Hút mũi cho bé bị chảy máu do nguyên nhân gì? Cách xử lý thế nào

Nếu mẹ vẫn chỉ hút mũi cho bé như mọi ngày nhưng bỗng dưng hút mũi cho bé bị chảy máu, vậy thì nguyên nhân ở đâu và mẹ nên xử trí thế nào? Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.

1/ Nguyên nhân hút mũi cho bé bị chảy máu

hút mũi cho bé bị chảy máu

Không phải ngẫu nhiên khi hút mũi cho bé bị chảy máu. Nguyên nhân không chỉ ở lần hút mũi hiện tại mà là hậu quả tích luỹ dần dần ở cả những lần hút mũi trước đó:

  • Hút mũi quá nhiều hoặc không đúng cách khiến niêm mạc mũi của trẻ bị tổn thương và mỏng dần, nên ở một lần rửa mũi nào đó, chỉ cần tác động nhẹ cũng có thể khiến lớp niêm mạc này bị phá vỡ, xước rách và chảy máu
  • Lực hút mũi quá mạnh và gây tổn thương xuất huyết niêm mạc, chảy máu trong và sau khi hút
  • Lực hút không ổn định khiến bé giật mình hoảng sợ, bé giãy giụa làm các cạnh của đầu hút ma sát với niêm mạc mũi và làm rách
  • Đầu hút có phần sắc nhọn, góc cạnh
  • Trẻ có thói quen ngoáy múi, cạy gỉ mũi nên đã làm tổn thương mũi trước đó. Trong trường hợp này mẹ nên kiểm tra xem con có bị ngứa mũi hay không và giúp trẻ rửa mũi để loại bỏ cảm giác khó chịu này, thay vì chỉ cấm trẻ dừng lại hành động đó
    nguyên nhân chảy máu mũi khi hút mũi

Ở trẻ dưới 2 tuổi chưa biết cách khạc đờm ra ngoài thì hút mũi có thể sử dụng như một biện pháp hỗ trợ cần thiết khi bé có nhiều dịch đờm mũi đặc. Nhưng việc lạm dụng hay sử dụng sai cách có thể khiến trẻ hoảng sợ, ám ảnh tâm lý, chảy máu và thêm tổn thương cho niêm mạc mũi…

2/ Chảy máu khi hút mũi cho bé có nguy hiểm không?

Hút mũi cho bé bị chảy máu đồng nghĩa với việc xuất hiện của các vết thương hở. Nó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, độc tố xâm nhập vào sâu bên trong và gây nhiễm khuẩn, viêm mũi, khiến các triệu chứng khó chịu tại mũi của bé nặng hơn. Mặt khác, điều này lại càng khiến bé sợ hãi và ám ảnh với việc rửa mũi.

3/ Bé bị chảy máu khi hút mũi cần làm gì?

hút mũi cho bé bị chảy máu

Khi bé không may bị chảy máu khi hút mũi, mẹ cần bình tĩnh và nhẹ nhàng lau khô những dịch nhầy và máu chảy ra ở mũi trẻ, để trẻ nghỉ ngơi giúp con bình tĩnh lại và không hoảng sợ.

Sau đó mẹ nên ngưng việc rửa hay hút mũi cho trẻ trong 1 – 2 ngày tuỳ tình trạng để niêm mạc mũi của con có thời gian hồi phục lại. Có thể nhỏ mũi cho bé với nước muối sinh lý để làm sạch mũi, ngăn ngừa viêm nhiễm. Cũng như đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu tình trạng xấu đi, như: chảy máu không dứt, mũi sưng, trẻ kêu đau.

Theo các chuyên gia thì mẹ chỉ nên hút mũi cho trẻ 2 – 3 lần/ tuần, không nên lạm dụng vì sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ, cũng như mất đi lớp chấy nhầy tự nhiên có tác dụng dưỡng ẩm, bẫy các vi khuẩn, bụi bẩn trong mũi của con, ảnh hưởng đến chức năng thở và khứu giác của bé.

Để làm sạch mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ một cách an toàn và hiệu quả, ba mẹ có thể tham khảo Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ Nebial 3% KIT (đạt chuẩn Châu Âu). Bộ sản phẩm bao gồm:

Dụng cụ rửa mũi cho trẻ sơ sinh

  • 1 Dụng cụ “rửa mũi voi Sol” Buona Spray-sol: đã được cấp bằng sáng chế tại Châu Âu năm 2015 nhờ khả năng phân tán dung dịch thành hàng triệu hạt với đường kính siêu nhỏ chỉ 16 micromet – tương đương máy xông mũi họng, cho khả năng tiếp cận làm sạch sâu trên toàn bộ khoang mũi, ngay cả phần trên và sau hốc mũi dễ ứ đọng dịch nhầy. Áp lực nhẹ nhàng và không thay đổi dù mẹ ấn pít tông nhẹ hay mạnh, giúp rửa mũi cho bé sạch sâu mà dịu êm

Spray-sol dụng cụ rửa mũi cho trẻ sơ sinh

  • 1 hộp 20 ống Dung dịch muối ưu trương Nebial 3%: kết hợp nước muối ưu trương 3% và Natri Hyaluronate dưỡng ẩm. Hàm lượng muối cao 3% cho khả năng làm sạch mũi và giảm các triệu chứng khó chịu ở mũi (nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa múi…) hiệu quả gấp 2 – 3 lần muối sinh lý 0,9%. Natri Hyaluronate giúp dưỡng ẩm, bé rửa mũi không bị cay hay xót rát

Nebial 3% Kit được thiết kế gọn nhẹ, thao tác đơn giản và nhanh chóng… Bộ sản phẩm là hàng nội địa Italy và phân phối chính hãng về Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp ba mẹ hiểu rõ về lý do hút mũi cho bé bị chảy máu để chúng ta cẩn trọng hơn trong việc vệ sinh mũi cho trẻ, cũng như biết cách xử trí đúng cách khi tình trạng xảy ra. Nếu còn điều gì băn khoăn, mẹ có thể để lại câu hỏi trong phần bình luận hoặc inbox tới Facebook/Zalo của Buona để các Dược sĩ Buona lắng nghe và hỗ trợ mẹ một cách nhanh nhất nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline