Không ít các bà mẹ còn đang khó khăn trong việc lựa chọn thuốc trị táo bón cho trẻ. Vì không hiểu rõ, không chọn đúng ngay từ sớm nên quá trình điều trị kéo dài và trẻ rất dễ bị phụ thuộc vào thuốc. Đọc bài viết sau đây mẹ sẽ có được nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này.
Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.
Bé bị táo bón nên uống thuốc gì?
Trẻ bị táo bón sẽ cảm thấy đầy chướng bụng, khó tiêu, chán ăn, đi cầu khó khăn thậm chí sợ đi cầu. Lúc này, nếu không tống phân ra khỏi đại tràng trẻ sẽ vô cùng khó chịu, quấy khóc. Các thuốc trị táo bón cho trẻ là thường được lựa chọn ưu tiên giúp khắc phục tình trạng này. Tuy vậy, có rất nhiều nhóm thuốc trị táo bón cho bé khác nhau mà cha mẹ cần lưu ý.
Thuốc táo bón cho trẻ được phân loại theo cơ chế tác dụng bao gồm:
+ Thuốc chữa táo bón theo cơ chế thẩm thấu: Những thuốc này sẽ không hấp thu vào cơ thể mà chỉ hút nước vào trong lòng ruột làm mềm khối phân cứng không tiêu. Phân được ngâm nước trở nên mềm hơn, dễ di chuyển qua ruột ra ngoài nhờ phản xạ đẩy phân. Thuộc nhóm này có PEG 3350 (macrogol 3350), sorbitol
+ Thuốc tạo khối trị táo bón là các thuốc không hấp thu, chúng hút nước rồi tự trương nở lên làm tăng khối lượng phân trong đại tràng và kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài. Nhóm thuốc này gồm: thạch agar-agar, Methyl cenlulose. Tác dụng phụ của nhóm này ở trẻ thường gặp là đầy bụng nên đôi khi trẻ hết táo bón nhưng vẫn cảm thấy khó chịu, đau bụng.
+ Thuốc trị táo bón cho trẻ kích thích làm tăng nhu động ruột: Nhóm thuốc này không dùng cho trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, trẻ > 4 tuổi dùng lâu dài dễ gây mất cân bằng điện giải, tiêu chảy, rối loạn nhu động ruột. Các loại dầu khoáng, Bisacodyl là những thuốc trị táo bón điển hình của nhóm này.
Với những bé táo bón chức năng do thay đổi thói quen, môi trường dẫn đến tần xuất đi tiêu bị đảo lộn thì các thuốc chữa táo bón loại thẩm thấu sẽ là lựa chọn được khuyến cao vì không ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của trẻ.
Tham khảo: Bé sợ đi ngoài – Mẹ phải làm sao?
Các biện pháp hỗ trợ chống táo bón cho trẻ
Ngoài các thuốc trị táo bón cho trẻ, mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau đây để phòng ngừa và hạn chế táo bón:
+ Ăn nhiều rau xanh, hoa quả nhất là các loại rau quả tăng nhu động ruột, trơn ruột như mồng tơi, rau đay, chuối, khoai…
+ Uống nhiều nước
+ Ngồi vào chậu nước ấm giúp kích thích cơ vòng hậu môn, tăng phản xạ tống phân
+ Xoa bụng, massage bụng theo chiều kim đồng hồ cũng giúp kích thích nhu động ruột ở trẻ.
Khi trẻ bị táo bón nhất là táo bón lâu ngày nhất định phải sử dụng thuốc hỗ trợ để đẩy phân ra ngoài ruột. Bởi chất độc tích trữ lâu tại ruột rất dễ gây bệnh cho cơ thể. Hoạt chất PEG 3350 là chỉ định hàng đầu từ các chuyên gia cho các bé bị táo bón từ 6 tháng tuổi trở lên. PEG 3350 được ưa chuộng hơn các nhóm thuốc trị táo bón cho trẻ khác bởi tính an toàn, hiệu quả và không tổn hại đến phản xạ đi tiêu bình thường của trẻ.
Tham khảo: PEGinpol – Bột nhuận tràng trị táo bón trẻ em. Chỉ định đầu tay trong táo bón chức năng
Mẹ đã hiểu hơn về các thuốc trị táo bón cho trẻ và những biện pháp hỗ trợ giảm bớt khó khăn khi đi cầu của trẻ qua những thông tin trong bài viết trên. Mẹ hãy lưu ý điều trị táo bón kéo dài cho trẻ để trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng cân đều đặn hơn.
Tham khảo thêm bài viết: Uống sắt có bị táo bón không?