Sự đa dạng của các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hiện nay thường khiến nhiều mẹ băn khoăn không biết sản phẩm nào thực sự tốt. Có thể khắc phục tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi một cách nhanh chóng, hiệu quả mà không gây hại cho bé yêu. Bài viết này sẽ điểm danh một số loại thuốc nhỏ mũi trẻ em an toàn và được nhiều phụ huynh tin dùng cho con. Các mẹ có thể tham khảo có lựa chọn phù hợp nhất nhé!
1/ Các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi tốt nhất
Nếu các mẹ vẫn băn khoăn và chưa biết rõ về các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi thì có thể tham khảo danh sách dưới đây. Các sản phẩm này đều khá lành tính, thường được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng và được nhiều bố mẹ tin tưởng lựa chọn cho bé.
Thuốc nhỏ mũi muối ưu trương Nebial 3% cho trẻ nhỏ
Thuốc nhỏ mũi cho bé Nebial 3% là một sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại từ Ý. Với bảng thành phần an toàn, lành tính và không chứa chất bảo quản, cha mẹ hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm như một loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ dưới 1 tuổi.
Điểm nổi bật nhất của nước muối ưu trương Nebial 3% là có sự kết hợp giữa 3% NaCl và Natri Hyaluronate. Với sự kết hợp này, sản phẩm cho thấy hiệu quả ưu việt trong việc làm sạch, kháng khuẩn nhằm ngăn ngừa các bệnh lý đường hô hấp cho trẻ sơ sinh.
Đồng thời, sản phẩm còn giúp làm mềm dịch mũi nhanh chóng, khắc phục rõ rệt các triệu chứng khó chịu ở mũi như nghẹt mũi, chảy nước mũi, sổ mũi… Nhưng vẫn đảm bảo êm dịu, dưỡng ẩm nhẹ nhàng và không làm khô vùng niêm mạc mũi vốn rất nhạy cảm của bé.
Với nhiều ưu điểm vượt trội như vậy, sản phẩm nước muối ưu trương Nebial 3% không chỉ được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia tại châu Âu mà còn được nhiều cha mẹ Việt tin tưởng sử dụng.
Xem ngay: Nebial 3% Flaconcini dung dịch nước muối ưu trương nội địa Italia
Thuốc nhỏ mũi nước muối sinh lý cho bé (NaCl 0.9%)
Nước muối sinh lý là một loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá phổ biến nhờ ưu điểm an toàn, ít tác dụng phụ và giá thành phải chăng. Sản phẩm sử dụng NaCl ở nồng độ 0,9% có tác dụng làm sạch tốt. Loại bỏ các dịch nhầy, bụi bẩn cùng các tác nhân gây dị ứng khỏi mũi bé một cách nhẹ nhàng. Từ đó, giúp làm sạch và thông thoáng khoang mũi. Góp phần hạn chế và cải thiện các vấn đề như tắc mũi nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè do bệnh lý gây nên.
Tuy nhiên, các mẹ cần cẩn trọng không nên lạm dụng nước muối sinh lý thường xuyên có thể gây khô và làm kích ứng niêm mạc mũi của bé. Làm gia tăng nguy cơ gây viêm nhiễm ở mũi.
Tham khảo thêm: Có nên nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh không
Nước muối biển Sterimar (nước biển phun sương)
Một sự lựa chọn khác mà các mẹ có thể tham khảo để làm thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là nước muối biển Sterimar. Khác với nước muối sinh lý, sản phẩm bổ sung thêm các các nguyên tố kim loại cùng nguyên tố vi lượng. Điển hình như kẽm, bạc giúp kháng viêm hoặc mangan, đồng giúp kháng dị ứng hiệu quả.
Sản phẩm có dạng phun sương nên có khả năng thẩm thấu nhanh, tăng cường dẫn lưu dịch. Nhờ vậy, các gỉ mũi được làm sạch nhanh chóng, giúp khoang mũi của bé luôn được sạch sẽ, thông thoáng.
Thuốc nhỏ mũi Otrivin cho trẻ sơ sinh
Otrivin là một loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ em có thành phần Xylometazoline HCl. Thuốc thường được chỉ định trong điều trị tình trạng nghẹt mũi và hỗ trợ cải thiện tình trạng tiết dịch do xoang bị tổn thương ở trẻ nhỏ.
Đây là một sản phẩm chỉ được sử dụng khi có sự tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu tự ý sử dụng hoặc dùng các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh trong thời gian dài cho thể khiến niêm mạc mũi của bé bị tổn thương.
Thuốc nhỏ mũi Iliadin cho bé
Với thành phần Oxymetazoline Hydrochloride, thuốc nhỏ mũi Iliadin cho tác dụng khắc phục tình trạng viêm nhiễm ở mũi, sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả. Giúp bảo vệ lớp niêm mạc mũi và ngăn chặn sự hình thành và tấn công của các vi khuẩn gây bệnh tại đây. Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng tan đờm và thông thoáng đường thở rất tốt.
Sản phẩm chỉ nên dùng tối đa 2 lần/ngày và không dùng quá 3 ngày liên tiếp. Nếu muốn sử dụng tiếp thì các mẹ cần phải ngưng 2 ngày rồi mới dùng lại để tránh gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho bé.
2/ Phân loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh trên thị trường
Để lựa chọn được các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh đảm bảo an toàn và hiệu quả, trước tiên, các mẹ đừng quên tìm hiểu kỹ về công dụng, thành phần và cách sử dụng của các sản phẩm này ra sao.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với công dụng và thành phần khác nhau. Nhưng nhìn chung, các sản phẩm này thường được phân loại thành các nhóm như sau:
Thuốc nhỏ mũi thông thường cho bé
Nước muối sinh lý chính là một dạng thuốc nhỏ mũi cho bé thông thường khá phổ biến. Với đặc điểm lành tính, an toàn cùng khả năng làm sạch tốt, đây là một sản phẩm không thể thiếu trong tủ thuốc của nhiều gia đình có con nhỏ.
Ngoài ra, nhiều mẹ còn sử dụng nước muối ưu trương (nước muối có nồng độ NaCl lớn hơn 0.9%) hoặc nước muối biển để nhỏ mũi cho trẻ cũng rất hiệu quả nhờ các đặc tính vượt trội so với nước muối sinh lý thông thường.
Nhìn chung, nhóm thuốc nhỏ mũi thông thường khá an toàn, ít gây ra các tác dụng phụ nên có thể sử dụng trong thời gian dài. Hơn nữa, các mẹ có thể tìm mua chúng dễ dàng tại các nhà thuốc mà không nhất thiết phải có đơn thuốc của bác sĩ.
Thuốc nhỏ mũi có thành phần gây co mạch
Đây là nhóm thuốc nhỏ mũi chứa các thành phần có tác dụng làm co các mạch máu ở niêm mạc mũi. Từ đó giúp thu nhỏ khi các mô bị sưng và cải thiện đáng kể tình trạng ngạt mũi. Giúp bé cảm thấy thông thoáng vùng mũi. Các hoạt chất được sử dụng phổ biến với nhóm thuốc co mạch bao gồm xylometazolin, naphazolin, cloramphenicol (ít làm co mạch)…
Nhỏ mũi bằng thuốc dạng này thường đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng không nên sử dụng lâu dài. Đặc biệt, các hoạt chất trong thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Do đó, các mẹ chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định từ bác sĩ và phải đặc biệt cẩn trọng khi nhỏ mũi cho bé.
Thuốc nhỏ mũi chứa thành phần kháng histamin
Các loại thuốc nhỏ mũi có chứa thành phần kháng histamin thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bé hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng gây nên. Hoạt chất phổ biến được sử dụng trong các loại thuốc này phải kể tới cromolyn natri.
Sản phẩm này thường cho tác dụng ngay tại chỗ, không làm co mạch nhưng vẫn cần phải thận trọng khi sử dụng. Chủ yếu được sử dụng để nhỏ mũi cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
3/ Khi nào cần dùng thuốc nhỏ mũi cho bé?
Để trả lời cho câu hỏi này, các mẹ chỉ nên sử dụng thuốc nhỏ mũi khi trẻ có dấu hiệu của các bệnh đường hô hấp. Và tốt nhất là phải tham khảo và tuân theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nhỏ mũi trẻ em nào.
Thuốc nhỏ mũi là một sản phẩm có dạng dung dịch. Nó được điều chế từ các thành phần có khả năng khắc phục những triệu chứng ở mũi. Điển hình như sổ mũi, chảy nước mũi, tắc nghẹt mũi…
Với công dụng hiệu quả và nhanh chóng, thuốc nhỏ mũi được sử dụng phổ biến cho mọi đối tượng. Đặc biệt là cho trẻ sơ sinh cùng trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên vì thế mà lạm dụng việc sử dụng thuốc nhỏ mũi cho bé. Bởi các hoạt chất trong thuốc nhỏ mũi có thể là con dao hai lưỡi đặc biệt nguy hiểm. Nếu không được sử dụng đúng cách, nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới sức khỏe cùng sự phát triển về lâu dài của bé.
Tham khảo thêm: nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần
4/ Những lưu ý sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện nên sức đề kháng còn yếu, dễ gặp phải các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc nhỏ mũi. Do đó, dù các sản phẩm cho trẻ em thường khá lành tính với các hoạt chất dịu nhẹ nhưng các mẹ vẫn nên đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng bất cứ một sản phẩm nào khi nhỏ mũi cho bé.
Với các trường hợp nghẹt mũi không rõ nguyên nhân, các mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương, nước muối biển để rửa mũi cho con. Lưu ý không nhỏ mũi quá 5 lần/ngày.
Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng mà chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt là với các loại thuốc nhỏ mũi chứa corticoid cần phải có chỉ định của bác sĩ.
Một số tác dụng phụ không mong muốn trẻ có thể gặp phải bao gồm: rát mũi, khô mũi, nóng rát vùng mũi, châm chích, buồn nôn,… Nếu tình trạng này không thuyên giảm. Hoặc có dấu hiệu bất thường sốt cao, khó thở, thở khò khè và có dấu hiệu bị co giật thì cần ngưng sử dụng thuốc và nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, cha mẹ có thể lựa chọn được các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh phù hợp và đảm bảo an toàn. Mọi thông tin về các sản phẩm chăm sóc, vệ sinh vùng mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, xin vui lòng liên hệ tới hotline 0974 402 860 (hoàn toàn miễn phí) để được hỗ trợ và tư vấn một cách chi tiết nhất.
Tham khảo thêm: Review thuốc trị sổ mũi cho bé thường dùng và các lưu ý cần biết