Xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn: Khi nào thì cần đi bệnh viện?

Nhiều người không biết xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn như thế nào khi bất ngờ gặp tình huống này. Chóng mặt buồn nôn là biểu hiện khá phổ biến mà cả người lớn và trẻ em đều có thể có. Nếu bị chóng mặt buồn nôn thường xuyên, người bị có thể đang gặp một vấn đề bệnh lý nào đó không nên chủ quan. Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để biết cách xử lý khi bị chóng mặt.

1/ Cách xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn

Hiện tượng chóng mặt buồn nôn có thể xảy ra khác nhau ở trẻ tùy theo độ tuổi. Nhiều bé bị buồn nôn sau ăn hoặc có những bé lại bị trong lúc vui đùa. Để xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn, ba mẹ có thể tham khảo một số mẹo khắc phục hiệu quả như sau.

xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn

Theo dõi dấu hiệu mất nước

Khi nôn ói, cơ thể trẻ có thể bị mất nước. Nếu nhẹ, môi trẻ khô và đòi uống nước liên tục. Trong khi, trường hợp mất nước nặng sẽ khiến con không đi tiểu trong nhiều giờ. Bởi vậy, ba mẹ cần theo dõi dấu hiệu mất nước của con để đưa bé đến cơ sở y tế kịp thời. Cẩn trọng đưa con đến bệnh viện khi thấy con có biểu hiện môi khô nhiều, tay chân lạnh, người lừ đừ và mắt trũng sâu.

Thay đổi chế độ ăn

Bé tự nhiên chóng mặt buồn nôn có thể do thức ăn không phù hợp. Ba mẹ cần tìm ra đồ ăn đó và thay đổi chế độ ăn sao cho phù hợp. Với trẻ đang bú mẹ, có thể tiếp tục cho con bú nhưng chia thành nhiều cữ bú trong ngày để hạn chế nguy cơ ợ hơi và nôn trớ. Thường xuyên theo dõi để xem tình trạng nôn có tiếp diễn không.

Với các trẻ lớn hơn, ba mẹ không nên ép con ăn, mà hãy bù nước cho cơ thể bé bằng cách bổ sung món canh, súp, cháo để con dễ nuốt. Với các trẻ 2 tuổi trở lên, cách xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn là ăn nhiều rau xanh, trái cây và nước ép hoa quả để tăng cường sức đề kháng.

đổi chế độ ăn

Kê gối cao đầu

Kê gối cao đầu khi nằm cũng là một mẹo xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn khá hiệu quả. Khi thấy bé bị hoa mắt chóng mặt buồn nôn, ba mẹ nên gối cao đầu cho bé để thức ăn trong dạ dày không bị trào ngược, khiến tình trạng nôn trớ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nên mặc quần áo thông thoáng cho bé để không gây áp lực lên vùng bụng khiến con khó chịu.

Ngậm kẹo bạc hà

Làm gì khi bị chóng mặt buồn nôn? Ngậm kẹo bạc hà có thể là một mẹo xử lý hiệu quả. Bởi lẽ trong lá bạc hà có tinh dầu giúp làm giãn cơ dạ dày. Cảm giác buồn nôn sẽ mất đi nếu dạ dày và nhu động ruột giảm co thắt. Như vậy, nếu thấy trẻ tự nhiên bị chóng mặt buồn nôn, bạn cũng có thể thử cho bé ngậm kẹo bạc hà để giảm nhanh tình trạng này.

Uống nước gừng

Không biết xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn như thế nào, ba mẹ hãy nhớ đến gừng. Đây là một thảo dược giúp giảm cơn đau ở dạ dày và ruột rất hiệu quả. Nước gừng có thể giúp kiểm soát cơn buồn nôn nên ba mẹ có thể dùng an toàn cho trẻ trên 2 tuổi bị chóng mặt buồn nôn đột ngột. 

xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn

Bấm huyệt

Bị chóng mặt buồn nôn nên làm gì? Biện pháp bấm huyệt cũng được đề cập đến như một cách xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn hiệu quả. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần dùng lực của ngón tay cái ấn lên hai gân lớn ở giữa cổ tay. Cần ấn đúng vào vị trí huyệt cổ tay 3-5 phút để thấy được hiệu quả.

Đưa đi bệnh viện

Xử lý tình trạng chóng mặt buồn nôn cho trẻ cần lưu ý thường xuyên theo dõi biểu hiện của cơ thể con. Nếu phát hiện những triệu chứng sau, cần đưa con đến bệnh viện ngay:

  • Mất nước trầm trọng
  • Dịch nôn có mật, màu xanh hoặc máu đỏ
  • Nôn liên tục, kéo dài hơn 1 ngày
  • Không thể ăn uống, lừ đừ
  • Sốt kèm theo đau bụng dữ dội

2/ Nguyên nhân khiến trẻ bị chóng mặt buồn nôn

Bị chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng khi thấy con tự dưng hoa mắt chóng mặt. Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này, bao gồm cả sinh lý và bệnh lý. Việc hiểu được nguyên nhân khiến trẻ đột nhiên bị chóng mặt buồn nôn sẽ giúp ba mẹ áp dụng mẹo xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn phù hợp hơn.

Nguyên nhân sinh lý

Buồn nôn và nôn trớ là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở trẻ em. Nhiều trẻ tự dưng hoa mắt chóng mặt có thể do ăn quá no trong khi hệ tiêu hóa của con chưa phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, thói quen ngậm tay hay đồ vật, dụng cụ không đảm bảo vệ sinh cũng dễ khiến trẻ bị chóng mặt và buồn nôn. Nếu nặng hơn, con có thể bị ngộ độc thực phẩm.

nguyên nhân sinh lý

Nguyên nhân bệnh lý

Tự nhiên bị hoa mắt chóng mặt buồn nôn cũng có thể do một số bệnh lý nguy hiểm gây nên như tắc hẹp môn vị dạ dày, tắc ruột, lồng ruột, bệnh lý thần kinh trung ương… Thậm chí, trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng nếu nôn ói kèm sốt cao. Nếu tình trạng nôn kéo dài ở trẻ, ba mẹ cần khẩn trương cho con đi viện để được cấp cứu kịp thời.

3/ Khi trẻ bị chóng mặt buồn nôn có sao không

Xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn đôi khi không đơn giản như bạn nghĩ. Thông thường, ba mẹ có thể áp dụng những cách khắc phục chóng mặt buồn nôn gợi ý ở trên nếu thấy bé bất chợt gặp phải tình trạng này. 

Về cơ bản, trẻ bị chóng mặt buồn nôn chỉ là tạm thời, có thể do chế độ ăn hoặc vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Ba mẹ không nên quá lo lắng mà hãy theo dõi và quan tâm bé nhiều hơn để con tránh được nguy cơ ăn vào bị chóng mặt do các thức ăn đã chuẩn bị có vấn đề. Khi thấy bé tự dưng hoa mắt chóng mặt buồn nôn kèm theo các triệu chứng bất thường, hãy đưa con đến bệnh viện để tìm ra chính xác nguyên nhân và cách khắc phục an toàn và hiệu quả nhất.

xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn

Nhìn chung, các bậc phụ huynh xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn cho trẻ cần đảm bảo tính an toàn là trên hết. Sau khi áp dụng mẹo xử lý nhưng vẫn không thấy tình trạng của con thuyên giảm, cần đưa con đi khám để bé được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline