Những người không nên uống sữa hạt là ai? Nhược điểm khi sử dụng

Những người không nên uống sữa hạt là những đối tượng nào? Đó là thắc mắc của không ít người khi mà trào lưu sử dụng sữa hạt đang ngày càng phổ biến hiện nay. Các loại sữa hạt thường mang mùi thơm dịu nhẹ, hương vị dễ uống, phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau. Để giúp bạn có thêm thông tin về sữa hạt và những ai không nên và nên sử dụng sữa hạt, hãy cùng tìm hiểu qua bài dưới đây nhé.

1/ Những người không nên uống sữa hạt

Sữa hạt có nhiều chất dinh dưỡng, hương vị thơm ngon, tuy nhiên không phải ai cũng nên uống. Những người không nên uống sữa hạt bao gồm: Những người có vấn đề về dạ dày, đường ruột hay bị bệnh gout, người mới làm phẫu thuật xong và những người đang dùng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, không nên sử dụng sữa hạt cho những đối tượng thiếu máu, cơ thể suy nhược, còi xương, thiếu dinh dưỡng,..

những người không nên uống sữa hạt

Đặc biệt, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa hạt. Mặc dù sữa hạt có chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người nhưng lại mất cân đối, thiếu axit amin, vitamin B12 cho nên trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng sữa hạt sẽ bị thiếu chất. Cơ thể trẻ còn quá nhỏ để hấp thu lượng canxi trong sữa nên dễ mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.

Cha mẹ tuyệt đối không nên dùng sữa hạt để thay thế sữa động vật cho trẻ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

2/ Nhược điểm của sữa hạt là gì

Các loại sữa hạt được làm từ nhiều loại hạt khác nhau. Ví như sữa hạt óc chó chứa nhiều protein, omega 3 giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch,.. hay sữa ngô giúp hỗ trợ các bệnh về đường ruột, giảm căng thẳng mệt mỏi,…

Mặc dù vậy, sữa hạt vẫn có những nhược điểm và hạn chế. Ngoài việc chú ý những người không nên uống sữa hạt, bạn cũng nên biết một số nhược điểm của sữa hạt như sau:

nhược điểm của sữa hạt

Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa hạt 100% từ thực vật nguyên chất nên mất cân đối, thiếu đi lượng axit amin và vitamin B12. Đây là vitamin cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, có tác dụng sản sinh huyết cầu tố và hemoglobin. Nếu chỉ uống sữa hạt mà không sử dụng sữa động vật sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng, cơ thể thiếu sắt, thiếu máu, trẻ dễ mắc bệnh còi xương suy dinh dưỡng.

Nếu uống quá nhiều sữa hạt cơ thể sẽ không thể tổng hợp được các protein cần thiết, dẫn đến cơ thể phát triển không cân bằng.

Ngoài ra, tuyệt đối không nên cho những người thuộc diện thiếu máu, còi xương suy dinh dưỡng, hoặc người có vấn đề về dạ dày, đường ruột hay bị bệnh gout, người mới làm phẫu thuật xong và những người đang dùng thuốc kháng sinh dùng sữa hạt.

3/ Các lưu ý khi uống sữa hạt

Ngày nay, sữa hạt rất phổ biến và trở thành một trong những loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, mang hương vị thơm ngon và tiện lợi có thể thay thế các sản phẩm sữa từ động vật. Sữa hạt giúp phòng chống các loại bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, béo phì,những người đang ăn kiêng….

Vậy khi uống sữa hạt cần lưu ý những gì? Đâu là cách sử dụng sữa hạt đúng cách và hiệu quả nhất?

Đối tượng sử dụng sữa hạt

Những người không nên uống sữa hạt, đặc biệt là trẻ em còn nhỏ tuổi. Nếu cha mẹ đang có ý định sử dụng sữa hạt cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, càng phải cẩn trọng đến phần “Đối tượng sử dụng”. Bởi hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ chưa thực sự hoàn thiện, việc sử dụng sữa hạt không phù hợp có thể gây ra tình trạng đầy hơi, tiêu chảy, táo bón,…hoặc mắc nghẹn với những loại sữa còn các cặn hạt.

những người không nên uống sữa hạt

Trẻ em trên 1 tuổi có thể dùng “sữa hạt” để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, cha mẹ hết sức cẩn trọng bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện đầy đủ, việc sử dụng sữa hạt không phù hợp sẽ làm cho trẻ dễ gặp tình trạng táo bón, tiêu chảy hay đầy hơi,.. thậm chí bị hóc và nghẹn với những loại sữa có cặn hạt to.

Cha mẹ cần đảm bảo trẻ được đầy đủ các thức ăn có nguồn gốc đạm động vật qua ăn dặm (trứng, thịt, cá, tôm…) phải ăn đủ theo nhu cầu. Tốt nhất, cha mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi cho bé dùng sữa hạt.

Cách bảo quản sữa hạt đảm bảo an toàn

Sữa hạt nên được bảo quản ngay trong ngăn mát tủ lạnh, lưu ý không nên để ở cánh tủ và tăng độ lạnh khi trong tủ có chứa nhiều đồ để đảm bảo nhiệt độ thấp hơn 3 độ C. Các loại sữa hạt, hoa quả hạt, củ hạt nên uống trong ngày tránh để lâu sẽ dẫn đến một số chất có trong sữa bị lên men khi sử dụng có thể gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, sữa hạt gạo lứt nếp cẩm có thể để được 3 ngày vẫn ngon.

cách bảo quản

Chỉ cần thay đổi nhỏ về nhiệt độ sữa hạt cũng có thể hỏng. Nếu bạn mang sữa hạt ra khỏi tủ lạnh để sử dụng thì nên uống trong vòng 1-2 tiếng. Tùy thuộc vào thời tiết, nếu như trời nồm thì hạt càng nhanh hỏng. Lưu ý khi uống sữa hạt bạn nên lắc đều sữa trước khi uống để các chất dinh dưỡng thường đọng dưới đáy chai được trộn đều.

Uống sữa hạt đúng cách

Bạn nên dùng sữa hạt vào buổi sáng hoặc trưa tránh dùng vào buổi tối bởi sữa hạt giàu dinh dưỡng nếu uống vào buổi tối dễ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Một ngày chỉ  nên dùng dưới 500ml sữa hạt, không nên lạm dụng uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Những người không nên uống sữa hạt thì trước khi cho sữa hạt vào thực đơn dinh dưỡng, các bạn nên check kỹ xem mình có dị ứng với loại hạt nào không, tránh cho việc không may xảy ra.

Hạn chế sử dụng đường khi làm sữa hạt

Do sữa hạt nguyên chất rất khó uống nên một số người đã lạm dụng cho thêm đường vào sữa hạt để cải thiện hương vị. Tuy nhiên việc làm này không những làm biến đổi một số chất trong sữa hạt mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch.

những người không nên uống sữa hạt

Những người không nên uống sữa hạt đặc biệt đối tượng là trẻ em thì cha mẹ nên cân nhắc và hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng sữa hạt để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của cơ thể được tốt nhất nhé. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức nếu có ý định mua hoặc làm sữa hạt tại nhà cho gia đình mình.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline