Macrogol (PEG 3350) chính là hoạt chất hàng đầu được chỉ định trong điều trị táo bón ở trẻ nhỏ. Tìm hiểu chính xác hơn về hoạt chất này sẽ giúp mẹ biết có nên sử dụng nó cho bé khi bị táo bón hay không? Mời mẹ đọc bài viết sau.
Hoạt chất macrogol là gì?
Macrogol là cái tên khác của hợp chất PEG 3350 (PolyEthylenGlycol 3350) là một hợp chất cao phân tử (phân tử có khối lượng lớn) có đặc tính thân nước. Do đó, các phân tử PEG này sẽ không hấp thu vào cơ thể mà chúng sẽ hút nước vào trong lòng ruột. Khối phân lúc này sẽ trở nên mềm hơn, thể tích lớn hơn và tạo kích thích nhu động ruột, gây phản xạ buồn đi tiêu tự nhiên cho trẻ.
Macrogol thuộc nhóm nhuận tràng chống táo bón theo cơ chế thẩm thấu.
Tác dụng của thuốc macrogol
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mức độ an toàn của macrogol đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Macrogol PEG 3350 có tác dụng giảm táo bón còn vượt trội hơn các thuốc trị táo bón khác như Lactulose.
Macrogol không bị giảm tác dụng khi sử dụng nhiều lần và kéo dài, hỗ trợ cho trẻ tập thói quen đi tiêu tự nhiên, đều đặn hàng ngày mà không bị nhờn thuốc. Vì thế, macrogol được chỉ định trong các trường hợp trẻ bị táo bón cấp tính cần tống phân ra ngay và điều trị duy trì hàng ngày để trẻ có thể đi vệ sinh bình thường.
Macrogol dùng lâu dài được không?
Hiện các nghiên cứu đều cho thấy macrogol 3350 an toàn khi sử dụng kéo dài trong điều trị táo bón cho trẻ, nhờ đặc tính không bị tiêu hoá, không bị hấp thu, không bị chuyển hoá trong cơ thể và được thải trừ nguyên vẹn hoàn toàn ra ngoài theo phân.
Bên cạnh đó, macrogol 3350 còn không bị giảm tác dụng khi sử dụng lâu dài nên sẽ là giải pháp hiệu quả khi điều trị táo bón cho trẻ.
Macrogol có tác dụng phụ gì không?
Sử dụng macrogol được coi là an toàn với trẻ nhỏ so với những thuốc chống táo bón khác trên thị trường. Các tác dụng có thể xuất hiện sau khi bé dùng thuốc macrogol như: đau bụng, tiêu chảy… nhưng thoáng qua và không nguy hiểm.
Theo nghiên cứu của tác giả W Voskuijl và cộng sự tại Khoa tiêu hóa và dinh dưỡng trẻ em – Viện dược liệu trung tâm, Amterrdam, Hà Lan. PEG 3350 (Macrogol 3350) đem lại hiệu quả cao hơn và đồng thời ít tác dụng phụ, tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn so với Lactose – thuốc nhuận tràng thẩm thấu được dùng khá phổ biến ở trẻ táo bón.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi hoàn toàn có thể sử dụng macrogol để điều trị táo bón cho bé.
Cơ chế chống táo bón của PEG 3350 không ảnh hưởng đến nhu động ruột tự nhiên của trẻ, cũng không gây trương nở, đầy bụng như các nhóm thuốc trị táo bón khác. Vì thế, macrogol đem lại hiệu quả nhanh, an toàn, không bị giảm tác dụng khi sử dụng nhiều lần thậm chí dùng lâu dài cho các trẻ bị táo bón mãn tính.
Tham khảo: Bé sợ đi ngoài – Mẹ phải làm sao?
Trường hợp nào nên sử dụng macrogol?
Hiện nay, macrogol 3350 là chỉ định đầu tay trong điều trị táo bón chức năng cho trẻ nhỏ theo các Hiệp hội Hiệp Hội Nhi khoa Tiêu hóa, Gan và Dinh dưỡng Châu Âu, Bắc Mỹ và Viện chăm sóc sức khỏe NICE – UK.
Bên cạnh đó, macrogol còn được dùng trong các tường hợp:
- Điều trị táo bón ở trẻ lớn, người lớn (bao gồm cả phụ nữ mang thai), người già
- Làm sạch phân cứng tích tụ trong ruột nếu bạn bị táo bón trong thời gian dài
- Làm rỗng ruột trước khi nội soi
Liều dùng macrogol 3350 cho từng đối tượng
Với táo bón, nếu ban đầu đang có phân khô cứng thì bệnh nhân sẽ được dùng macrogol 3350 với liều tống phân là:
- Trẻ 6 tháng – 2 tuổi (tới 12kg): 0,8g macrogol 3350/kg/ngày
- Trẻ 2 – 11 tuổi (12 – 20kg): 1g macrogol 3350/kg/ngày
- Trẻ > 11 tuổi và người lớn (hoặc > 20kg): 20-30g macrogol 3350/ngày
Sau đó, khi đã đi vệ sinh phân mềm được rồi thì bệnh nhân sẽ chuyển sang dùng liều duy trì (=1/2 liều tống phân). Đồng thời theo dõi và điều chỉnh liều trong quá trình sử dụng, nếu phân cứng thì tăng liều lên, phân lỏng thì giảm liều đi.
Bên cạnh đó, với bệnh nhân thụt rửa ruột, liều dùng macrogol 3350 sẽ được sử dụng theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ hoặc nhân viên y tế qua thăm khám trực tiếp.
Hướng dẫn cách pha thuốc macrogol
Macrogol 3350 ở dạng bột pha uống. Bạn chỉ cần hoà tan macrogol 3350 với nước đơn giản theo hướng dẫn trên bao bì (VD: 1 gói bột 5g macrogol 3350 : 70ml nước). Có thể dùng nước lọc, nước trái cây hoặc sữa (cần tỷ lệ nước nhiều hơn như 1 gói bột 5g macrogol 3350 : 120 – 150ml sữa).
Chống chỉ định của thuốc macrogol cho trẻ
Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ cho trẻ..
Trẻ bị viêm ruột, nghi ngờ bị lồng ruột không nên uống dùng thuốc macrogol, trẻ cần được đưa ngày đến bệnh viện để được sơ cứu đúng cách.
Lưu ý khi sử dụng macrogol
Nguyên tắc trong điều trị táo bón là cần dùng thuốc làm mềm phân cho trẻ đủ lâu cho tới khi con hình thành được thói quen đi ngoài tốt và không còn nỗi sợ đi ngoài vô thức. Tiến trình này thường mất 3 – 6 tháng hoặc có thể kéo dài hơn với những trẻ táo bón nặng. Do đó, mẹ cần sử dụng PEGinpol duy trì liên tục trong thời gian này, không ngưng đột ngột nhé.
Nếu gặp tình trạng đi phân lỏng trong quá trình sử dụng macrogol, mẹ cần giảm liều cho bé và tình trạng này sẽ hết. Đây không phải tiêu chảy mà do liều dùng đang cao hơn so với tình trạng táo của bé.
Bên cạnh đó, dù sử dụng macrogol hay bất kỳ sản phẩm trị táo nào cho bé khác, mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn kỹ hơn khi táo bón không hết. Một số vấn đề có thể được quan tâm như:
- Có bệnh lý khiến trẻ táo bón. Ví dụ các bệnh gây bất thường hệ tiêu hoá hoặc thần kinh sẽ khiến trẻ táo bón không cải thiện sau dùng thuốc
- Liều thuốc không đủ. Tình trạng táo ở mỗi trẻ là khác nhau, có trẻ cần dùng liều cao nhưng cũng có trẻ chỉ cần liều thấp là đi tiêu được. Bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ liều dùng phù hợp cho con lúc này
Hiện nay trên thị trường hoạt chất macrogol có trong sản phẩm bột nhuận tràng PEGinpol hoàn toàn không có chất bảo quản, lactose, gluten, sử dụng được cả cho trẻ trên 6 tháng tuổi bị táo bón.
Tham khảo: PEGinpol – Bột nhuận tràng trị táo bón trẻ em. Chỉ định đầu tay trong táo bón chức năng
Khi trẻ bị táo bón ngoài biện pháp hỗ trợ lâu dài thì sử dụng thuốc trị táo bón là rất cần thiết để tống phân ra ngoài, tránh nguy cơ tích trữ độc tố. Thuốc macrogol là thuốc đầu tay cho các trường hợp táo bón chức năng ở trẻ.
Tham khảo thêm: Chữa táo bón cho trẻ bằng rau mồng tơi thế nào? Có hiệu quả không