Bé uống kháng sinh nhiều có sao không, bao nhiêu ngày đào thải hết

Trường hợp các bé uống kháng sinh nhiều có sao không và gây những ảnh hưởng gì đến cơ thể? Vấn nạn của những vi khuẩn siêu kháng thuốc kháng sinh đang là nỗi lo sợ của các bà mẹ có con nhỏ nhất là ở giai đoạn sơ sinh. Liệu mẹ có thể cai kháng sinh hoàn toàn cho con không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn.

Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

Bé uống kháng sinh nhiều có sao không?

Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh việc uống kháng sinh nhiều có sao không sẽ phụ thuộc vào liều lượng và tần suất sử dụng thuốc cho bé. Trong thời gian bé uống kháng sinh lâu ngày dễ xảy ra nhiều hiện tượng như tiêu chảy, nóng trong người gây phát ban ngoài da, nhiệt miệng. Một số trường hợp cha mẹ quá lạm dụng thuốc kháng sinh còn khiến hệ miễn dịch của bé suy giảm và dễ xảy ra tình trạng kháng kháng sinh.

Trẻ sơ sinh là giai đoạn mà hệ miễn dịch đang vô cùng non yếu, rất dễ bị sự tấn công của vi khuẩn, vi rút gây nên các bệnh lý viêm hô hấp, tiêu hóa… Trong đó có đến khoảng 90% nguyên nhân gây bệnh lại là các loại vi rút. Các bệnh lý này sẽ thường ít khi gây nguy hiểm. Bởi hệ miễn dịch của trẻ sẽ có khả năng chống trả lại, đẩy lùi bệnh sau 7-10 ngày.

Hơn nữa, kháng sinh là nhóm thuốc được phát minh ra giúp ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn. Như vậy, việc chỉ định kháng sinh cho trẻ sơ sinh cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh có sự có mặt của vi khuẩn hay không và điều này cần đánh giá của bác sĩ có chuyên môn.

bé uống kháng sinh nhiều có sao không

Khi bé uống kháng sinh nhiều có sao không? Gây ảnh hưởng gì đến cơ thể

Đa phần các trường hợp sử dụng kháng sinh ở trẻ sơ sinh là chưa cần thiết. Sử dụng sai thuốc kháng sinh, lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến kháng thuốc kháng sinh rất nguy hiểm.

Có những trường hợp được bác sĩ chẩn đoán cần chỉ định kháng sinh cho trẻ sơ sinh mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi kháng sinh dùng đúng lúc, đúng trường hợp sẽ giúp trẻ khỏi bệnh nhanh hơn mà không phải chịu nhiều biến chứng.

Tham khảo: Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Trẻ uống nhiều kháng sinh có hại gì?

Cũng như các thuốc thông thường, kháng sinh cũng có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như tiêu chảy hoặc gây phát ban. Trẻ sơ sinh uống kháng sinh bị đi ngoài rất thường gặp nhất là với thuốc amoxicillin trong biệt dược aumentin, nhóm cephalosporin, … Đôi khi trẻ uống kháng sinh còn bị phát ban do hoạt động thanh thải thuốc của gan trẻ còn yếu kém dễ sinh độc tố phát ra ngoài.

trẻ sơ sinh uống kháng sinh có sao không

Trẻ uống kháng sinh bị phát ban

Trẻ sơ sinh uống kháng sinh càng dễ gặp phải tác dụng phụ bởi hệ thống cơ quan trẻ còn non nớt dễ bị tác động. Lúc này mẹ cần tích cực cho trẻ bú mẹ, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước để hạn chế phát ban khi dùng thuốc. Tác dụng phụ điển hình là đi ngoài ở trẻ khi uống kháng sinh cũng rất dễ xử lý. Vì vậy cha mẹ không cần quá lo lắng khi bé uống kháng sinh nhiều có sao không bởi đã có nhiều giải pháp cho vấn đề này.

Hiện nay, một số chủng lợi khuẩn như Latobacillis rahmnosus, Latobacillus reuteri,… đã được nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra hiệu quả nổi trội trong dự phòng và hỗ trợ điều trị chứng tiêu chảy liên quan đến kháng sinh trong khi các chủng lợi khuẩn khác kém hiệu quả. Mẹ nên bổ sung men vi sinh chứa các chủng lợi khuẩn đặc hiệu này để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ khắc phục tình trạng tiêu chảy cho trẻ hiệu quả. Niêm mạc ruột bị tổn thương dần hồi phục và các triệu chứng tiêu chảy cũng giảm dần.

SIMBIOSISTEM – Men Vi Sinh

Tham khảo: Simbiosistem Gocce – Men vi sinh đặc hiệu cho các rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ em

Trẻ nhỏ rất dễ ốm bệnh, nhất là từ 6 tháng đến 3 tuổi – giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”. Vì thế, cha mẹ nên chủ động tăng sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng cân bằng hàng ngày, hoặc các sản phẩm bổ trợ tăng sức đề kháng có thành phần từ thảo dược an toàn và lành tính. Điều này sẽ giúp trẻ được bảo vệ và hạn chế việc sử dụng thuốc, trong đó điển hình là kháng sinh.

Uống kháng sinh bao nhiêu ngày thì đào thải hết?

Thực tế, tùy thuộc vào từng loại thuốc kháng sinh mà thời gian để chúng đào thải cũng sẽ khác nhau. Để biết được uống kháng sinh bao nhiêu ngày thì đào thải hết, chúng ta cần phải dựa vào chỉ số thời gian bán thải thuốc (t1/2).

Chỉ số này được hiểu là thời gian để nồng độ của thuốc kháng sinh trong máu giảm đi một nửa. Theo đó, thời gian bán thải của thuốc càng dài thì thời gian thuốc lưu lại trong cơ thể càng lâu. Thông thường, hầu hết các loại thuốc kháng sinh trên thị trường hiện nay đều có thời gian bán thải khoảng 24 giờ. Tức là  phải mất 4 – 5 ngày cơ thể mới đào thải được hết mọi kháng sinh ra ngoài cơ thể.

Mặt khác, cũng có một số kháng sinh có thời gian bán thải cực kỳ dài. Điển hình là Fluoxetine / Prozac. Các loại thuốc này có thể mất 1 tuần để thuyên giảm một nửa nồng độ kháng sinh trong máu.Tức là chúng ta có thể mất một tháng thì mới có thể đào thải hết hoàn toàn dư lượng kháng sinh còn sót lại trong máu.

Tùy thuộc loại kháng sinh + miễn dịch đường tiêu hóa của trẻ mà hiện tượng tiêu chảy do kháng sinh có thể không xảy ra, xảy ra cùng lúc trẻ uống kháng sinh, sau khi uống kháng sinh 2,3 ngày hoặc thậm chí sau đó 1,2 tuần. Do đó, chủ động cho trẻ uống men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn phù hợp sẽ giúp trẻ dự phòng tốt hiện tượng này. Đồng thời giúp bé tiêu hóa tốt, ăn ngon miệng, sức khỏe bé cũng chóng phục hồi hơn.

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh cho trẻ em

Kháng sinh là một phần không thể thiếu trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần phải thực sự cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc kháng sinh cho bé.

Đầu tiên, nên lưu ý rằng, kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các trường hợp bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên. Còn các bệnh lý do virus gây nên như cảm lạnh, cám cúm, sốt siêu vi… kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng mà cần xử lý bằng các biện pháp khác. Do đó, cha mẹ chỉ cho bé dùng kháng sinh khi có bằng chứng cho thấy hệ miễn dịch của bé đang bị tấn công bởi vi khuẩn gây hại.

Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ

Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ

Đồng thời, kháng sinh chỉ được dùng cho bé khi đã trải qua sự tư vấn và tham vấn của bác sĩ chuyên khoa. Hãy tuân thủ tuyệt đối về liều lượng và thời gian sử dụng được đề ra.

Mọi hành động tự ý ngưng thuốc, đổi thuốc, gia tăng hay giảm bớt liều lượng thuốc đều có thể ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Thậm chí là gây ra tình trạng kháng kháng sinh gây hại không nhỏ tới sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng tuyệt đối không được sử dụng chung đơn thuốc giữa các bé. Hay sử dụng đơn thuốc cũ để mua thuốc kháng sinh cho bé.

Bởi tùy từng đối tượng thăm khám là ai, tình trạng sức khỏe ra sao, mức độ nghiêm trọng tới thế nào, các bác sĩ đều sẽ có phương án điều trị riêng. Việc tùy tiện sử dụng đơn thuốc để mua kháng sinh chỉ khiến việc điều trị không hiệu quả mà còn gây phản tác dụng.

Cách chăm sóc trẻ sau khi dùng kháng sinh

Sau khi hiểu được bé uống kháng sinh nhiều có sao không, cha mẹ cần chăm sóc bé đúng cách để sức khỏe của bé nhanh chóng phục hồi hơn. Cụ thể, một số biện pháp cho mẹ có thể áp dụng bao gồm:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập trung vào tăng cường chất xơ, protein, sắt. Nên chế biến thành các món ăn có mùi thơm cùng hương vị chua ngọt để kích thích vị giác của bé.
  • Cho bé uống nhiều nước hơn. Với trẻ sơ sinh là tăng cường bú mẹ. Với trẻ lớn hơn có thể sử dụng nước lọc đun sôi để nguội, nước hoa quả, sữa tươi…
  • Nếu cho bé uống nước hoa quả, cần tránh các loại nước làm từ hoa quả có múi như cam, quýt, bưởi bởi nó có thể là mất đi dược lực của kháng sinh. Tốt nhất là uống sau 1 – 2 giờ.
  • Đảm bảo bé luôn ngủ đủ giấc và giữ gìn vệ sinh cá nhân cho bé thật tốt.
  • Đừng quên đưa bé đi tái khám sau khi dùng hết một liệu trình kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khi thấy bé có hiện tượng phát ban, tiêu chảy, nôn mửa… hay bất cứ triệu chứng bất thường nào khác sau khi dùng kháng sinh, cần nhanh chóng đưa bé tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ tốt nhất.

Đặc biệt, sau khi sử dụng kháng sinh, sức đề kháng, hệ miễn dịch của bé còn đang khá yếu. Một giải pháp khá hiệu quả cho trường hợp này chính là việc sử dụng thêm các loại thuốc bổ nâng cao đề kháng như siro Difesa.

bé uống kháng sinh nhiều có sao không

Cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch cho bé với siro Difesa

Với thành phần lành tính chiết xuất chủ yếu từ thiên nhiên cùng công nghệ sản xuất tiên tiến bậc nhất châu Âu, siro tăng đề kháng Difesa giúp củng cố lại hàng rào bảo vệ sức khỏe cho bé. Giúp phòng ngừa và hạn chế tối đa nguy cơ gây tái phát bệnh.

Đồng thời, nhiều cha mẹ kết hợp sử dụng Difesa trong quá trình điều trị bệnh cho bé cũng cho thấy bé mau khỏe hơn, ít gặp phải các tác dụng phụ thuốc kháng sinh gây ra cho trẻ khi dùng.

Sau khi đã hiểu được việc bé uống kháng sinh nhiều có sao không và hiểu được bản chất, mục đích sử dụng kháng sinh nguyên nhân phát sinh bệnh lý trong bài viết trên đây. Cùng với những cách hạn chế tác dụng phụ của kháng sinh gây nên cho trẻ. Cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm và tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ cho từng trường hợp của trẻ.

Tham khảo thêm: Amoxicillin gây tiêu chảy có đúng không? Tác dụng phụ thường gặp

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline