Cách rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý cho bé có nên thực hiện không

Các mẹ thường lựa chọn rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý cho bé để chăm sóc sức khỏe khoang miệng, tăng cường khả năng thèm ăn của bé trong những ngày đầu phát triển. Vậy có điều gì đáng chú ý ở việc rơ lưỡi cho bé này? Làm sao để rơ lưỡi đúng cách cho bé không quấy khóc? Tất cả các thắc mắc sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây. Cùng xem ngay!

1/ Có nên rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý cho bé không?

Có rất nhiều cách thức để làm sạch khoang miệng cho trẻ nhỏ, tuy nhiên một trong những cách phổ biến nhất đó là rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý. Để hiểu tại sao các mẹ lại lựa chọn phương pháp này, ta có thể tìm hiểu và phân tích đặc điểm của các công thức rơ lưỡi cho các bé như sau:

Nước muối sinh lý rơ lưỡi

Các mẹ thường rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý cho bé bởi tính phổ biến, an toàn cũng như dễ thực hiện của dung dịch này. Nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%) là dung dịch đẳng trương với áp suất thẩm thấu gần bằng cơ thể người, được khuyến nghị dùng được cho mọi lứa tuổi, ngay cả đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chức năng của nước muối sinh lý có thể được sử dụng để làm sạch cho nhiều bộ phận như: lưỡi, mắt, mũi, tai, khoang miệng.

Cách sử dụng: sử dụng trực tiếp không cần mất thời gian pha chế.

có nên rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý thường được nhiều phụ huynh lựa chọn

Rau ngót

Rau ngót có tính làm sạch, tái tạo những tế bào bị tổn thương, thường được dân gian truyền nhau có thể điều trị tưa lưỡi cho trẻ nhỏ rất hiệu quả.

Cách sử dụng: Nhặt và rửa sạch lượng rau ngót cần sử dụng, ngâm qua nước muối 10 phút. Sau đó giã nhuyễn rau ngót với một chút muối, lọc tách nước rau để riêng. Đun nước rau ngót trong 5 phút rồi để nguội là các mẹ có thể sử dụng dung dịch này để rơ lưỡi cho bé.

Phương pháp này vô cùng hiệu quả đối với những trường hợ bé bị tưa lưỡi, tuy nhiên sẽ mất công chuẩn bị. Đối tượng sử dụng: chỉ dành cho trẻ trên 5 tháng.

rơ lưỡi cho bé

Rau ngót cũng có tác dụng tốt trong việc làm sạch bề mặt khoang miệng cho bé 

Lá hẹ

Cũng giống như rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý, lá hẹ có tính nhiệt, đun chín có tính ôn có tác dụng làm sạch, giải độc, đặc biệt có thể sử dụng an toàn cho trẻ nhỏ để phòng ngừa các hiện tượng nấm lưỡi, tưa lưỡi.

Cách thực hiện: lấy 10 lá hẹ tươi rửa sạch, giã nát để lọc lấy nước cốt. Sau đó hòa với một chút nước ấm, để nguội là các mẹ có thể sử dụng lá hẹ để rơ lưỡi cho bé.

Tuy nhiên, sử dụng lá hẹ để rơ lưỡi trẻ sơ sinh chỉ nên áp dụng đối với những bé từ 5 tháng tuổi trở lên. Mặc dù phương pháp này an toàn và lành tính, hiệu quả tốt tuy nhiên vẫn cần thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng.

Dùng nước muối sinh lý rơ lưỡi cho bé

Lá hẹ được đánh giá an toàn và lành tính trong việc rơ lưỡi cho bé

Mật ong

Sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho bé cũng là một phương pháp được nhiều gia đình sử dụng. Mật ong có thể sử dụng trực tiếp giống như rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý tuy nhiên điểm hạn chế khi dùng phương pháp này đó là: chỉ sử dụng cho trẻ em trên 1 tuổi, chống chỉ định đối với những bé dị ứng với mật ong.

rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Mật ong tuy có thể làm sạch bề mặt lưỡi của trẻ tuy nhiên không được khuyến khích sử dụng với trẻ nhỏ

Chính vì vậy, việc rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý luôn được nhiều phụ huynh và lựa chọn nhất để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé yêu. Mặc dù các phương pháp khác có thể cho những kết quả tương tự, tuy nhiên xét về mặt tiện dụng, dễ thực hiện thì không thể đáp ứng được như nước muối đẳng trương.

2/ Cách rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Các mẹ nên chú ý cách rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý cho con bằng cách sử dụng gạc sạch và nước muối chuyên biệt giúp con luôn có một khoang miệng sạch, không còn cặn sữa và hơi thở không có mùi.

Cách thực hiện:

Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi trẻ sơ sinh. Chuẩn bị đầy đủ các công cụ như: nước muối tinh khiết, gạc rơ lưỡi sạch.

Bước 2: Đeo gạc rơ lưỡi cho bé vào ngón trỏ, sau đó nhỏ vài giọt nước muối sinh lý lên trên sao cho ướt toàn bộ bề mặt tấm gạc.

Bước 3: Bế bé trong lòng, lấy tay đỡ lấy đầu trẻ hướng cao lên trên. Sau đó, mẹ dùng ngón trỏ đeo gạc rơ lưỡi từ từ đưa vào miệng trẻ. Thực hiện rơ lưỡi cho bé nhẹ nhàng, từ từ, tránh làm bé đau.

Bước 4: Thực hiện rơ lưỡi tại các vùng: bề mặt lưỡi bé, 2 bên vùng má, matxa nướu nhẹ nhàng. Lặp lại 1-2 lần cho đến khi khoang miệng của bé sạch hẳn.

Chú ý thao tác nhẹ nhàng, nếu bé quấy khóc, không hợp tác thì các mẹ nên dừng lại để tránh làm tổn thương khoang miệng bé cũng như làm bé sợ cho những lần rơ lưỡi tiếp theo.

cách rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Nên thao tác nhẹ nhàng, tránh để bé đau và không hợp tác trong những lần rơ lưỡi tiếp theo

3/ Khi nào cần rơ lưỡi trẻ sơ sinh?

Giải đáp câu trả lời cho câu hỏi của các mẹ khi nào cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh thì đó là việc cần làm hàng ngày của các mẹ khi con đang trong quá trình bú sữa mẹ. Tần suất là có thể là khoảng 2 -3 lần/ngày đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Bởi khi bé bú trực tiếp thì cặn sữa sẽ ít có khả năng đọng trong khoang miệng bé do lưỡi bé lúc này trực tiếp cọ xát lên bầu ti mẹ.

Đối với những trường hợp trẻ sơ sinh uống sữa ngoài, cặn sữa dễ dàng đọng lại hơn nên quá trình rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý sẽ cần được thực hiện một cách cẩn thận, kỹ lưỡng hơn với tần suất 2 lần/ ngày.

Thời điểm thích hợp để rơ lưỡi cho bé là vào buổi sáng, sau bú khoảng 2 tiếng. Tránh rơ lưỡi lúc sáng sớm khi trẻ chưa được bú no hoặc ngay sau khi bú vì sẽ gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ nhỏ.

Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý là việc rất quen thuộc trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cũng giống như việc đánh răng của người lớn, rơ lưỡi sẽ giúp cho trẻ có một khoang miệng sạch, không có mùi khó chịu.

Lưỡi và khoang miệng của trẻ trong quá trình bú sữa sẽ hình thành nên những vi sinh vật gây ra mùi hôi khó chịu. Việc dùng nước muối sinh lý rơ lưỡi cho bé sẽ giúp làm sạch bề mặt lưỡi, loại bỏ cặn sữa dư thừa, ngăn chặn mùi và hạn chế vi khuẩn tích tụ gây ra tưa lưỡi.

Khi bị tưa lưỡi, một lớp màu trắng dày trẻ sẽ có cảm giác đau rát trên bề mặt lưỡi gây ra những triệu chứng quấy khóc, chán ăn khiến quá trình phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của trẻ không được đảm bảo.

rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Rơ lưỡi em bé bằng nước muối sinh lý là việc làm vô cùng cần thiết trong quá trình chăm sóc bé

Ngoài ra, việc vệ sinh khoang miệng cho trẻ trong giai đoạn đầu không được chú trọng sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc chăm sóc răng miệng về sau. Trẻ sẽ dễ dàng gặp các vấn đề về nướu và các bệnh lý nha khoa hơn so với những người khác.

4/ Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý loại nào?

Hiện nay có rất nhiều loại nước muối sinh lý dùng để rơ lưỡi cho bé trên thị trường, các mẹ cần lựa chọn loại nước muối tốt nhất với những lưu ý sau:

– Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh phải đạt đúng tiêu chuẩn 0,9% (tức là cứ 0,9g muối sẽ tương ứng với 1 lít nước) đảm bảo tinh khiết, an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ trong trường hợp chẳng may trẻ có nuốt phải.

– Các sản phẩm nước muối sinh lý cần có nhà sản xuất, nguồn gốc xuất sứ, hạn sử dụng rõ ràng. Đặc biệt, các mẹ nên mua tại các nhà thuốc, cơ sở uy tín, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Ngoài ra, các mẹ nên chú ý việc sử dụng các loại gạc mềm, tránh gây tổn thương bề mặt lưỡi và khoang miệng của bé. Thực hiện các thao tác nhẹ nhàng, chậm rãi sao cho việc rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối đạt kết quả tốt nhất.

Hi vọng bài viết về rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý đã giúp các mẹ và gia đình có thêm những thông tin hữu ích xung quanh việc chăm sóc sức khỏe cho bé. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tới hotline 0974.402.860 để được giải đáp miễn phí!

Tham khảo thêm:

Nước muối sinh lý có uống được không? Thành phần và công dụng

– Nên cho bé ăn gì để sạch lưỡi? Các mẹo đơn giản ngay tại nhà

Trẻ em ăn rau ngót có tốt không? Gợi ý món ăn rau ngót bổ dưỡng

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline