Biết cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ là điều mà nhiều ba mẹ tìm kiếm vì trớ sữa hay sặc sữa ở trẻ đôi khi rất nguy hiểm. Nếu mới làm cha mẹ lần đầu, chắc chắn bạn sẽ gặp những khó khăn nhất định khi cho con bú bình. Nếu bú không đúng cách, bé có thể bị ho sặc sụa, tím tái và dễ hoảng sợ không muốn bú bình nữa. Cùng tham khảo thông tin bài viết này để hiểu hơn về cách cho bé sơ sinh bú bình.
1/ 3 Cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ mẹ cần biết
Trẻ bú bình bị sặc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Dựa theo những nguyên do này mà ba mẹ sẽ biết cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ tốt hơn. Tìm hiểu một số hướng dẫn cách cho trẻ sơ sinh bú bình như sau để giảm thiểu tối đa nguy cơ khiến bé bị trớ.
Cho bé bú bình đúng tư thế
Bú sai tư thế là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị trớ. Bởi vậy, cho bé bú bình đúng tư thế là rất quan trọng trong các cách cho trẻ bú không bị trớ. Cách giúp trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ là đặt bé bú ở tư thế đầu cao hơn thân. Khi đó, sữa sẽ không bị trào ngược, mà chảy xuôi xuống đường tiêu hóa.
Khi cho bú, hãy giữ bé thẳng đứng, đầu bé áp vào 1 bên ngực của bạn. Trong khi đó, bạn có thể vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi không bị đầy bụng khi bú. Nếu bé vừa bú xong, mẹ không nên đặt con nằm ngay, và cũng không đùa giỡn bé mạnh vì sẽ khiến con dễ bị trớ sữa.
Cho bé bú theo nhịp
Cho bé bú bình theo nhịp cũng là một cách cho trẻ sơ sinh bú không bị ọc sữa hiệu quả. Đây là cách cho em bé sơ sinh bú bình khá giống với cho bú ti mẹ, và diễn ra khoảng 20 phút. Cho bé sơ sinh bú bình đúng cách theo nhịp bằng cách đặt trẻ ở tư thế ngồi, bình sữa để nằm ngang song song với mặt đất để bé có thể kiểm soát được dòng sữa chảy. Hướng dẫn cách cho bé bú bình không gây nôn trớ theo nhịp cụ thể như sau:
- Đặt bé trong lòng ở tư thế ngồi thẳng lưng
- Đỡ đầu bé bằng tay trái
- Tay phải bạn giữ bình sữa, và đặt núm vú bình vào miệng bé
- Khi bé bú, để bình sữa nằm ngang thay vì chiều dọc
- Nếu bé muốn dừng bú, nhẹ nhàng hướng bình xuống dưới, nếu bé muốn tiếp tục, lại nghiêng bình trở lại
- Làm lặp lại khi bé ngừng bú hẳn, trong lúc bé bú có thể vỗ nhẹ và xoa lưng để bé ợ hơi
Giữ bình sữa cho bé bú
Không chú ý đến hướng dẫn cách cho bé bú bình, nhiều ba mẹ thường có thói quen cho bé nằm bú trong nôi rồi kê các vật dụng khác để giữ bình sữa. Tuy nhiên, đây là một sai lầm không nên mắc phải khi bạn đang cố gắng thực hiện cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ. Thói quen này rất nguy hiểm, có thể khiến bé sặc sữa hoặc đôi khi vô tình có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn.
Bởi vậy, ba mẹ nên giữ bình sữa cho bé bú trong lúc con đang bú. Trong trường hợp bé có thể tự cầm bình sữa, ba mẹ lúc này mới không cần giữ bình mà chỉ cần quan sát để xem con bú tốt không.
2/ Khi trẻ sơ sinh bú bình bị trớ có sao không
Ba mẹ tìm đến cách cho trẻ sơ sinh bú không bị trớ vì lo ngại hiện tượng trớ sữa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Về cơ bản, nếu tình trạng bé bú bình bị trớ không thường xuyên và không kèm theo các dấu hiệu khác, ba mẹ không cần quá lo lắng mà hãy cố gắng áp dụng cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng để cải thiện hiện tượng này.
Ở một mặt khác, nếu bé thường xuyên trớ sữa một cách đột ngột và bất ngờ kèm theo các dấu hiệu lạ như chướng bụng, co giật, quấy khóc liên tục, ba mẹ không nên chủ quan. Khi đó, cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ có thể không đem lại tác dụng. Ba mẹ nên đưa con đi khám để được tư vấn xem con có gặp vấn đề gì liên quan đến sức khỏe không.
3/ Cần lưu ý gì khi bé bị trớ khi bú bình
Ba mẹ nên áp dụng cách bú bình không bị trớ để trẻ sơ sinh không bị trớ sữa, có thể bú tốt, ăn ngon và tăng cân đều. Tuy nhiên, nếu vẫn không thể thực hiện cách cho bé sơ sinh bú bình đúng cách, các bé sẽ dễ bị trớ sữa. Vậy ba mẹ có thể xử lý tình trạng này thế nào.
Xử lý tình trạng trớ sữa
Rất khó tránh khỏi việc bé bị trớ sữa nếu ba mẹ không áp dụng đúng cách cho trẻ bú bình không bị sặc sữa. Nếu vô tình rơi vào tình huống bé trớ sữa, bạn có thể bình tĩnh và xử lý như sau:
- Khi bé bú bình bị trớ sữa, cần nghiêng đầu bé sang một bên ngay lập tức để con không bị sặc.
- Lấy khăn làm sạch chất nôn từ miệng, họng và mũi của bé (dùng khăn quấn quanh tay để thấm nhẹ nhàng ở vùng miệng bé, tránh làm con bị đau)
- Khum các ngón tay lại rồi vỗ hai bên lưng nhẹ nhàng để trấn an bé. Bằng cách này, những chất nôn còn trong họng bé cũng sẽ được bật nốt ra
- Lau sạch cổ và người bé, những phần vải bị dính chất nôn
- Cho bé uống nước ấm hoặc bú bình từ từ trở lại. Chú ý thực hiện cách cho bé mới sinh bú bình đúng để con không bị sặc lại
- Theo dõi dấu hiệu nôn trớ sữa và tuyệt đối không dùng thuốc chống nôn nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ
Hạn chế tình trạng trớ sữa
Trẻ sơ sinh bú bình hay bị trớ là hiện tượng dễ xảy ra. Tất nhiên, không ba mẹ nào muốn con mình bị trớ sữa khi bú bình. Vậy nên, ngoài tìm hiểu và làm theo hướng dẫn cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách, bạn có thể chú ý một số điều sau để hạn chế khả năng bé bị trớ sữa.
- Cho bé bú từ từ, đủ cữ
- Không ép bé bú quá no
- Khi bé bú, ba mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé
- Thực hiện cách cho bé nằm bú bình chuẩn
- Không nên đặt trẻ nằm ngay sau khi con bú xong. Nên chờ khoảng 20-30 phút
- Không bế xốc trẻ, đùa giỡn bé sau khi con ăn no
- Massage nhẹ nhàng vùng vốn của bé để giảm co bóp dạ dày, và giảm nôn trớ. Việc mát xa cũng sẽ giúp tăng nhu động ruột, giúp con bài tiết phân đều đặn hơn
- Cần chú ý cách ngậm núm vú bình đúng
Biết cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ là rất quan trọng với ba mẹ. Nếu không áp dụng đúng hướng dẫn cho bé sơ sinh bú bình, con sẽ bị trớ thường xuyên và tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các ba mẹ trong việc cho bé bú bình hiệu quả hơn và giảm nguy cơ khiến con trớ sữa.