Nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần? Hiểm họa khi lạm dụng

Cần nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bé có thể phát triển toàn diện trong những ngày đầu đời. Có nên nhỏ mũi thường xuyên cho trẻ sơ sinh hay không và nếu lạm dụng việc nhỏ mũi quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của trẻ. Cùng đi tìm câu trả lời được nhiều phụ huynh thắc mắc này thông qua bài viết sau đấy!

1/ Nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Việc rửa mũi hay nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh là hoàn toàn cần thiết khi quá trình này sẽ giúp mũi của bé được thông thoáng, sạch chất nhầy, loại bỏ các vi khuẩn gây nguy hại cho hệ hô hấp của bé. Tuy nhiên, nhỏ mũi hàng ngày cho bé lại là một quan niệm sai lầm khi lạm dụng quá nhiều nước muối sinh lý sẽ gây những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ. Các bạn có thể tham khảo tần suất khi nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày với từng tình trạng sức khỏe của bé như sau:

Đối với trẻ khỏe mạnh

Phụ huynh nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh 2-3 lần/tuần để vệ sinh khoang mũi cho bé một cách tốt nhất, tránh với tần suất quá nhiều có thể ảnh hưởng nên niêm mạc mũi của trẻ. Nhỏ mũi với tần suất như vậy không những đảm bảo cho khoang mũi của trẻ luôn sạch mà còn phòng ngừa hiệu quả các bệnh về đường hô hấp, viêm xoang ở trẻ.

Đối với trẻ có dấu hiệu nghẹt mũi

Khi trẻ sơ sinh có các dấu hiệu như nghẹt mũi, sổ mũi, phụ huynh nên nhỏ mũi cho bé 2-3 lần/ngày để loại bỏ các chất dịch nhầy, bụi bẩn tồn tại trong khoang mũi giúp bé có thể dễ dàng hô hấp hơn. Thời điểm nên nhỏ mũi cho bé là trước khi ăn hoặc bú, vì sau khi ăn xong bé dễ có nguy cơ bị nôn trớ. Các mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bác sĩ chuyên môn thăm khám cũng như có những nhận định chính xác về cách điều trị, tần suất sử dụng nước nhỏ mũi cho trẻ.

Rửa mũi cho trẻ là điều cần thiết, tuy nhiên tùy vào từng trường hợp của trẻ để có câu trả lời hợp lý cho số lần cần thiết khi nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày. Không nên quá lạm dụng việc nhỏ mũi bởi có thể gây ra những tình trạng mũi bị khô do mất chất bôi trơn niêm mạc, từ đó mũi trẻ sẽ nhạy cảm hơn, dễ kích ứng, viêm nhiễm nặng hơn.

nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần

Việc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày thế nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng mũi của trẻ 

Nước nhỏ mũi cho trẻ thường là nước muối sinh lý với nồng độ 0,9% (0,9 g muối tương ứng với 1 lít nước) được các chuyên gia khuyến cáo khuyên dùng để sử dụng  vệ sinh, làm sạch các bộ phận như mắt, mũi, vòm họng … an toàn đối với nhiều đối tượng trong đó có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

2/ Tác dụng khi nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày

Việc chú trọng nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần của các bậc phụ huynh cho thấy được tác dụng ưu việt của quá trình nhỏ mũi có những ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Các tác dụng khi nhỏ mũi đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi có thể được kể đến như:

Làm sạch khoang mũi cho trẻ

Dung dịch được sử dụng để nhỏ mũi cho bé là nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%) có áp suất thẩm thấu gần với dịch bên trong cơ thể người bình thường nên hoàn toàn an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhỏ mũi cho bé sẽ giúp khoang mũi của bé luôn sạch khỏi các chất nhầy, bụi bẩn giúp bé có thể dễ dàng hơn trong quá trình hô hấp.

Hỗ trợ việc điều trị các bệnh về mũi ở trẻ

Các bậc phụ huynh nên tuân thủ lịch nhỏ mũi ở trẻ theo đúng lời khuyên được đưa ra bởi bác sĩ chuyên khoa. Đối với những trẻ sơ sinh gặp các vấn đề về đường hô hấp (sổ mũi, khó thở, đờm đặc) việc này là hết sức cần thiết nhằm điều trị dứt điểm, kịp thời giúp bé không khó chịu, quấy khóc gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần

Nhỏ mũi cho trẻ nhỏ sẽ hạn chế các bệnh về đường hô hấp cho bé

Ngăn ngừa các bệnh về mũi

Khi nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý sẽ ngăn ngừa các vi khuẩn có hại phát triển, giúp bé ngăn ngừa các bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng ….

Tham khảo thêm bài viết: Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng xilanh

3/ Những hiểm họa khi lạm dụng nhỏ mũi cho bé

Các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc trẻ không nên lo lắng quá nhiều về việc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần, bởi chỉ cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ cũng như không lạm dụng nhỏ mũi quá nhiều thì sức khỏe của bé sẽ luôn được đảm bảo.

Những tác hại khi lạm dụng việc nhỏ mũi cho bé tác động đến sức khỏe có thể được kể đến:

Mất đi khả năng đề kháng của mũi

Mũi trẻ sơ sinh hay người lớn đều có cơ chế tự làm sạch, bảo vệ khỏi vi khuẩn, bụi bẩn nhờ các chất nhầy tự nhiên có sẵn trong mũi. Khi nhỏ mũi quá thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng mũi trẻ bị khô do thiếu độ ẩm, từ đó các bệnh như viêm mũi dị ứng, sổ mũi cũng dễ dàng xảy ra hơn.

Dễ mắc các bệnh về mũi, đường hô hấp

Việc quá lạm dụng việc nhỏ mũi cho trẻ có thể làm teo niêm mạc mũi ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thở, khứu giác của trẻ. Chính vì vậy, khi trẻ gặp các vấn đề về mũi, cha mẹ nên đưa con đến những cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Đặc biệt, đối với những trường hợp lạm dụng nước nhỏ mũi không đảm bảo uy tín chất lượng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Dung dịch nhỏ mũi, rửa mũi cho bé Nebial 3% nhập khẩu từ Ý được biết đến như một sản phẩm ưu việt giúp bé có thể làm sạch mũi hàng ngày, hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị các bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang, phế quản ở trẻ. Với sự kết hợp Muối Ưu Trương 3% và Natri Hyaluronate, giải pháp không kháng sinh hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp này thực sự là một sản phẩm hữu ích đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Xem chi tiết về sản phẩm: Nebial 3% ống – Dung dịch muối ưu trương nhỏ, rửa mũi cho bé

có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày

Dung dịch nước muối Nebial 3% cho mũi hỗ trợ điều trị các bệnh lý về mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bài viết đã đưa ra những thông tin về nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần, hi vọng chúng sẽ hữu ích cho các mẹ và gia đình tìm ra giải pháp trong việc chăm sóc các bé yêu của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với Buona theo hotline 0974.402.860 để được giải đáp miễn phí trong thời gian sớm nhất!

Tham khảo thêm:

Các giai đoạn sổ mũi ở trẻ nhận biết thế nào để xử lý tốt nhất

Nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và các cách xử lý

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline