Nuốt nước bọt đau họng và tai bên phải là do đâu? Giải pháp

Không giống như nuốt nước bọt đau họng – thường không đáng lo ngại và sẽ cải thiện trong vài ngày – nuốt nước bọt đau họng và tai bên phải lại liên quan đến các bệnh lý đường hô hấp trên nghiêm trọng hơn cần điều trị.

1/ Nguyên nhân nuốt nước bọt đau họng và tai bên phải

Tai, mũi và họng là 3 cơ quan thông nhau, thế nên khi 1 trong các cơ quan này bị tổn thương, viêm nhiễm đều có thể ảnh hưởng đến 2 cơ quan còn lại.

Nguyên nhân nuốt nước bọt đau họng và tai bên phải có thể kể tới là:

Nhiễm trùng tai, viêm tai giữa

nuốt nước bọt đau họng và tai bên phải

Đây là nguyên nhân gây đau tai khi nuốt nước bọt phổ biến nhất. Nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng, hầu hết các trường hợp đều bắt nguồn từ những tình trạng khác, như: cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng xoang…

Tai giữa và phần sau cổ họng được nối với nhau bởi các ống hẹp có tên Eustachina. Chính vì thế, khi các một trong các ống này bị sưng tấy, tắc nghẽn dịch – do viêm nhiễm từ tai hoặc cổ họng – thì đều có thể ảnh hưởng đến cơ quan còn lại.

Các ống Eustachina cũng chịu trách nhiệm duy trì áp suất trong tai giữa nên khi bạn nuốt hay hắt hơi, các ống này sẽ mở ra để giải phóng áp lực và có thể làm đau tai khi một trong số chúng bị tắc nghẽn. Nếu bạn đang gặp tình trạng viêm họng kèm theo thì nuốt nước bọt bị đau họng, đau tai là điều khó tránh khỏi.

Các triệu chứng tại tai thường gặp khác như:

  • Người lớn: đau tai, cơn đau mạnh và đột ngột từ phần ống tai, ù tai, buồn nôn, giảm thính lực, có nước/ mủ chảy ra từ tai…
  • Trẻ em: hay kéo, giật tai, sốt, ngủ ít, biếng ăn, khóc về đêm, khó chịu, có nước/mủ chảy ra từ tai…

Nhiễm trùng tai, viêm tai ngoài

Nuốt nước bọt đau họng và tai bên phải cũng có thể xuất hiện khi bạn bị nhiễm trùng tai ngoài bên phải. Các lý do cụ thể hơn dẫn tới tình trạng này như:

  • Bơi lội
  • Tắm dưới vòi hoa sen, nước tràn vào ống tai và tạo môi trường ẩm ướt lý tưởng cho vi khuẩn, nấm phát triển
  • Thói quen ngoáy tai bằng ngón tay: móng tay có thể làm tổn thương lớp da mỏng manh của tai trong và mang theo vi khuẩn, nấm lên tai

Các triệu chứng của nhiễm trùng tai ngoài như: ngứa trong tai, đỏ và sưng tai, tai tiết dịch và có mùi hôi, giảm thính lực… Cơn đau tai sẽ dữ dội hơn khi bạn nhai hay nuốt, có thể lan ra khắp khuôn mặt.

Viêm tai ngoài thường khỏi sau 7 – 10 ngày dùng thuốc nhỏ tai.

Nhiễm trùng mũi và cổ họng

Các vấn đề nhiễm trùng tai là nguyên nhân gây nuốt nước bọt bị đau họng, đau tai với triệu chứng rõ rệt nhất, nhưng nó vẫn có thể xuất phát từ nhiễm trùng mũi và cổ họng với các triệu chứng tại tai thoáng qua hơn.

Viêm amidan

viêm amidan

Amidan là một khối mô mềm ở phía sau hầu họng, tương tự như các hạch bạch huyết với chức năng chống nhiễm trùng, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Viêm amidan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp hơn ở trẻ em, với các triệu chứng điển hình là: khó nuốt, đau họng, hạch mềm ở cổ, amidan sưng đỏ, sốt, đau đầu, giọng nói khó chịu, hơi thở hôi, phát ban…

Viêm amidan khiến bạn nuốt nước bọt đau họng, đau tai chứng tỏ tình trạng đã nặng, tình trạng đã kéo dài mà không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Bạn cần thăm khám bác sĩ sớm vì nó có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm xương chũm cấp, thủng màng nhĩ, xơ hóa màng tai, giảm thính lực, viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng.

Áp xe quanh amidan

Khác với viêm amidan, áp xe quanh amidan thường gặp hơn ở thanh thiếu niên và người lớn. Đây là quá trình xảy ra sau nhiễm khuẩn tại amidan và lan đến các mô mềm xung quanh.

Các triệu chứng áp xe quanh amidan gồm: đau họng nhiều và nặng hơn rõ rệt so với đau họng thông thường (khởi phát từ đau họng một bên), khít hàm, giọng ngậm hạt thị, khó nuốt, sốt, đau tai, đẩy lệch lưỡi gà…

Lúc này, người bệnh sẽ cần dùng tới thuốc kháng sinh và phẫu thuật dẫn lưu đường áp xe trong miệng.

Các nguyên nhân nuốt nước bọt đau họng và tai bên phải khác

  • Hội chứng Eagle (hội chứng đại bàng): đây là hội chứng hiếm gặp, đặc trưng bởi thần kinh đau ở vùng bên của cổ họng và lưỡi, tỏa ra cổ và sau tai. Người bệnh đau cổ họng, miệng, mặt, ù tai, cảm giác như có dị vật trong cổ họng… và trầm trọng hơn khi nuốt. Người bệnh thường được yêu cầu phẫu thuật để khắc phục
  • Đau dây thần kinh hầu họng (GPN): hiếm gặp, cơn đau như dao đâm, dữ dội, ngắn khoảng 2 phút rồi âm ỉ, thường tập trung quanh một bên tai và có thể lan tới lưỡi, mặt sau cổ họng, mặt hoặc dưới hàm. Cơn đau dữ dội hơn khi nuốt, ngáp, nói, ho hoặc nhai
  • Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm (TMJ): khó mở miệng rộng, hàm đau nhức và khó chịu, tiếc lách cách, bộp bộp hoặc nghiến răng khi mở miệng, đau đầu mãn tính, đau cổ, tiếng chuông trong tai

2/ Nuốt nước bọt đau họng và tai bên phải có sao không?

có sao không

Nuốt nước bọt đau họng và tai bên phải có sao không sẽ còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này và đối tượng gặp phải.

Như trong nhiều trường hợp, nguyên nhân thường do nhiễm khuẩn tai hoặc họng. Tình trạng này có thể khỏi trong 7 – 10 ngày, có hoặc không cần dùng thuốc kèm theo tùy mức độ triệu chứng ở người lớn. Nhưng ở trẻ em có thể diễn ra dai dẳng, kéo dài và dễ tái phát.

Tuy vậy, đây cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề nhiễm trùng tai hay các bệnh lý đường hô hấp trên nghiêm trọng, khi không được điều trị kịp thời có thể trở thành mãn tính, khó điều trị và nguy cơ biến chứng.

3/ Cần làm gì khi nuốt nước bọt đau họng và tai phải?

cần làm gì

Khi nuốt nước bọt bị đau họng, đau tai thì người bệnh nên:

  • Nghỉ ngơi và uống nhiều nước ấm
  • Súc miệng với nước muối ấm
  • Đắp khăn ấm vùng bị đau
  • Uống nước chanh mật ong
  • Sử dụng viên ngậm hoặc thuốc xịt họng thảo dược không kê đơn (OTC)
  • Cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ ẩm cho cổ họng và đường mũi (nhất là trong thời tiết mùa đông khô hanh)
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia

Nếu như cơn đau không thuyên giảm, có xu hướng nặng hơn hoặc ngay khi kèm theo các triệu chứng dưới đây thì bạn cần đi khám bác sĩ để làm rõ nguyên nhân và kê đơn thuốc phù hợp:

  • Suy giảm miễn dịch
  • Sốt cao
  • Đau họng hoặc đau tai nghiêm trọng
  • Máu hoặc mủ chảy ra từ tai
  • Chóng mặt
  • Cổ cứng
  • Cổ họng sưng to
  • Xuất hiện mảng trắng phía sau cổ họng
  • Ợ chua thường xuyên, trào ngược dạ dày
  • Đau răng, áp xe răng
  • Tức ngực, khó thở, không thể nói chuyện, ăn uống

Một số loại thuốc thường được dùng trong trường hợp này tùy từng nguyên nhân như: thuốc kháng sinh, thuốc trị trào ngược axit dạ dày, corticosteroid đường mũi hoặc đường uống, thuốc dị ứng… hoặc phẫu thuật amidan khi cần thiết.

Ở trẻ nhỏ, nhiễm trùng tai, viêm tai giữa là biến chứng dễ gặp phải khi dùng bình rửa mũi, xi lanh rửa mũi sai cách. Với áp lực dòng nước mạnh và khó được kiểm soát ổn định, dịch nhầy cùng vi khuẩn gây bệnh có thể bị chảy ngược lên tai, ứ đọng tại đây và gây viêm nhiễm.

nuốt nước bọt đau họng và tai bên phải

Để hạn chế tình trạng này, ba mẹ có thể tham khảo Rửa mũi tai voi Spray-sol – dụng cụ rửa mũi, xịt mũi chuyên dụng cho trẻ. Dụng cụ đã được được cấp bằng sáng chế tại Châu Âu bởi nhiều lợi ích nổi trội:

  • Phân chia dung dịch thành các hạt siêu nhỏ chỉ 16 micromet – tương đương máy khí dung – giúp tiếp cận sâu, làm sạch toàn bộ khoang mũi một cách nhẹ nhàng
  • Áp lực xịt vừa phải và luôn được kiểm soát ổn định, dễ dàng cho mẹ và an toàn cho bé khi thao tác
  • Thời gian thao tác nhanh, khoảng 4 giây cho 5ml dung dịch
  • Dụng cụ dễ dàng vệ sinh và có thể tái sử dụng. Dễ dàng mang theo khi cần di chuyển xa. Cấu tạo bởi các thành phần nhựa an toàn và silicon mềm
  • Được thiết kế chuyên dụng, phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nuốt nước bọt đau họng và tai bên phải cùng nguyên nhân và hướng xử trí phù hợp. Đừng quên giải quyết sớm các vấn đề sức khỏe ở tai, mũi hay họng nếu có để ngăn biến chứng tới cơ quan còn lại trong bộ ba này.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/pain-in-ear-when-swallowing
  • https://www.healthline.com/health/sore-throat-and-ears

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline