Xây dựng thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân là một điều không hề dễ dàng. Mẹ cần hiểu về thể trạng của trẻ cũng như những cách chế biến, lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho trẻ nhằm giúp trẻ ăn ngon, hấp thụ tốt và phát triển khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu thực đơn cho trẻ 7 tháng tuổi thông qua bài viết sau đây.
1/ Thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân
Đối với thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân, mẹ cần lựa chọn đa dạng các loại thực phẩm nhưng vẫn cần đảm bảo 4 yếu tố chính: nhóm tinh bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo và các loại vitamin. Điều này sẽ hỗ trợ trẻ tăng cường sức đề kháng và phát triển toàn diện nhất về cả thể chất và trí tuệ
Trẻ 7 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm, trẻ có thể gặp một số vấn đề nhất định như chưa quen hoặc lạ với những món ăn mới nên dễ dẫn đến tình trạng chán ăn, bỏ ăn nên cân nặng không tăng. Tuy nhiên, đây là tình trạng hoàn toàn bình thường và dễ dàng gặp khi trẻ ở độ tuổi này nên mẹ cũng không nên quá lo lắng mà cần từng bước một để giúp con cảm thấy ngon miệng, dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.
Và một trong điều vô cùng quan trọng đó là xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ. Mẹ có thể tham khảo một số thực đơn cho các bé 7 tháng tuổi chậm tăng cân sau đây:
Bột thịt lợn rau ngót
Thịt lợn và rau ngót là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cũng như vô cùng lành tính, an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ chậm tăng cân. Trong thực đơn hàng tuần của bé có món bột thịt lợn rau ngót rất giàu hàm lượng dinh dưỡng cho con hấp thu tốt ăn ngon miệng hơn.
Chuẩn bị:
+ Bột gạo: 2 thìa
+ Rau ngót: 30 g
+ Thịt heo nạc: 20 g
+ Dầu ăn
Cách chế biến:
+ Thịt lợn rửa sạch, xay thật nhuyễn.
+ Tương tự với rau ngót, mẹ cũng rửa sạch và xay nhuyễn, lọc lấy nước rau ngót.
+ Nấu bột gạo cùng với nước rau ngót và cho thịt lợn vào quấy đều tay. Khi bột chín, cho một thìa dầu ăn vào và quấy đều để dầu ăn hòa hoàn toàn vào bột.
Bột thịt lợn rau ngót
Bột thịt bò cà rốt
Khi muốn thay đổi thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân, mẹ có thể nấu bột thịt bò ngô để kích thích vị giác cũng như giúp trẻ hấp thụ tốt nhất chất đạm, vitamin có trong 2 loại thực phẩm này.
Chuẩn bị:
+ Thịt bò: 30 g
+ Cà rốt: 30 g
+ Bột gạo: 2 thìa
Cách chế biến:
+ Cà rốt rửa sạch, thái thành hạt lựu nhỏ.
+ Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ
+ Cho thịt bò và cà rốt xào đến khi chín sau đó cho vào nồi bột trắng đã được nấu sẵn. Tiếp tục đun cho đến khi mọi nguyên liệu nhừ hoàn toàn.
+ Để giúp bé dễ ăn hơn, sau khi toàn bộ nguyên liệu đã nấu và xay nhuyễn hoàn toàn. Sau đó, đun lại và có thể cho bé sử dụng ngay khi nguội bớt.
+ Cho thêm dầu ô liu vào giúp bộtthơm ngon hơn.
Bột thịt bò cà rốt
Bột tôm bí đỏ
Tôm và bí đỏ rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt phải kể đến vitamin A, D, canxi tốt cho hệ thống xương khớp, an toàn và hỗ trợ chức năng đường ruột hoạt động hiệu quả. Mẹ có thể cho trẻ ăn 2 lần bột tôm bí đỏ 1 tuần để giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng tốt nhất.
Chuẩn bị:
+ Thịt tôm: 50 g
+ Bí đỏ: 50 g
+ Bột gạo: 2 thìa
+ Dầu ăn trẻ em
Cách chế biến:
+ Thịt tôm rửa sạch, luộc sơ qua và đem đi xay nhuyễn hoàn toàn.
+ Bí đỏ rửa sạch, thái hạt lựu hoặc băm nhỏ. Tiếp theo cho bột gạo và bí đỏ vào nấu đến khi nhừ.
+ Xào thịt tôm và dầu ăn với lửa nhỏ sau đó cho vào nồi bộtđã ninh nhừ.
+ Ninh một lát cho thịt tôm mềm hẳn ra là món bột đã hoàn thành
Bột tôm bí đỏ
Bột thịt gà khoai tây
Khoai tây được biết đến như một loại rau củ giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh đồng thời tăng cường sức đề kháng hỗ trợ trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng cân. Mẹ có thể nấu bột gà khoai tây như thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân hiệu quả.
Chuẩn bị:
+ Thịt ức gà: 20 g
+ Khoai tây: 1 củ nhỏ
+ Bột gạo: 2 thìa
+ Dầu ăn dặm cho bé
Cách thực hiện:
+ Thịt ức gà rửa sạch sau đó cho vào nồi luộc chín để ninh lấy nước. Còn thịt ức gà sau khi luộc sẽ đem xay nhuyễn hoặc băm nhỏ hoàn toàn.
+ Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, cắt nhỏ và đem đi hấp chín mềm. Tiếp theo xay nhuyễn khoai tây với 1 chút nước luộc gà.
+ Nấu bột bằng nước luộc gà đến khi gần chín thì cho thịt gà, khoai tây xay nhuyễn vào và tiếp tục ninh đến khi nhừ hẳn.
+ Sau khi toàn bộ thực phẩm đã chín, mẹ tắt bếp đổ ra bát và cho thêm một thìa dầu ăn quấy đều lên là có thể cho trẻ ăn được.
Bột thịt gà khoai tây
Bột đậu phụ lòng đỏ trứng
Đây là món ăn dặm cho được trẻ nhỏ vô cùng yêu thích bởi độ ngọt và hương vị thơm ngon. Không chỉ vậy, bột đậu phụ lòng đỏ trứng gà cũng cung cấp vitamin, dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong quá trình thay đổi và làm quen với các món ăn dặm.
Chuẩn bị:
+ Bột gạo: 2 thìa
+ Lòng đỏ trứng gà: 1 quả
+ Đậu phụ: 20 g
Cách chế biến:
+ Đậu luộc chín sau đó nghiền nhuyễn hoàn toàn.
+ Trứng gà chỉ lấy lòng đỏ sau đó đánh tan ra hòa với hỗn hợp đậu đã nghiền nhuyễn.
+ Cho bột gạo hòa tan và hỗn hợp trứng, đậu phụ vào nồi và đun đến khi toàn bộ nguyên liệu chín hoàn toàn.
+ Cho bột ra bát và thêm vào một chút dầu ăn giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn.
Bột đậu phụ lòng đỏ trứng gà
2/ Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ 7 tháng tuổi
Để trẻ phát triển tốt nhất, mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc về thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân như sau:
- Trẻ 7 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu ăn dặm nên sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ nên bên cạnh thực đơn ăn dặm cho trẻ, mẹ cần đảm bảo duy trì lượng sữa cho trẻ từ 600 đến 900 ml/ ngày.
- Ăn từ ngọt đến mặn, từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều
Đây được coi là nguyên tắc cơ bản và vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình chuyển sang ăn dặm cho trẻ. Ban đầu, mẹ nên nấu những món ăn có độ ngọt từ rau củ quả, không dùng gia vị, nước mắm bởi sẽ làm trẻ không quen và thậm chí sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên cho trẻ bắt đầu ăn từ bột lỏng, loãng và đặc dần để dạ dày của trẻ bắt đầu làm quen, dễ nuốt và hấp thu tốt hơn.
Không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong giai đoạn làm quen này bởi sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất thiết yếu nhất. Vì vậy, hãy tập ăn dặm cho trẻ từ từ, dần dần và từng bước một nhằm kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.
- Thực đơn tăng cân cho bé 7 tháng cần đảm bảo 4 nhóm chất
Cụ thể ở đây là:
+ Nhóm tinh bột: cung cấp năng lượng, hỗ trợ chuyển hóa chất dinh dưỡng giúp trẻ cao lớn, khỏe mạnh. Ví dụ như: gạo, khoai tây, …
+ Nhóm chất đạm: thịt gà, bò, lợn, tôm, cá… cung cấp chất giúp cơ thể rắn chắc, tạo ra kháng thể bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý, vi rút xâm nhập.
+ Nhóm chất béo: bơ, dầu ăn
+ Nhóm vitamin, chất xơ: hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp trẻ ăn ngon, hấp thụ tốt, ngăn ngừa các bệnh đi ngoài, táo bón, tiêu chảy …
- Cung cấp lượng thức ăn phù hợp
Các món trong thực đơn ăn dặm cần làm với liều lượng phù hợp, cân bằng được lượng dinh dưỡng và giúp trẻ phát triển tốt nhất. Không nên nấu quá nhiều để trẻ không ăn hết hoặc ăn với cảm giác quá no sẽ khiến trẻ chán ăn, sợ ăn.
- Ăn đúng bữa, đủ bữa
Ngoài việc áp dụng thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân thì mẹ nên xây dựng chế độ ăn hợp lý. Cho trẻ ăn đúng và đủ bữa. Duy trì cho trẻ ăn khoảng 2 đến 3 bữa bột/ ngày với lượng sữa khoảng 600 đến 900 ml. Mẹ cho trẻ ăn thêm các loại trái cây, sữa chua để giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài ở trẻ.
Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm men vi sinh đường ruột Simbiosistem Bustine nhằm hỗ trợ trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ăn ngon, hấp thụ tốt. Sản phẩm được sản xuất 100% từ Italy với công nghệ hiện đại và chứng nhận an toàn sẽ giúp trẻ điều trị tốt các trường hợp loạn khuẩn đường ruột, ngăn ngừa bệnh tiêu chảy, táo bón, kém hấp thu dẫn đến cơ thể còi cọc, nhẹ cân, kém phát triển.
Mong rằng bài viết về thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu còn thắc mắc nào, bạn có thể liên lạc đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
Tham khảo thêm:
– Trẻ ăn bột bao lâu chuyển sang cháo thì tốt nhất để phát triển?
– Trẻ 7 tháng ăn được thịt gì? Nên ăn bao nhiêu là tốt nhất?
– 10 Thực đơn cơm nát cho bé 9 tháng ăn ngon và phát triển tốt
– Thực đơn ăn dặm cho trẻ bị dị ứng đạm sữa bò đơn giản cho mẹ
– Bé ăn tốt nhưng không tăng cân – phải làm sao?
– Trẻ 7 tháng ăn sữa chua mấy lần 1 tuần? Những tác dụng cho bé