Tác dụng phụ của kẽm Zinc và các dấu hiệu khi cơ thể thừa kẽm

Kẽm là một khoáng chất vi lượng, nghĩa là cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ. Vì vậy tác dụng phụ của kẽm ZinC là điều mà chúng ta vẫn có thể gặp phải, nhất là khi bổ sung bị dư thừa kẽm. Cùng tìm hiểu về các dấu hiệu khi cơ thể thừa kẽm và hướng xử trí nếu có những biểu hiện này.

1/ Vai trò của kẽm Zinc với cơ thể

Kẽm được tìm thấy trong các tế bào trên khắp cơ thể và có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch, các giác quan (vị giác, khứu giác), hoạt động trao đổi chất, chữa lành vết thương.

tác dụng phụ của kẽm zinc

Kẽm mà bạn tiêu thụ qua thức ăn, thực phẩm bổ sung sẽ được sử dụng để tham gia vào hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Như nghiên cứu cho thấy, uống siro kẽm trong 24h sau khi các triệu chứng cảm lạnh bắt đầu sẽ giúp rút ngắn thời gian bị cảm lạnh.

Nó cũng được dùng để tạo ra protein và DNA, giúp vết thương mau lành. Những ai bị loét da và có lượng kẽm trong máu thấp có thể phục hồi các tổn thương tại da nhanh hơn khi uống kẽm.

Một lợi ích khác của kẽm mà chúng ta thường sử dụng ở trẻ nhỏ là khi các bé bị tiêu chảy, uống kẽm có thể làm giảm triệu chứng đi ngoài nhiều lần này ở những bé biếng ăn, có chế độ dinh dưỡng kẽm. (Bằng chứng này chưa đủ trên trẻ tiêu chảy có chế độ ăn đa dạng và đầy đủ).

Ngoài ra, kẽm còn được dùng nhiều trong các loại kem, thuốc mở, bột để bôi lên da, giúp ngăn ngừa tình trạng tổn thương da như hăm tã, cháy nắng, hạn chế tác động có hại của tia UV trên da.

Trong bệnh thoái hoá điểm vàng do tuổi tác, một số nghiên cứu còn cho thấy uống kẽm có thể làm chậm tiến triển của bệnh.

Kẽm đóng góp nhiều vai trò trong cơ thể. Vì vậy bạn hãy chú ý tuân thủ một chế độ ăn đa dạng và cân bằng các nhóm chất, chú ý các thực phẩm giàu kẽm (động vật có vỏ, thịt, các loại đậu, hạt khô, sữa, trứng…) để cơ thể luôn đủ kẽm.

2/ Tác dụng phụ của kẽm Zinc

tác dụng phụ của kẽm zinc

Việc bổ sung kẽm đường uống trong thời gian ngắn nhìn chung là an toàn, mặc dù nó có thể gây khó chịu dạ dày ở một số người. Nhưng khi bổ sung kẽm dư thừa, hoặc dùng kẽm qua đường mũi có thể để lại các tác dụng phụ không mong muốn.

Bạn không nên dùng kẽm qua đường mũi vì nó có thể dẫn tới mất khứu giác lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn. Vì nguy cơ này nên FDA đã đưa ra cảnh báo ngưng sử dụng thuốc xịt mũi có chứa kẽm.

Uống kẽm > 6 tuần hoặc liều lượng cao cũng có thể làm thiếu hụt đồng. Dư thừa hoặc bổ sung một lượng kẽm nhiều cũng có thể gây ra khó tiêu, tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn, nôn.

Kẽm là một khoáng chất vi lượng. Vì vậy bạn chỉ cần bổ sung chúng ở một lượng nhỏ. Hãy bổ sung đúng và đủ theo hướng dẫn của bác sĩ để mang lại lợi ích tăng cường sức khoẻ và hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.

3/ Các dấu hiệu khi cơ thể thừa kẽm

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị không bổ sung quá 40mg kẽm/ngày với người lớn và 4mg kẽm/ngày với trẻ < 6 tháng tuổi. Khi cung cấp quá nhiều, bạn có thể xuất hiện các dấu hiệu khi cơ thể thừa kẽm.

Tác dụng phụ của kẽm Zinc

Lúc này, bạn thường dễ cảm thấy buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu.

Nếu uống quá nhiều kẽm trong thời gian dài, điều này sẽ gây tác dụng ngược là làm suy giảm miễn dịch, giảm khả năng hấp thụ magie (uống kẽm liều rất cao), hàm lượng đồng và HDL thấp. Lượng đồng thấp có thể dẫn tới các vấn đề thần kinh như mất khả năng phối hợp, tê và yếu ở cánh ta, cẳng chân và bàn chân.

Ngoài ra, kẽm có thể tương tác với một số loại thuốc và ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu và penicillamine (thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp).

Khi bổ sung kẽm từ thực phẩm bổ sung, bạn nên nhận thức các biến chứng có thể xảy ra. Nhưng lưu ý rằng các dấu hiệu này cũng có thể đến từ các vấn đề khác, do đó bạn nên tới khám bác sĩ để được xác định chính xác khi thấy các biểu hiện sức khoẻ bất thường.

4/ Khi bị thừa kẽm cần làm gì để khắc phục?

tác dụng phụ của kẽm zinc

Khi nghi ngờ bị thừa kẽm, bạn cần đến khám bác sĩ ngay để được làm rõ nguyên nhân và có hướng xử trí phù hợp. Tuỳ từng mức độ mà bác sĩ sẽ có các phương án phù hợp riêng.

Như khi thừa kẽm ở mức độ nhẹ, bạn có thể chỉ cần ngưng sử dụng sản phẩm bổ sung kẽm, thay đổi chế độ ăn uống với việc giảm tiêu thụ các thực phẩm giàu kẽm.

Nhưng khi bị ngộ độc kẽm thì đây là trường hợp nguy hiểm có khả năng đe doạ đến tính mạng, cần trợ giúp y tế ngay lập tức. Bác sĩ có thể dùng thuốc chẹn H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton để giảm sản xuất axit dạ dày, ngăn kẽm hấp thu. Trong trường hợp khác, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc canxi disodium edetate để liên kết với kẽm dư thừa trong máu và loại bỏ chúng qua nước tiểu.

Bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định thuốc chống nôn để giúp bạn ngừng nôn, buồn nôn nếu các triệu chứng này trầm trọng, làm bạn khó chịu.

Trên đây là những tác dụng phụ của kẽm Zinc, biểu hiện khi cơ thể thừa kẽm Zinc… cùng biện pháp khắc phục. Mặc dù việc thừa kẽm ít khi xảy ra, nhưng chúng ta vẫn nên ưu tiên bổ sung kẽm từ thực phẩm, và hãy lưu ý sử dụng đúng cách nếu bổ sung kẽm từ thực phẩm bổ sung bạn nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements-zinc/art-20366112
  • https://www.matherhospital.org/related-content/bariatrics/excessive-zinc-supplementation-can-be-dangerous-to-your-health/
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2407097/
  • https://ods.od.nih.gov/factsheets/Zinc-Consumer/
  • https://www.msdmanuals.com/en-in/home/disorders-of-nutrition/minerals/zinc-excess
  • https://www.healthline.com/nutrition/zinc-overdose-symptoms

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline