Uống sắt có gây đau dạ dày không? Phải làm sao nếu bạn bị khó chịu khi uống sắt? Nên dùng sắt vào thời điểm nào trong ngày?… Buona sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1/ Uống sắt có gây đau dạ dày không?
Uống sắt có thể gây đau dạ dày nếu đường tiêu hoá của bạn nhạy cảm và/hoặc bạn dùng sắt khi bụng đói, uống sắt với liều cao. Sắt sẽ được hấp thu tốt nhất khi bụng đói. Tuy nhiên lúc này nó có thể gây co thắt dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy ở một số người. Để tránh vấn đề này, bạn có thể sẽ cần uống sắt với một lượng nhỏ thức ăn.
Ngoài ra, nếu uống sắt đi phân đen thì bạn không cần lo lắng quá vì đây là tác dụng phụ không gây hại. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu phân có màu đen, trông như hắc ín; phân có vệt đỏ; chuột rút, đau nhói hoặc đau nhức ở dạ dày; hoặc khi uống sắt bị ố răng (mặc dù đã đánh răng kỹ hơn với baking soda).
2/ Nguyên nhân uống sắt bị đau dạ dày
Sắt là khoáng chất khó hấp thu, lượng sắt dư thừa không hấp thu được có thể gây kích ứng dạ dày và táo bón. Do đó, bạn có thể bị kích ứng, đau dạ dày khi uống sắt.
Thậm chí, có nghiên cứu còn cho thấy khi dùng sắt sulfat đường uống có thể gây ra viêm dạ dày, do quá trình oxy hoá sắt từ sắt 2 sang sắt 3 có thể làm tổn thương các tế bào biểu mô.
Ngoài ra, sắt dạng viên rắn sẽ ảnh hưởng tới với niêm mạc dạ dày nhiều hơn so với dạng lỏng, vì công thức dạng viên tập trung nồng độ sắt cao hơn tại một khu vực so với dạng lỏng.
3/ Cách phòng tránh đau dạ dày khi uống sắt
Sau khi đã hiểu rõ uống sắt có gây đau dạ dày không thì để hạn chế tình trạng này cũng như các tác dụng phụ thường gặp khác khi uống sắt, bạn nên:
- Bắt đầu dùng sắt với liều thấp hơn và tăng dần liều, theo dõi phản ứng của cơ thể để uống sắt trong liều an toàn, tránh kích ứng đường tiêu hoá
- Uống sắt cùng một ít thức ăn
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để phòng ngừa hoặc điều trị táo do uống sắt
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ hoà tan (VD: chuối, khoai lang…) nếu bị tiêu chảy
- Trộn sắt với nước, nước trái cây và uống qua ống hút để tránh ố răng
- Đánh răng và súc miệng kỹ sau khi uống sắt dạng lỏng
- Dùng trà gừng, ngậm kẹo gừng nếu thấy buồn nôn
Công thức máu thường trở lại bình thường sau 2 tháng bổ sung sắt. Sau đó, bạn nên tiếp tục bổ sung 6-12 tháng nữa để tăng cường lượng sắt tích luỹ trong tuỷ xương. Thời gian bổ sung sắt là lâu dài. Do đó bạn hãy theo dõi các dấu hiệu của cơ thể và điều chỉnh sao cho phù hợp để có thể bổ sung sắt một cách đều đặn, đạt được kết quả sức khoẻ tối ưu.
4/ Uống sắt vào thời điểm nào để không hại dạ dày
Nếu có thể, bạn nên uống sắt khi bụng đói, trước ăn sáng 1 giờ hoặc sau ăn sáng 2 giờ để có được hiệu quả bổ sung tốt nhất. Nhưng nếu đường tiêu hoá của bạn nhạy cảm và dễ bị kích ứng, bạn hãy uống sắt trong hoặc ngay sau bữa ăn sáng hoặc trưa nhé!
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh một số thực phẩm hay thuốc sau trong những bữa ăn gần với giờ bổ sung sắt:
- Thực phẩm hay đồ uống có caffein
- Sữa hay các sản phẩm từ sữa; Canxi
- Thuốc kháng axit, tetracycline, penicillin, ciprofloxacin, thuốc dùng điều trị bệnh Parkinson và động kinh. Cần đợi ít nhất 2 giờ giữa liều thuốc này và chất bổ sung sắt
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với đường tiêu hoá còn nhạy cảm, để bổ sung sắt một cách hiệu quả và an toàn, dễ dàng cho trẻ thì mẹ có thể tham khảo bổ sung sắt 2 hữu cơ Ferrrodue.
Sản phẩm dạng siro, công thức sắt 2 hữu cơ FeBC thế hệ mới dễ hấp thu giúp hạn chế tối đa tác dụng phụ trên đường tiêu hoá. Mặt khác, sắt hữu cơ FeBC cho sinh khả dụng cao (gấp 3-4 lần sắt 3), hiệu quả cao trong điều trị lẫn dự phòng thiếu máu thiếu sắt.
Như vậy, uống sắt có gây đau dạ dày không thì đây một trong những tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải khi uống sắt. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục điều này bằng cách dùng sắt với một lượng nhỏ thức ăn, hay lựa chọn các sản phẩm sắt thế hệ mới hiệu quả và an toàn cao hơn.
Tài liệu tham khảo:
- https://medlineplus.gov/ency/article/007478.htm
- https://www.verywellhealth.com/do-iron-supplements-for-anemia-cause-upset-stomach-3522504
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5412550