Trẻ sơ sinh hay bị sặc nước bọt do nguyên nhân gì? Mẹo xử lý

Trẻ sơ sinh hay bị sặc nước bọt là hiện tượng vẫn thường gặp. Tình trạng này gây cho trẻ cảm giác khó chịu và và thậm chí có thể khó thở. Người lớn hay trẻ nhỏ đều nuốt nước bọt một cách vô thức mỗi ngày. Bởi vậy, vô tình sặc nước bọt cũng thường xảy ra. Trong nhiều trường hợp, sặc nước bọt có thể là triệu chứng của vấn đề bệnh lý liên quan đến cơ, thần kinh và hô hấp. Để tìm hiểu cụ thể về trường hợp trẻ sơ sinh bị sặc nước bọt, cùng tham khảo các thông tin sau đây.

1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị sặc nước bọt

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ sơ sinh sặc nước bọt. Đôi khi, vấn đề nằm ở chứng khó nuốt, và điều này xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Thông thường, trẻ sơ sinh hay bị sặc nước bọt không phải vấn đề gì đó quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc biết được nguyên nhân để ngăn ngừa cũng là một cách tốt để giúp con tránh được những sự cố sẽ xảy ra trong tương lai. 

Do đường thở chưa trưởng thành

Bé ngủ hay bị sặc nước bọt có thể do đường thở chưa phát triển hoàn toàn. Đối với các trường hợp sinh non, con dễ bị rối loạn đường hô hấp và nhiễm trùng. Nếu bé bị sặc nước bọt, sẽ khiến bé gặp nguy hiểm vì dễ bị nghẹt thở.

trẻ sơ sinh hay bị sặc nước bọt

Bởi vậy, các ba mẹ cần cảnh giác với nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị sặc nước bọt này và thảo luận với các bác sĩ để phát hiện xem có bất kỳ dấu hiệu suy hô hấp khong. Một số biểu hiện như thở ồn ào, lỗ mũi phập phồng hay lồng ngực xẹp xuống đều có thể liên quan đến thở khẩn cấp.

Trào ngược axit

Trẻ sơ sinh bị sặc nước miếng cũng có thể do trào ngược axit. Tình trạng này xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng. Khi đó, thức ăn trong dạ dày chảy vào miệng, và tiết nước bọt sẽ tăng lên nhằm rửa sạch axit. Điều này dẫn đến kích ứng niêm mạc thực quản và sẽ gây khó khăn cho việc nuốt và tạo điều kiện cho nước bọt đọng lại sau miệng và dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh hay bị sặc nước bọt.

Ngoài ra, trào ngược axit cũng bao gồm một số triệu chứng như đau ngực, ợ nóng, buồn nôn…

Nuốt bất thường trong lúc ngủ

Trẻ hay bị sặc nước bọt khi ngủ là do chứng rối loạn rằng nước bọt tích tụ trong miệng khi ngủ sẽ chảy vào phổi khiến con hít phải và nghẹt thở. Các bé thường nuốt bất thường như vậy sẽ có dấu hiệu thở hổn hển và sặc nước miếng.

nuốt bất thường

Một nghiên cứu còn chỉ ra giả thuyết mối liên hệ giữa việc nuốt bất thường và chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Việc nuốt nước bọt bất thường khiến tắc đường thở và làm cho hơi thở có thể ngừng lại trong lúc đang ngủ.

Cổ họng bị tổn thương hoặc có khối u

Một nguyên nhân khác khiến cho bé bị sặc nước bọt có thể xuất phát từ tổn thương cổ họng hoặc xuất hiện khối u ở vùng này. Khi gặp vấn đề này, thực quản sẽ bị thu hẹp và việc nuốt nước bọt sẽ có nhiều khó khăn, kết quả là tình trạng nghẹt thở càng dễ xảy ra.

Một số triệu chứng khác của trường hợp bị u cổ họng là khàn tiếng, viêm họng và có khối u nhìn được bên trong cổ họng…

Rối loạn thần kinh

Vấn đề rối loạn thần kinh có thể khiến trẻ sơ sinh ho sặc nước bọt. Bệnh lý này sẽ làm hỏng các dây thần kinh ở phía sau cổ họng. Điều này dẫn đến chứng khó nuốt và tình trạng trẻ sơ sinh hay bị sặc nước bọt. Khi bị bệnh này, trẻ còn có thể có các triệu chứng phổ biến như yếu cơ, khó nói, giọng nói khiếm khuyết hay co thắt cơ ở các bộ phận khác.

trẻ sơ sinh hay bị sặc nước bọt

Trẻ cười đùa quá mức

Khi bé cười nhiều hoặc nói quá mức, sản xuất nước bọt sẽ tăng lên. Nếu bé cười liên tục và không ngừng nuốt, nước bọt có thể đi xuống khí quản vào hệ hô hấp và gây nên hiện tượng sặc nước bọt ở trẻ sơ sinh. Bởi vậy, để tránh gây nên tình trạng này, bạn không trêu đùa con quá mức, và khuyến khích trẻ nói chậm.

Dị ứng hoặc vấn đề hô hấp

Khi bị dị ứng hoặc có vấn đề về đường hô hấp, chất nhầy hoặc nước bọt sẽ không dễ dàng đi qua cổ họng. Trong khi ngủ, chất nhầy và nước bọt có thể đọng lại trong miệng và khiến trẻ hay bị sặc nước bọt.

Một số triệu chứng khác: hắt xì, ho khan, sổ mũi, viêm họng.

2/ Khi trẻ sơ sinh sặc nước bọt có sao không

Ho sặc nước bọt ở trẻ sơ sinh thông thường không phải vấn đề quá nghiêm trọng. Nguyên nhân phổ biến là do bé cười đùa quá nhiều hoặc do trào ngược axit. Tuy nhiên, cũng không phải không có trường hợp nào bé hay bị sặc nước bọt là do các vấn đề bệnh lý nguy hiểm. 

có sao không

Bởi vậy, để biết trẻ sặc nước bọt có sao không, ba mẹ cần theo dõi tần suất con bị sặc và những biểu hiện khác đi kèm. Nếu có các triệu chứng của vấn đề bệnh lý, cần đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị sao cho phù hợp nhất.

3/ Cách xử lý khi bé bị sặc nước bọt

Trẻ sơ sinh hay bị sặc nước bọt phải làm sao? Trước hết, nếu thấy bé thường xuyên bị sặc, hãy gặp bác sĩ để biết điều gì đang xảy ra đối với con vì nhiều trường hợp có thể do trào ngược và sưng amidan làm cản trở dòng chảy của nước bọt.

Bạn có thể tham khảo một số mẹo xử lý khi trẻ bị sặc nước bọt như sau:

  • Giữ trẻ nằm thẳng sau khi ăn khoảng 30 phút
  • Nếu trẻ bú sữa công thức, hãy thử thay đổi loại sữa đó vì có thể con không phù hợp với công thức sữa này nên dễ bị trào ngược dẫn đến sặc nước bọt
  • Chia nhỏ các bữa ăn của bé để con ăn ít nhưng thường xuyên hơn
  • Nếu nguyên nhân là do cảm lạnh, có thể khắc phục bằng cách sử dụng nước muối hoặc máy xông hơi để làm loãng chất nhầy
  • Một số trẻ sơ sinh sặc nước bọt khi ngủ do mọc răng. Điều này có thể dẫn đến nghẹt thở. Thỉnh thoảng con cũng ho hoặc nôn khan nhưng thường không phải điều gì quá đáng long. Song, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng nghẹt thở không cải thiện hoặc bắt đầu trầm trọng hơn.

trẻ sơ sinh hay bị sặc nước bọt

Một số mẹo phòng tránh nguy cơ bị sặc nước bọt:

  • Khuyến khích con nuốt xong rồi mới nói
  • Để bé nằm ở tư thế ngửa đầu khi ngủ
  • Kê cao đầu hơn cho bé để tránh nguy cơ bị trào ngược axit
  • Cho bé ăn nhiều bữa nhỏ
  • Tránh cho bé ngậm kẹo vì có thể làm tăng tiết nước bọt

Về cơ bản, tình trạng trẻ sơ sinh hay bị sặc nước bọt là hiện tượng phổ biến. Ba mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này nếu tần suất xảy ra ít và bé vẫn ăn ngon và phát triển tốt. Tuy nhiên, hãy nhớ theo dõi tình trạng sức khỏe của bé thường xuyên để nhận ra bất kỳ điều gì bất thường và có cách xử lý phù hợp.

Tham khảo thêm: Trẻ chảy nước dãi nhiều có sao không? Những nguyên nhân gây nên

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline