Những kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi hữu ích cho cha mẹ

Kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi sẽ giúp các bậc phụ huynh chuẩn bị và chăm sóc cho bé tốt hơn khi con đến tuổi ăn dặm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết các đồ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi và cách cho ăn như thế nào. Điều này chắc chắn còn bỡ ngỡ với những ai mới làm ba mẹ lần đầu. Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để chuẩn bị cho ăn dặm thật tốt.

1/ Những kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Ăn dặm là quá trình trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn đặc/ rắn, thay cho sữa. Việc chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi là một trong những điều quan trọng đầu tiên mà ba mẹ cần lưu ý.  Với kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dưới đây, bạn sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để chăm sóc bé tốt hơn.

kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Khi nào bé đã sẵn sàng cho đồ ăn dặm?

Hầu hết theo kinh nghiệm của các chuyên gia sức khỏe đều khuyên rằng trẻ sơ sinh nên bắt đầu được ăn thức ăn đặc vào khoảng 4-6 tháng tuổi. Bước sang 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh cần các chất dinh dưỡng bổ sung không có trong sữa như sắt và kẽm. Do đó, rất cần thiết để ăn dặm cho trẻ 5-6 tháng vì thức ăn dặm sẽ cung cấp những chất dinh dưỡng này.

Một vài dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết con đã sẵn sàng ăn thức ăn dặm:

  • Ngồi dậy được
  • Kiểm soát đầu tốt
  • Có thể ngậm thức ăn trong miệng và sẵn sàng nhai
  • Có thể đưa thức ăn vào miệng
  • Tò mò vào giờ ăn của gia đình và biểu hiện muốn ăn

khi nào bé sẵn sàng

Nếu con bạn có những dấu hiệu như vậy nhưng bé chưa đủ 6 tháng tuổi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn dặm.

Hướng dẫn cách ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Theo kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của đa số các bà mẹ, có hai cách phổ biến để cho con ăn dặm. Đó là phương pháp truyền thống và phương pháp hướng dẫn bé.

Nếu chưa biết ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi như thế nào, hãy tham khảo một số cách tiếp cận sau đây. Mỗi phương pháp đều sẽ có những ưu nhược điểm riêng giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất cho con.

Ăn dặm kiểu truyền thống

Với cách cho con ăn dặm 6 tháng kiểu truyền thống, bạn sẽ để con dần dần làm quen với thức ăn. Đầu tiên, bạn sẽ xay nhuyễn thức ăn, rồi dần dần chuyển sang thức ăn nghiền và cắt nhỏ. Cuối cùng là cho bé ăn thức ăn được cắt thành những miếng vừa ăn.

kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Ưu điểm: Dễ nhận biết được con đã ăn được bao nhiêu

Nhược điểm:

  • Khá tốn thời gian khi phải chuẩn bị các bữa ăn cho bé
  • Nguy cơ cho con ăn quá nhiều vì rất khó nhận ra cảm giác no của con
  • Nếu trẻ quá quen với thức ăn xay mịn, có thể rất khó để cho bé ăn loại thức ăn khác

Khuyến khích bé tự ăn

Trong kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, các mẹ có thể khuyến khích trẻ tự ăn ngay từ đầu. Bằng cách này, con sẽ tự khám phá chất rắn và ăn bất cứ cái gì chúng thích.

Ưu điểm:

  • Khuyến khích việc ăn độc lập từ sớm
  • Trẻ sơ sinh biết được thời điểm ăn no
  • Bạn không phải tốn công sức và thời gian để chuẩn bị bữa ăn riêng biệt cho bé

khuyến khích con tự ăn

Nhược điểm:

  • Nguy cơ bé bị nôn trớ và nghẹt thở vì đồ ăn không thích hợp
  • Rất khó để biết được bé đã ăn bao nhiêu thức ăn
  • Khó xác định bé dị ứng với thực phẩm nào

Thực phẩm ăn dặm cho con 6 tháng tuổi

Khoảng 1 giờ sau khi bú sữa, bạn có thể cho bé thử thức ăn nếu bé không mệt và ngủ. Theo các chuyên gia y tế, thức ăn đầu tiên thích hợp cho con ăn dặm 6 tháng bao gồm:

  • Rau nấu chín mềm: Bông cải xanh, cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, đậu Hà Lan xay nhuyễn/ nghiền
  • Trái cây mềm: Chuối, xoài, việt quất, mâm xôi, bơ, lê, táo, đào nghiền hoặc làm nhuyễn
  • Ngũ cốc: Bột yến mạch

thực phẩm cần thiết

Bạn có thể kết hợp các loại thức ăn với nhau để giúp bé dễ ăn hơn. Chẳng hạn như trộn ngũ cốc gạo với lê, hoặc chuối, bơ. Khi con đã thường xuyên ăn thức ăn dặm, kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi gợi ý rằng bạn nên cho con ăn nhiều loại hơn để tạo thành 3 bữa ăn hàng ngày.

  • Thịt, gia cầm, cá: Mềm và không có xương
  • Trứng được nấu chín kỹ
  • Sữa chua và pho mát
  • Thức ăn nhẹ: Bánh gạo, bánh mì, mì ống nấu chín
  • Các loại trái cây khác

Thông thường, lịch trình ăn dặm cho bé 6 tháng là 2-3 bữa một ngày. Khi được 1 tuổi, hầu hết các bé có thể ăn những thức ăn mà người lớn ăn trong bữa cơm. Ở giai đoạn này, nhiều bé có thể ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ mỗi ngày. Lưu ý rằng mỗi em bé là khác nhau, và con bạn có thể ăn ít hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể.

lịch ăn dặm hợp lý

Thực phẩm cần tránh khi cho trẻ 6 tháng ăn dặm

  • Mật ong: Không nên cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi uống mật ong vì nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao
  • Trứng chưa nấu chín: Khi chưa được nấu chín, trứng có thể chứa vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho bé
  • Các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng
  • Thực phẩm mặn hoặc đồ uống có đường
  • Sản phẩm ít chất béo: Trẻ sơ sinh cần nhiều chất béo hơn so với người lớn
  • Sữa bò: Không nên sữa bò như một thức uống chính cho bé vì nó không cung cấp đủ sắt và chất dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên, bạn có thể thêm một lượng nhỏ sữa bò khi nấu thức ăn

2/ Lưu ý gì khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Ăn dặm là một quá trình quan trọng để em bé chuyển từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang thức ăn. Dù bạn có đủ kinh nghiệm cho bé ăn dặm theo cách nào đi nữa, trước hết cần lưu ý những điều sau để đồ ăn dặm cho trẻ 6 tháng được đảm bảo tốt nhất.

kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

  • Lựa chọn rau củ quả theo mùa để đảm bảo độ tươi ngon, an toàn
  • Không nên đun lại một món nhiều lần trong ngày khi cho con ăn vì sẽ làm mất độ thơm ngon của món ăn. Nên chia nhỏ đồ ăn dặm rồi bảo quản, khi nào ăn thì lấy ra đun lại một lần
  • Không dùng nước nóng để làm tan thực phẩm đông lạnh. Việc rã đông bằng nước sôi sẽ khiến chất dinh dưỡng bốc hơi và thực ăn kém tươi ngon hơn
  • Cố gắng chuẩn bị nhiều loại thức ăn cho bé để biết con thích đồ ăn nào và không thích loại nào

Bằng những kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi trên, các ba mẹ chắc chắn sẽ giúp bé ăn dặm thành công. Tuy nhiên, cũng không nên vì thấy trẻ đã đến tuổi ăn dặm mà ép con ăn thức ăn đặc khi con chưa muốn. Bạn cần theo dõi và nhận biết các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm ở con để cho bé ăn dặm dần dần. Ngoài ra, việc ép trẻ ăn nhiều để con có nhiều dinh dưỡng cũng là sai lầm không nên mắc phải. Với những thông tin này, hy vọng sẽ giúp ba mẹ chăm sóc bé tốt hơn trong giai đoạn chuyển biến sang ăn dặm.

Tham khảo thêm:

Cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân trong giai đoạn ăn dặm

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Kinh nghiệm hay cho mẹ

Trẻ bị đi tướt, phân hoa cà hoa cải mẹ phải làm sao?

Các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi và gợi ý thực đơn

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline