của trẻ để tận dụng được khả năng hấp thụ nhanh của ruột và tránh tình trạng nhiễm trùng do sự kết nối giữa các tế bào biểu mô ruột lỏng lẻo, chưa thể ngăn chặn các vi khuẩn gây hại.

Bên cạnh đó, mạc treo ruột của trẻ khá dài, trong khi manh tràng ngắn nên rất dễ bị xoắn vào nhau và gây xoắn ruột. Trực tràng còn khá dài, lỏng lẻo và cơ yếu nên dễ bị sa trực tràng khi trẻ ho hay rặn nhiều.

Trong khoảng 7 tuổi về sau, hệ tiêu hóa cảu trẻ đã hoàn thiện và gần như tương đồng với người lớn về giải phẫu lẫn sinh lý, đặc biệt là hệ vi sinh đường ruột cũng phát triển đầy đủ.

Tụy

Tụy tạng là cơ quan tiết các men tiêu hóa như: Trypsin, Lipase, Amylase… giúp chuyển hóa chất đạm, mỡ, đường, vi chất… và phân cắt chúng thành các phân tử nhỏ, đơn giản hơn để có thể hấp thu qua màng ruột.

Trong những năm đầu đời, chức năng tụy của trẻ còn chưa hoàn thiện, do đó sữa mẹ nên là nguồn dinh dưỡng chính để tốt hơn cho đường tiêu hóa.

Gan

Kích thước gan của trẻ sơ sinh khá lớn, chiếm khoảng 4,4% trọng lượng cơ thể, chứa nhiều mạch máu nhưng các tế bào gan lại chưa phát triển đầy đủ.

Tương tự như dịch tụy, dịch mật bài tiết từ gan cũng giúp phân giải các hợp chất phức tạp trong thức ăn thành các phân tử đơn giản và dễ hấp thu. Tuy nhiên hàm lượng chúng còn ở mức thấp nên trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hoá và kém hấp thu.

Sau khi đã được giải đáp rõ về câu hỏi khi nào hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện. Cha mẹ hãy tìm hiểu những cách chăm sóc cho bé trong những năm đầu đời khi đường tiêu hóa còn mới bắt đầu phát triển để giúp con cao lớn, khỏe mạnh.

2/ Cách chăm sóc trẻ khi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Đối với các bé có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, với từng độ tuổi cần được chăm sóc và đảm bảo chế độ ăn uống đặc biệt tuân thủ để phù hợp cho con hấp thu và tiêu hóa tốt nhất.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

  • Cần cố gắng cho trẻ bú mẹ ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh để kích thích bài tiết sữa. Sữa non sẽ giúp trẻ phòng chống các nhiễm khuẩn thời kỳ sơ sinh, giúp trẻ thải phân su nhanh.
  • Cho trẻ bú đúng cách và theo nhu cầu. Nên cho trẻ bú hết 1 bên vú trước khi chuyển sang bên còn lại để trẻ nhận được cả sữa cuối giàu dinh dưỡng.
  • Trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn, không nên cho trẻ ăn bất kỳ thức ăn, nước uống nào kể cả nước trắng. Sữa mẹ sẽ cung cấp kháng thể và lợi khuẩn phong phú nên rất tốt cho đường tiêu hóa của bé.

Chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi

Ăn dặm phù hợp với sự phát triển của đường tiêu hóa

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi.
  • Cho trẻ ăn dặm khi 6 tháng tuổi với thức ăn đa dạng, đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Lượng thức ăn tăng theo tuổi để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ,
  • Bắt đầu cho trẻ uống thêm nước đun sôi để nguội (khoảng 400 – 600ml/ngày).
  • Cho trẻ ăn thêm trái cây (cam, đu đủ, thanh long…), rau quả để bổ sung chất xơ.
  • Tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào khung giờ cố định trong ngày, không nhịn đi ngoài.
  • Massage bụng cho trẻ nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung men vi sinh cho bé để cung cấp lợi khuẩn, hỗ trợ đường tiêu hóa của con tốt hơn.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm men vi sinh Simbiosistem Bustine, Sản phẩm hiện là sự kết hợp độc đáo giữa hỗn hợp Inulin được làm giầu oligofructose được cấp bằng sáng chếOrafti® synergy 1 (hãng BENEO GmbH) và 10 tỷ lợi khuẩn Lactobacillii bào gồm Lactobacillus acidophilus La-14 (ATCC: SD5212) và Lactobacillus plantarum Lp-115 (ATCC: SD5209).

khi nào hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện

Simbiosistem giúp bổ sung lợi khuẩn và chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt hiệu quả trong trường hợp trẻ em bị táo bón, trẻ lười ăn rau, trẻ dùng sữa công thức, trẻ dùng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.

Mong rằng qua câu trả lời khi nào hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện trên đây đã giúp bạn hình dung rõ hơn về quá trình phát triển đường tiêu hóa của bé, cũng như biết cách chăm sóc con phù hợp qua từng giai đoạn.

Tham khảo thêm:

Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em thường gặp và cách xử lý

Trẻ ăn bao lâu thì tiêu hóa hết? Cách để bé hấp thu tốt khi ăn

Trẻ 4 tuổi hay ị ra quần do nguyên nhân gì? Cần xử lý ra sao?

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline