Nhớ lại khoảng thời gian 1 năm trước đây khi Sóc bị táo bón kéo dài, chị Trang (30 tuổi) vẫn nhớ như in: con toát mồ hôi, khóc lóc kêu đau, mẹ ở bên mà không biết giúp con thể nào. Lâu dần con sợ, nín nhịn nên còn són phân. Táo bón kéo dài như một vòng tròn luẩn quẩn mãi không dứt.
Bài viết liên quan:
- Trẻ sơ sinh không đi ngoài – vấn đề ở đâu?
- Điểm danh 3 loại thuốc nhuận tràng thường xuyên có mặt trong đơn thuốc trị táo bón cho trẻ
- Thay đổi chế độ ăn uống mà trẻ vẫn bị táo bón – Nguyên nhân vì sao?
Sóc – bé nhỏ nhà chị Trang đã được hơn 3 tuổi. Từ khi bé đi học, lớn hơn chút thì chị có nhiều thời gian hơn để tập trung vào công việc. Song cũng vì thế mà chị ít có cơ hội để tâm hơn đến chuyện đi ngoài của con. Sóc cũng mải chơi nên nhiều khi nín nhịn đi ngoài, cứ thế táo bón đến lúc nào không hay.
“Lúc không chịu được, con kêu đi ngoài khó thì cũng là lúc táo bón đã bắt đầu từ bao giờ rối đó em ah. Vài ngày mới đi được 1 lần mà có dễ đâu cơ chứ. Phân khô cứng, ban đầu thì ra những cục nhỏ như phân dê, sau là phân lớn khiến con đau và thỉnh thoảng còn chảy máu nữa” – Chị Trang chia sẻ.
Thay đổi chế độ ăn mà con vẫn bị táo bón kéo dài mãi không dứt
Theo suy nghĩ bình thường, chị Trang tích cực thay đổi chế độ ăn cho Sóc. Để con ăn nhiều rau, uống nhiều nước hơn, uống cả men vi sinh, chất xơ mà chẳng mấy khả quan.
“Thay đổi ăn uống gần 2 tuần trời mà không thấy gì. Mỗi lần đi là con sơ và đau lắm, nhiều khi phải ôm mẹ, giữ tay mẹ để có sức rặn và đỡ sợ hơn nên nhìn xót lắm” – Chị Trang kể.
Rồi nhiều lần vì thương con, chị dùng thụt để thụt cho Sóc đi ngoài dễ dàng. Nhưng ngặt nỗi cứ thụt thì bé mới đi được, không thụt thì không đi, mà Sóc đi thì vẫn còn đau lắm. Chị cũng nghe nhiều người bảo thụt nhiều không tốt nên phải cho con đi khám.
ĐỌC TIẾP