Trẻ sơ sinh tiêm phòng về ngủ li bì: Có nguy hiểm hay không?

Trẻ sơ sinh tiêm phòng về ngủ li bì là tình trạng mà nhiều ba mẹ sẽ thấy. Đây có thể coi là một phản ứng phụ sau khi tiêm phòng mà trẻ có thể gặp phải nhằm thích nghi với vắc xin. Tuy nhiên, trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều có tiềm ẩn mối lo ngại nào không? Ba mẹ nên hiểu rõ về tình trạng này để có những cách xử lý phù hợp khi chăm sóc con.

1/ Tình trạng trẻ sơ sinh tiêm phòng về ngủ li bì

Trẻ ngủ li bì sau khi tiêm phòng có thể do con mệt mỏi hoặc bị sốt. Hiện tượng này xảy ra rất phổ biến ở trẻ sau khi con tiêm được 24-48 giờ. Thông thường, con sẽ biếng ăn và ngủ lâu hơn bình thường. Điều này là do cơ thể đang củng cố miễn dịch nhằm thích nghi với vắc xin. 

trẻ sơ sinh tiêm phòng về ngủ li bì

Về cơ bản, trẻ ngủ li bì là hiện tượng vẫn thường xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, mà không nhất thiết do vừa đi tiêm phòng về. Nhưng nhìn chung, khi trẻ sơ sinh tiêm phòng về ngủ li bì sẽ có những biểu hiện và triệu chứng dưới đây:

  • Trẻ ngủ nhiều, có giấc ngủ dài hơn mọi ngày. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể thấy khó phát hiện tình trạng ngủ li bì này vì thường các bé đều ngủ lên tới 15 – 16 tiếng mỗi ngày. Khi đó, mẹ có thể nhận biết bé tiêm vacxin về ngủ li bì hay không bằng cách đo nhiệt độ, hoặc xem con có bỏ bú không…
  • Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức. Biểu hiện của trẻ ngủ li bì sau khi tiêm cũng bao gồm việc con khó thức dậy để ăn, nhiều mẹ không thể gọi bé dậy, hoặc có thể gọi bé tỉnh nhưng rồi con lại tiếp tục ngủ.
  • Trẻ có biểu hiện không tỉnh táo, lờ đờ và mệt mỏi. Các hoạt động vui chơi hàng ngày cũng không có hứng thú, hoặc chậm chạp, thiếu sự hoạt bát.

Thông thường, trẻ sơ sinh đi tiêm về ngủ nhiều là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy cơ thể con tím tái, co giật, khóc thét và thậm chí sốt liên tục, ba mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để bé được kiểm tra và điều trị kịp thời. Bởi lẽ, con có thể đang bị sốc với thuốc rất nguy hiểm.

2/ Khi trẻ sơ sinh ngủ li bì sau tiêm phòng có sao không

Hiện tượng trẻ sơ sinh tiêm phòng về ngủ li bì được xem là hiện tượng bình thường. Bởi lẽ, khi tiếp xúc với vắc xin, cơ thể ắt sẽ xảy ra một vài phản ứng phụ như sốt nhẹ, mệt mỏi. Do đó, con sẽ ngủ nhiều hơn để bù lại sức cho cơ thể. Bởi vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng khi thấy bé đi tiêm phòng về ngủ nhiều hơn bình thường.

trẻ sơ sinh tiêm phòng về ngủ li bì

Mặc dù biết trẻ sơ sinh ngủ li bì 6 tiếng sau khi tiêm là chuyện không quá lo ngại, nhưng các bậc phụ huynh vẫn cần theo dõi tình trạng cơ thể con thường xuyên nhằm phát hiện những phản ứng bất thường khác nếu có của cơ thể. Nhiều trường hợp trẻ không chỉ ngủ li bì mà còn kèm theo triệu chứng sốt cao, vật vã, ra nhiều mồ hôi… Do đó, ba mẹ không được chủ quan mà hãy theo dõi nhiệt độ cơ thể và các biểu hiện đó để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm tránh những nguy cơ gây nguy hiểm cho con. 

3/ Nhưng lưu ý cho bé sau khi tiêm phòng là gì

Trẻ đi tiêm về ngủ li bì là hiện tượng thường gặp, nhưng có thể là rất mới lạ với những ai mới làm cha mẹ lần đầu. Nhiều người sẽ còn rất lúng túng không biết chăm sóc trẻ sơ sinh tiêm phòng về ngủ li bì như thế nào. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng ba mẹ nên nhớ nhằm phát hiện ra những phản ứng của bé sau khi tiêm phòng.

Khi trẻ có phản ứng bình thường

Như đã đề cập, nếu trẻ tiêm xong ngủ li bì và chỉ sốt nhẹ mà không có triệu chứng bất thường nào khác, thì con đang có phản ứng bình thường với vắc xin. Tình trạng sốt nhẹ sẽ giảm đi sau 1-2 ngày kể từ khi tiêm, bởi vậy bạn không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, hãy chú ý cho trẻ bú nhiều hơn, nghỉ ngơi nhiều hơn và bổ sung đủ dinh dưỡng để giúp con sớm hồi sức. Bạn cũng nên dùng nước ấm lau người cho bé, thay vì tắm hoặc dùng nước mát vì điều này sẽ càng khiến tình trạng của bé trở nên trầm trọng hơn. 

phản ứng bình thường

Nếu vết tiêm sưng đau khiến con khó chịu và quấy khóc, hãy mặc quần áo thoải mái cho trẻ và tuyệt đối không chạm vào vết tiêm. Vết tiêm sưng đau của trẻ cũng sẽ sớm hết sau 1-2 ngày. Ngoài ra, ba mẹ hãy chú ý cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều hơn để tăng cường sức đề kháng cho con và giảm nguy cơ mất nước nếu bé bị tiêu chảy do một số loại vắc xin.

Khi trẻ có phản ứng bất thường

Một số trẻ sẽ có những phản ứng bất thường. Ba mẹ cần theo dõi con để xử lý kịp thời, tránh gây nguy hiểm. Các biểu hiện bất thường ở bé mà ba mẹ cần chú ý quan sát như:

  • Sốt cao trên 38.5 độ, người mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi
  • Buồn nôn, nôn, đau cơ, phát ban
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Tím tái, ngất, co giật, sốc phản vệ…

4/ Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng thế nào

Trẻ ngủ li bì sau tiêm phòng là điều rất dễ xảy ra. Nhiều trẻ còn có dấu hiệu sốt, hoặc buồn nôn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Ba mẹ có thể tham khảo các mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh tiêm phòng về ngủ li bì như dưới đây để lấy lại tinh thần và hồi phục sức khỏe cho con.

trẻ sơ sinh tiêm phòng về ngủ li bì

  • Để trẻ nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn
  • Cho bé mặc quần áo thông thoáng, thoáng mát
  • Không để bé tiếp xúc với môi trường bụi bặm, gió và quá nhiều người lạ
  • Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của bé
  • Tăng cường cho bé bú để tăng sức đề kháng và hạ sốt 
  • Chườm mát vào vùng tiêm trên da bé bằng chai nước bọc vào khăn nếu chỗ tiêm bị sưng. Không nên dùng nước đá lạnh hoặc bất kỳ thuốc bôi xoa nào vì sẽ rất dễ gây nên phản ứng phụ với thuốc kháng sinh.

Về cơ bản, trẻ sơ sinh tiêm phòng về ngủ li bì là hiện tượng xảy ra khá phổ biến nên các ba mẹ không nên quá lo lắng. Hãy áp dụng các mẹo chăm sóc cơ bản để giúp con sớm hồi phục và tăng sức đề kháng tốt hơn. Chú ý thường xuyên theo dõi biểu hiện của trẻ để phát hiện những triệu chứng bất thường nhằm có những cách xử lý kịp thời.

Tham khảo thêm: Có nên tắm cho trẻ trước khi tiêm phòng không?

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline