Bé 9 tháng ăn ngày mấy bữa? Lịch ăn và thực đơn chuẩn cho bé

9 – 12 tháng là lúc chuyển tiếp sau giai đoạn ăn dặm. Trẻ đã bắt đầu ăn thức ăn đặc, nhưng vẫn cần phần lớn dinh dưỡng từ sữa mẹ hay sữa công thức. Vậy bé 9 tháng ăn ngày mấy bữa? Nên xây dựng lịch ăn và thực đơn chuẩn cho bé thế nào?

1/ Bé 9 tháng ăn ngày mấy bữa?

bé 9 tháng ăn ngày mấy bữa

Thông thường, bé 9 tháng ăn nên ăn khoảng 3 – 4 bữa chính trong 1 ngày với khoảng nửa chén thức ăn (thịt, cá, trứng, tôm, cua, rau, dầu ăn…) và khoảng 3 – 4 bữa phụ là sữa mẹ, sữa bột… trong ngày. Tuy nhiên, số lượng này còn tuỳ thuộc vào nhu cầu từng bé, mẹ nên theo dõi đáp ứng của con và có sự điều chỉnh phù hợp, đồng thời nên cho trẻ ăn từ ít tới nhiều để trẻ làm quen dần với thức ăn mới mẹ nhé!

2/ Lịch ăn và thực đơn chuẩn cho bé 9 tháng

Lịch ăn cho bé 9 tháng

Để rõ hơn về bé 9 tháng ăn ngày mấy bữa, chúng ta cùng xem qua thực đơn gồm các bữa chính, bữa phụ và sinh hoạt nên có trong ngày cho con:

  • 7h: Thức dậy và cho bú (sữa mẹ/ sữa bột)
  • 9h: Ăn sáng (ăn dặm)
  • 10h: Ngủ (ít nhất là 1 giờ)
  • 11h: Cho bé bú 1/2 lượng sữa mẹ/ sữa bột
  • 13h: Ăn trưa (ăn dặm)
  • 14h: Ngủ trưa (ít nhất là 1 giờ)
  • 15h: Cho bú (sữa mẹ/ sữa bột) và có thể cho bé ăn thức ăn vặt
  • 17h: Ăn tối (ăn dặm)
  • 18h: Những thói quen trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc sách, kể chuyện…)
  • 19h: Cho bé bú (sữa mẹ/ sữa bột) và ngủ

Thực đơn chuẩn cho bé

thực đơn chuẩn cho bé

Với trẻ 9 tháng tuổi, mẹ vẫn nên cho con bú mẹ, đồng thời chú ý bổ sung đa dạng các nguồn thực phẩm như thịt, cá, trứng, rau củ, trái cây…

Bé 9 tháng ăn cháo hạt được chưa? Vì ngũ cốc nguyên hạt còn tương đối khó tiêu hoá với bé, nên mẹ chưa nên cho bé ăn cháo hạt trong giai đoạn này nhé. Các món cháo, súp mềm sẽ phù hợp hơn với con.

Bé 9 tháng ăn cơm nát được chưa? Theo các bác sĩ thì sau 19 tháng mẹ mới nên cho trẻ ăn cơm nát, vì lúc này trẻ thường mới mọc đủ 16 răng sữa cần thiết, đường tiêu hoá cũng đã hoàn thiện hơn để tiêu hoá tốt cơm.

Bé 9 tháng ăn thịt được không? Thật may vì lúc này trẻ đã ăn được các loại thịt như thịt gà, thịt cá. Một số ba mẹ vẫn nghĩ chỉ cần lấy nước hầm xương cho bé là đã đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, nước hầm xương không không đủ dinh dưỡng như chúng ta vẫn nghĩ mà mẹ nên cho trẻ ăn thêm thịt. Thịt nên được băm nhỏ và chỉ nên dùng 1 loại thịt/ lần ăn.

Bé 9 tháng ăn sữa chua được không? Lúc này mẹ đã có thể thêm sữa chua vào thực đơn của con rồi nhé!

Đây là một số thực phẩm nên có trong thực đơn chuẩn của bé:

các loại thực phẩm

  • Yến mạch: nhiều chất xơ, khoáng chất, ít chất béo và phụ gia… sẽ giúp bổ sung sắt cho bé, hạn chế táo bón
  • Trái cây tươi (táo, chuối, lê, xoài, mận, đu đủ…): bổ sung vitamin và chất xơ tốt cho bé. Trái cây cần được rửa sạch, gọt vỏ, thái hạt lựu hoặc thái lát. Nên lựa chọn trái cây theo mùa để hạn chế chất bảo quản
  • Bánh mì, có thể thêm bơ, phô mai hoặc rau củ xay nhuyễn tuỳ theo sở thích của con
  • Trứng: mẹ nên thêm trứng vào thực đơn cho con dưới nhiều hình thức khác nhau như trứng tráng, trứng luộc, trứng nghiền, trứng kho… Chú ý luôn nấu trứng chín mẹ nhé
  • Các loại thịt (thịt gà, thịt bò, cá): cần rửa sạch, thái hạt lựu và nấu chín kỹ vì bé chưa có răng để nhai thức ăn
  • Protein thực vật từ đậu phụ, đậu…
  • Rau: nên thêm rau vào chế độ ăn của bé, bắt đầu từ những loại rau quen thuộc như súp lơ, cà rốt, đậu hà lan, khoai lang, bí đỏ, bông cải xanh… mẹ tiếp tục thêm vào và loại trừ khỏi danh sách tuỳ theo lựa chọn của bé. Rau không cần nghiền hoặc xay nhuyễn
  • Gạo
  • Nước và trái cây: mẹ cần cho bé được uống đủ nước trong ngày vì con thường không còn bú nhiều sữa như trước nữa. Chú ý nên tránh các loại trái cây có mũi và nước ép trái cây cho đến khi trẻ được 1 tuổi
  • Ngũ cốc tăng cường sắt: vì sắt có rất ít trong sữa mẹ trong khi giai đoạn này, trẻ khó được bổ sung đầy đủ sắt từ thức ăn do chưa ăn được đa dạng các nhóm thực phẩm. Do đó, hàng ngày mẹ nên thêm ít nhất một khẩu phần ngũ cốc tăng cường sắt vào chế độ ăn của trẻ cho tới khi con được 18 tháng
  • Sữa bột: đây là lựa chọn tốt khi mẹ còn ít sữa. Sữa bột sẽ cung cấp các dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Theo đó, khi trẻ chưa thể ăn đủ thức ăn thì con vẫn nhận được các dinh dưỡng cần thiết

Các thực phẩm cần tránh:

  • Cá kiếm, cá kình, động vật có vỏ, vì có hàm lượng thuỷ ngân cao có hại cho hệ thần kinh trung ương của bé
  • Mật ong
  • Trứng chưa chín kỹ
  • Ngũ cốc nguyên hạt, vì có thể gây nghẹt thở
  • Muối, vì lúc này thận của bé chưa dung nạp được. Mẹ có thể thêm một chút đường nhưng đừng quá nhiều
  • Bánh kẹo, đồ ngọt, sữa trứng, kem…

Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm và biết bé 9 tháng ăn ngày mấy bữa, mẹ cũng hãy thử nghiệm các công thức nấu ăn khác nhau và duy trì sự đa dạng trong các bữa ăn nhé! Điều này không chỉ giúp con hứng thú hơn với bữa ăn mà còn giúp con được tiếp xúc với các kết cấu, hương vị thực phẩm khác nhau. Nghiên cứu cho thấy, việc cho trẻ tiếp xúc sớm với các hương vị khác nhau có thể khiến trẻ sẵn sàng thử các món ăn mới hơn sau này.

Và bên cạnh thức ăn, với trẻ 9 tháng tuổi mẹ cũng cần chú ý bổ sung vitamin D và sắt từ các thực phẩm bổ sung bên ngoài cho bé. Đây là 2 dinh dưỡng mà trẻ dưới 1 tuổi rất hay bị thiếu hụt.

3/ Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của bé 9 tháng

bé 9 tháng ăn ngày mấy bữa

Việc bé 9 tháng ăn ngày mấy bữa, xây dựng thực đơn cho bé sẽ giúp con có đủ dinh dưỡng cần thiết trong ngày trong giai đoạn chuyển giao thức ăn này. Bé 9 tháng sẽ cần khoảng 750 – 900 calo/ngày, trong đó có khoảng 400 – 500 calo là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức – khoảng 750ml sữa/ngày.

Cụ thể hơn, nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho bé như sau:

  • Nhu cầu Protein: khoảng 1,4/kg/ngày. Mẹ nên lựa chọn thực phẩm có protein có giá trị sinh học cao như sữa, thịt, cá, trứng
  • Nhu cầu Lipid: đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu nhóm vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Lượng Lipid cần thiết còn phụ thuộc vào lượng chất béo trung bình có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Nhu cầu Glucid: có khoảng 8% glucid trong sữa mẹ là lactose – khoảng 7g/100ml sữa mẹ. Glucid đóng vai trò cung cấp 37% năng lượng cho trẻ
  • Nhu cầu Vitamin: Vitamin B1: 0,3 mg, Vitamin B2: 0,4 mg, Vitamin B3: 4,0 mg, Vitamin C: 30,0 mg, Vitamin D 200 – 400IU/ngày
  • Khoáng chất: Canxi 400 – 600 mg/ngày. Sắt: 1g/kg/ngày

bổ sung dha và d3

Buonavit D3 Forte là sản phẩm bổ sung vitamin D3, DHA và Betapol® 45, Vitamin E, Acid Nervonic cho bé. Không chỉ cung cấp Vitamin D hàm lượng cao tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ (200IU/giọt), Buonavit D3Forte còn các thành phần tốt cho sự phát triển trí thông minh của con như DHA, Acid Nervonic.

Sắt cho bé 9 tháng

Với những trẻ có nguy cơ thiếu sắt mà mẹ không biết nên bổ sung thế nào thì Sắt 2 hữu cơ Ferrodue là lựa chọn mà mẹ không nên bỏ lỡ. Ferrodue có công thức độc đáo là Sắt 2 hữu cơ Bisglycinate Chelate, đã được Hiệp Hội An Toàn Thực Phẩm Châu Âu (EFSA) khuyến cáo sử dụng để bổ sung sắt cho trẻ sinh non, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sắt 2 hữu cơ Ferrodue có sinh khả dụng cao, dễ hấp thu, đặc biệt khi khả năng hấp thu được điều chỉnh theo nhu cầu của cơ thể nên an toàn trong cả điều trị lẫn dự phòng thiếu máu, thiếu sắt cho bé. Sản phẩm có vị siro dâu thơm, không hề tanh, bé cực kỳ dễ uống.

Như vậy, bé 9 tháng ăn ngày mấy bữa thì đây là lúc bé đã cần ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày cũng các bữa phụ trong ngày mẹ nhé! Ba mẹ cũng hãy chú ý bổ sung cho bé đa dạng các nhóm thực phẩm, Vitamin D và Sắt để đủ cả “chất” cho bữa ăn nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline