Khi thấy các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ không nên quá lo lắng mà thay vào đó phải thật bình tĩnh để tìm ra giải pháp tốt nhất cho trẻ. Các dấu hiệu đó là gì? Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy? Cách xử lý ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây.
1/ Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là những biểu hiện mà mẹ có thể dựa vào đó để biết được tình trạng của trẻ đang gặp phải về hệ tiêu hóa để có những giải pháp phù hợp nhất, cải thiện sức khỏe của trẻ. Tiêu chảy được biết đến là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng, nát hoặc đi nhiều lần trong ngày. Đối với trẻ sơ sinh, việc đi ngoài từ 3 đến 5 lần/ ngày là điều hoàn toàn bình thường nên mẹ cần phải hiểu rõ về tình trạng bệnh lý để có hướng xử lý tốt nhất. Mẹ nên tham khảo một số dấu hiệu mà trẻ có nguy cơ mắc tiêu chảy như sau:
Số lần đi đại tiện trong ngày
Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài từ 3 đến 5 lần/ ngày là bình thường. Điều này sẽ thay đổi khi trẻ lớn dần lên, có thể 1 – 2 lần/ ngày hoặc vài ngày mới đi 1 lần. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà tần suất đại tiện sẽ không giống nhau nên nếu mẹ thấy trẻ đi quá nhiều lần trong ngày nhưng vẫn ở trong mức cho phép, đồng thời trẻ vẫn ăn tốt, ngủ ngon, cân nặng phát triển bình thường thì mẹ cũng không cần phải quá lo lắng.
Chất lượng phân của trẻ
Mẹ có thể dựa vào chất lượng phân để biết được dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy hay không. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ có phân màu vàng hoặc xanh, lỏng do trẻ chỉ uống sữa trong những năm tháng đầu đời. Trong trường hợp mẹ thấy phân của trẻ có biểu hiện khác thường như: thay đổi màu sắc, phân có bọt, tóe nước, có nhiều dịch nhầy, vệt lợn cợn, máu … thì rất có khả năng trẻ đã mắc tiêu chảy.
Dựa vào màu sắc của phân mà mẹ có thể biết được trẻ sơ sinh có bị tiêu chảy hay không
Biểu hiện của trẻ nhỏ
Các biểu hiện của trẻ sơ sinh sau đây sẽ cảnh báo cho mẹ về tình trạng tiêu chảy của trẻ như sau:
- Trẻ quấy khóc nhiều giờ liên tục, dỗ mãi không nín.
- Trẻ có cảm giác đau bụng
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao, có thể co giật.
- Mất nước: mắt khô, khóc không ra nước mắt; tiểu tiện ít hơn so với bình thường; trẻ sơ sinh lờ đờ, không tỉnh táo, miệng khô, …
2/ Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Khi đã biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ cũng nên quan tâm đến các nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ để có những cách xử lý phù hợp nhất. Cụ thể:
Do hệ tiêu hóa của trẻ bị nhiễm trùng
Đây là hiện tượng ruột của trẻ bị các loại vi rút, vi khuẩn tấn công khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, không làm tốt nhất nhiệm vụ của mình dẫn đến các bệnh lý tiêu chảy phổ biến ở trẻ. Các loại vi rút gây ra tiêu chảy có thể kể đến như: virus rota, vi khuẩn salmonella …
Do không dung nạp được đường hoặc protein
Những thành phần này có trong sữa mẹ, sữa công thức nên nếu trường hợp cơ thể của trẻ không thể dung nạp dẫn đến việc không sản xuất đủ lactose – enzyme cần thiết cho việc tiêu hóa thì trẻ sẽ dễ mắc các bệnh đường ruột, trong đó phổ biến nhất là tiêu chảy.
Do chế độ ăn của trẻ hoặc mẹ thay đổi
Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường khuyến khích trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời bởi đây là nguồn dinh dưỡng an toàn, lành tính và thân thiện với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Nên khi thay đổi sữa, chuyển đối sang chế độ ăn dặm hoặc chế độ ăn của mẹ có những thành phần ảnh hưởng đến chất lượng sữa đều sẽ khiến trẻ có những biểu hiện nhất định về hệ tiêu hóa. Lúc này, khả năng trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy là rất cao nên mẹ cần chú ý đến chế độ ăn của bé và của mẹ để đảm bảo cho trẻ có thể hấp thụ chất dinh dưỡng, phát triển tốt nhất.
Khi trẻ bị thay đổi chế độ dinh dưỡng đột ngột, trẻ sẽ có nguy cơ mắc tiêu chảy
Do tác động của một số loại thuốc
Một số trường hợp mẹ hoặc trẻ bị bệnh và sử dụng các loại thuốc kháng sinh cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến quá trình tiêu hóa của trẻ. Trong trường hợp thấy các dấu hiệu tiêu chảy ở bé, mẹ nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để có cách xử lý phù hợp, an toàn.
3/ Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
Đối với các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhẹ, mẹ có thể chăm sóc và theo dõi trẻ tại nhà. Tuy nhiên, việc điều trị tại nhà chỉ nên được thực hiện khi các mẹ thực sự hiểu rõ về tình trạng của trẻ bởi nếu không tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhỏ.
Tiêu chảy sẽ dẫn đến mất nước làm mất cân bằng điện giải, khiến trẻ rơi vào tình trạng li bì, thậm chí hôn mê, giảm ý thức, tim đập nhanh, da tái lại … nghiêm trọng hơn là tình trạng co giật, thậm chí là tử vong.
Ngoài ra, khi tiêu chảy kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần, trẻ sẽ không thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất, dần dần dẫn đến chán ăn, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, kém phát triển về thể chất và trí tuệ.
4/ Chăm sóc trẻ sơ sinh tiêu chảy như thế nào?
Khi đã xác định được tình trạng bệnh lý thông qua các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để có phương án điều trị cũng như hướng dẫn chăm sóc trẻ tốt nhất. Mẹ cần nắm được những điều sau:
Cho trẻ uống nhiều nước
Tiêu chảy sẽ dẫn đến mất nước nên mẹ cần bổ sung đầy đủ nước cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, việc cho trẻ bú nhiều hơn sẽ giúp bổ sung thêm nước và chất dinh dưỡng đã bị thiếu hụt trong quá trình trẻ bị tiêu chảy tốt nhất.
Mẹ cũng có thể cho trẻ uống Oresol để cung cấp thêm chất điện giải cho trẻ.
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
Cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sau mỗi lần đi ngoài, để trẻ nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát, yên tĩnh. Tránh để các vi khuẩn, virus có thể xâm nhập khiến cho tình trạng bệnh lý của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Không tự ý sử dụng các loại thuốc tiêu chảy cho trẻ
Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn, không tự ý sử dụng thêm các loại thuốc chữa tiêu chảy cho trẻ nhỏ. Trong trường hợp nếu mẹ vẫn thấy trẻ có dấu hiệu không thuyên giảm, thậm chí nặng hơn, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.
5/ Phòng tránh dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Để phòng tránh dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ cần:
Chế độ dinh dưỡng của trẻ
- Duy trì quá trình bú mẹ thay vì uống sữa công thức.
- Chuyển sang chế độ ăn dặm cho trẻ theo đúng thời gian, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm, tốt nhất là từ tháng thứ 6 trở lên.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi.
Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ
- Đảm bảo vệ sinh cho trẻ trong quá trình ăn uống, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày.
- Vệ sinh đồ dùng, giữ cho phòng ốc luôn thông thoáng, dễ chịu, thoải mái.
- Hạn chế cho trẻ đến nơi quá đông người, nơi có dịch bệnh.
- Tiêm chủng đầy đủ
Trẻ nhỏ cần được tiêm chủng đầy đủ tất cả các loại vaccine để phòng ngừa tốt nhất các bệnh lý thường xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, trong đó có tiêu chảy. Mẹ nên cho trẻ tiêm chủng Rotavirus theo chương trình tiêm chủng của quốc gia để đảm bảo an toàn, ngăn ngừa các bệnh tiêu hóa cho trẻ.
Bổ sung thêm men vi sinh đường ruột
Mẹ nên bổ sung cho trẻ Simbiosistem Bustine – men vi sinh đặc hiệu táo bón và loạn khuẩn đường ruột để phòng tránh bệnh tiêu chảy cho trẻ nhỏ hiệu quả. Sản phẩm có thành phần từ hai chủng lợi khuẩn sống Lactobacillus acidophilus La-14 (ATCC: SD5212) và Lactobacillus plantarum Lp-115 (ATCC: SD5209) có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ chất xơ, ổn định tốt nhất hệ tiêu hóa của trẻ một cách an toàn, chất lượng. Simbiosistem Bustine có dạng gói tiện dụng hỗ trợ điều trị tốt nhất chứng tiêu chảy, táo bón, giúp trẻ ăn ngon, phát triển tốt nhất.
Simbiosistem Bustine hỗ trợ ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, cải thiện hệ vi sinh đường ruột hiệu quả, an toàn.
Mong rằng bài viết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ gặp phải bệnh lý nguy hiểm trên. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.