Trẻ bị đi tướt, phân hoa cà hoa cải mẹ phải làm sao? Bao lâu khỏi

Dấu hiệu trẻ bị đi tướt có lẽ sẽ xuất hiện rất nhiều lần trong khi nuôi nấng một đứa trẻ. Vấn đề này có thực sự nguy hiểm không? Khắc phục tình trạng này như thế nào? Mẹ hãy đọc bài viết sau đây để có lời giải đáp.

Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

Nguyên nhân trẻ đi tướt

Hiện tượng đi tướt khác với tiêu chảy, bé bị tiêu chảy khi phân lỏng như nước kèm sốt, quấy khóc…Trẻ đi tướt khi đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân dạng sền sệt, hoa cà hoa cải, trẻ vẫn ăn ngủ chơi bình thường nhất là với những bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Vì thế, đa phần mẹ không cần quá lo lắng, trẻ sẽ đi ngoài bình thường sau 4-5 ngày hoặc 1 tuần.

Một số nguyên nhân làm xuất hiện biểu hiện này gồm:

+ Trẻ đi tướt khi mọc răng: Có lẽ đây là kinh nghiệm có rất nhiều các bà các mẹ khi nuôi con nhỏ. Năng lượng của bé dành cho việc mọc răng rất lớn. Đồng thời lợi nứt ra để những chiếc răng nhú lên là cơ hội để vi khuẩn, vi rút tấn công. Sức đề kháng của bé còn chưa hoàn thiện nên vi khuẩn, vi rút có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, khiến trẻ đi ngoài phân lỏng khác thường.
+ Trẻ đi tướt lẫy, tướt bò: Mỗi một giai đoạn phát triển của trẻ khi 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò đều làm cho cơ thể trẻ có đôi lần xáo trộn điển hình là trẻ bị đi tướt trong giai đoạn học lẫy, học bò.
+ Trẻ bị dị ứng sữa công thức: Khi mẹ thay đổi sữa mới cho con hoặc chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức cũng khiến hệ tiêu hóa của trẻ phản ứng lại bằng việc đi tướt.

trẻ bị đi tướt nguyên nhân là gì

Nếu trẻ đi tướt nhiều hơn 1 tuần, kèm với bú kém, quấy khóc, phân có sủi bọt, nhầy, máu thì có thể trẻ đã bị rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm trùng đường ruột. Lúc này mẹ cần cho trẻ đi kiểm tra và nhận sự tư vấn của bác sĩ để điều trị cho trẻ.

Tham khảo: Bé bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì?

Trẻ bị đi tướt mẹ phải làm sao?

Khi trẻ vẫn ăn ngủ, chơi ngoan mẹ chỉ cần bổ sung thêm men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa kết hợp với chế độ ăn khoa học, giữ vệ sinh cho bé.

Trẻ bị đi tướt phải làm sao

Tiệt trùng kĩ bình sữa khi trẻ bị đi tướt

Cụ thể khi trẻ bị đi tướt mẹ cần:

+ Bổ sung men vi sinh chứa 2 chủng lợi khuẩn sống L. rhamnosus LE06 và L. reuteri LRE02 được chứng minh mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị và hạn chế tốt nhất cho các trường hợp rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
+ Trẻ nên hạn chế ăn đồ tanh, cay, đồ ăn có tính hàn và mẹ cũng không nên ăn nếu đang cho con bú.
+ Tiệt trùng bình sữa, rửa tay trước khi pha sữa cho con
+ Giữ vệ sinh nhà ở, tắm rửa sạch sẽ cho bé nhất là sau khi bé bị đi tướt.

Tham khảo: Simbiosistem Gocce – Men vi sinh đặc hiệu cho các rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ em

Trẻ đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi?

Trẻ đi tướt là điều hoàn toàn bình thường, và đặc biệt khi trẻ đang có những dấu hiệu mọc răng thì có thể tình trạng này hoàn toàn có thể xảy ra liên tục. Thông thường, trẻ bị đi tướt trong quá trình mọc răng sẽ tự khỏi từ 1 đến 2 ngày trước hoặc sau khi chiếc răng của bé nhú lên.

Mặc dù các bé đi ngoài phân lỏng khi mọc răng khỏi rất nhanh tuy nhiên mẹ cũng nên đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu bất thường ở bé. Khi thời gian đi tướt kéo dài 1 tuần thì mẹ không nên chủ quan mà nên đưa bé đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất để được bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị hiệu quả.

trẻ đi tướt phân hoa cà hoa cải

Tình trạng đi tướt sẽ khỏi trước hoặc sau khi chiếc răng bé mọc lên

Bên cạnh thời gian khỏi tình trạng này, khi thắc mắc trẻ bị đi tướt nên uống thuốc gì? Mẹ có thể tham khảo sử dụng cho con men vi sinh nhỏ giọt Simbiosistem gocce của hãng Buona nội địa Italy. Cho bé sử dụng men vi sinh nhỏ giọt khi bị đi tướt có các tác dụng như:

  • Hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột trong các trường hợp rối loạn tiêu hóa.
  • Hỗ trợ cải thiện nhu động ruột, giảm táo bón, đau bụng co thắt, trào ngược dạ dày thực quản (nôn trớ) ở trẻ.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Trẻ sơ sinh đi tướt mẹ nên cho ăn gì và kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ đi tướt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phục hồi của bé. Cung cấp đầy đủ chất sẽ khiến cho cơ thể trẻ cảm thấy bớt mệt mỏi, khó chịu khi mất nước vì đi tướt mà còn thúc đẩy quá trình khỏi bệnh của bé nhanh hơn.

Thực phẩm trẻ nên ăn

Nếu bé còn bú mẹ thì mẹ nên cho bé bú thường xuyên và chia nhỏ các đợt bú để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi trẻ bị đi tướt. Ngoài ra, việc bú sữa mẹ cũng cung cấp thêm nước cho cơ thể bé giúp bé cảm thấy bớt mệt mỏi, khó chịu hơn.

bé bú mẹ khi bị đi tướt

Mẹ nên cho bé bú nhiều hơn trong những ngày bé có phân hoa cà hoa cải

Đối với những trường hợp bé đã ăn dặm, mẹ có thể bổ sung nước cùng chất điện giải để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Các thực phẩm cần bổ sung lúc này thì mẹ nên lựa chọn những loại giúp phân xơ cứng lại dễ dàng hơn. Cụ thể như: chuối, bánh mì, khoai tây, cà rốt, …. và các thực phẩm chứa nhiều protein, canxi như: thịt bò, thịt lợn…

Mẹ nên chú ý làm những thực phẩm này dưới dạng cháo, súp hoặc xay nhuyễn để bé dễ dàng hấp thụ và tiêu hóa hơn.

Đặc biệt, nên bổ sung các loại rau xanh cho bé như: bông cải xanh, súp lơ, cải chíp .. để giúp bé có đầy đủ dưỡng chất ngay cả khi gặp tình trạng đi tướt kéo dài.

Bé nên kiêng ăn gì khi đi tướt

Bên cạnh những thực phẩm giúp trẻ bị đi tướt mau khỏi thì bố mẹ không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm sau đây bởi có thể sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn:

– Các sản phẩm bơ sữa ngoại trừ sữa mẹ và sữa chua.

– Những thực phẩm giàu chất xơ.

– Hải sản như: tôm, ốc

– Bánh kẹo, đồ uống có gas, các loại thức ăn chế biến sẵn hoặc có quá nhiều dầu mỡ …

trẻ bị đi tướt kiêng gì

Tuyệt đối không cho bé ăn đồ ngọt, các chất có nhiều đường

Hy vọng bài viết về trẻ đi tướt trên đây đã giúp mẹ giải tỏa nỗi lo lắng khi thấy trẻ bị đi tướt và cách đối phó dễ dàng với tình trạng này.

Tham khảo bài viết:

Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi? Yếu tố ảnh hưởng

Bé bị tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi? Làm gì để bé phục hồi nhanh

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy có đáng lo ngại hay không?

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy? Cần khắc phục như thế nào

32 Comments

  1. Lan Tháng Bảy 12, 2020
    • Chuyên Gia Buona Tháng Bảy 13, 2020
    • lài Tháng Một 8, 2021
  2. Khánh ngọc Tháng Tám 3, 2020
    • Chuyên Gia Buona Tháng Tám 3, 2020
  3. Trần nhàn Tháng Tám 6, 2020
    • Chuyên Gia Buona Tháng Tám 6, 2020
    • Kim loan Tháng Một 25, 2021
      • Chuyên Gia Buona Tháng Một 25, 2021
  4. Lê trung Tháng Tám 29, 2020
    • Chuyên Gia Buona Tháng Tám 29, 2020
  5. thị hà Tháng Chín 5, 2020
    • Chuyên Gia Buona Tháng Chín 5, 2020
  6. Hồng Tháng Chín 17, 2020
    • Buona Việt Nam Tháng Chín 17, 2020
  7. Diễm Tháng Mười 6, 2020
    • Chuyên Gia Buona Tháng Mười 6, 2020
  8. Vũ thị yến Tháng Mười Một 9, 2020
    • Chuyên Gia Buona Tháng Mười Một 9, 2020
  9. Thu hiền Tháng Mười Một 19, 2020
    • Chuyên Gia Buona Tháng Mười Một 24, 2020
  10. Huyền Tháng Mười Hai 9, 2020
    • Chuyên Gia Buona Tháng Mười Hai 10, 2020
  11. Thu Hoa Tháng Tư 7, 2021
    • Chuyên Gia Buona Tháng Tư 7, 2021
  12. Phạm Thị Oanh Tháng Tư 24, 2021
    • Phạm Thị Oanh Tháng Tư 24, 2021
    • Chuyên Gia Buona Tháng Tư 26, 2021
  13. Triệu Quốc Tuân Tháng Sáu 17, 2021
    • Chuyên Gia Buona Tháng Sáu 17, 2021
  14. Nguyễn Thị Kim viên Tháng Một 27, 2022
    • Chuyên Gia Buona Tháng Hai 8, 2022

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline