Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài là hiện tượng thường gặp khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang không biết đây là dấu hiệu nguy hiểm hay chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Thông tin chi tiết tại bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về tình trạng bé đánh hơi nhiều do đâu và một số biện pháp nên làm.
1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài
Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và thối nhưng không đi ngoài có thể do ăn quá no, chế độ ăn của mẹ không khoa học, tư thế cho bú không phù hợp hay trẻ bị tráo ngược dạ dày… Phần lớn các nguyên nhân khiến trẻ đánh hơi nhiều cụ thể như sau:
Do mẹ ăn uống không khoa học
Khi mẹ ăn những loại đồ ăn chứa hành tỏi, trứng là nguyên do khiến bé đánh hơi nhiều và thối nhưng không đi ngoài. Chế độ ăn của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ sơ sinh. Nếu mẹ ăn những thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn nhanh, thực phẩm khó tiêu, đồ uống chứa caffeine… hệ tiêu hóa của bé sẽ bị ảnh hưởng.
Do chế độ ăn của bé
Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều có thể do con ăn thức ăn đặc khi chưa đủ 6 tháng tuổi hoặc do sữa công thức gây ra. Khi uống sữa công thức, con có thể sẽ nuốt không khí vào cùng. Những khí này sẽ tích tụ lại và gây ra hiện tượng xì hơi, nhưng không tiêu.
Đối với thức ăn đặc, bé chưa thể thích nghi được ngay vì vẫn quen với sữa mẹ. Sự thay đổi sang đồ ăn mới khiến ruột con chưa quen và đây là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài.
Do tư thế cho bú
Khi cho trẻ bú không đúng tư thế, sẽ khiến trẻ nuốt phải nhiều không khí. Nhiều mẹ lầm tưởng rằng bé bị đầy bụng và đi ngoài. Do vậy, con rất dễ ợ hơi, xì hơi để giải phóng các khí đó trong cơ thể. Một tư thế cho bú chuẩn là giữ cho đầu con nằm cao hơn so với phần thân người.
Do bé dùng kháng sinh
Tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều, tuy nhiên không đi ngoài cũng được nghi là do kháng sinh mà bé đang uống Loại thuốc này có thể khiến hệ vi sinh trong đường ruột bị phá hủy, do đó, kích thích trẻ xì hơi nhiều hơn. Trong trường hợp này, ba mẹ cần lưu ý đến tần suất đánh hơi của con. Nếu con chỉ làm mặt rặn ị, hay dụi mắt khóc một chút thì bạn có thể yên tâm rằng hệ tiêu hóa của bé vẫn hoạt động tốt.
Ngược lại, nếu còn đánh hơi nhiều kèm theo nôn trớ, chướng bụng, rất có thể hệ tiêu hóa của bé đang gặp rắc rối.
Bé bị trào ngược dạ dày
Một nguyên nhân khác có thể khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị là do trào ngược dạ dày. Hiện tượng này vẫn thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh, khiến con hay ợ hơi và đánh rắm. Tuy nhiên, ba mẹ không cần lo lắng về tình trạng bé có đi ngoài hay không vì nó chỉ đơn giản là thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở con.
2/ Khi trẻ đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài cần làm gì?
Để làm giảm tình trạng bé sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không ị, có nhiều cách ba mẹ có thể thử. Dưới đây là một số mẹo chăm sóc bạn nên làm để giúp con đi ngoài dễ dàng hơn.
Thay đổi chế độ ăn của mẹ
Những gì mẹ ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến bé sơ sinh. Do vậy, nếu thấy trẻ xì hơi nhiều, các mẹ nên kiểm tra lại thực đơn của mình để điều chỉnh sao cho phù hợp và lành mạnh nhất cho con. Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn nhiều rau xanh và trái cây hơn để đảm bảo không bị đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài dễ dàng hơn và khiến con cũng bị như vậy.
Massage bụng cho bé
Đây là một trong những mẹo dễ làm nhất có thể làm giảm tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi. Bạn hãy massage nhẹ nhàng vào lưng và bụng của con. Cách làm này sẽ giúp con thoải mái hơn, giảm đầy hơi và tiêu hóa có phần dễ hơn, giúp ích cho quá trình đi ngoài của bé. Chú ý không nên massage khi con mới ăn xong hoặc ăn no để tránh làm con bị nôn trớ.
Giúp con vận động
Giúp con di chuyển chân theo tư thế đạp xe để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động. Từ đó, giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều. Hãy để trẻ nằm ngửa rồi từ từ nắm lấy hai chân của con và di chuyển chúng theo chuyển động đạp xe.
Bổ sung nước cho trẻ
Để giúp phân mềm, con đi ngoài dễ hơn, bạn có thể bổ sung nước cho trẻ (đối với trẻ đã được 6 tháng tuổi) thường xuyên hơn. Ngoài ra, một số loại nước ép nhuận tràng, giảm thiểu tình trạng đánh hơi nhiều ở trẻ như nước lê hay nước tác sẽ kích thích hệ tiêu hóa tốt. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem có cho con uống được không.
Tắm nước ấm cho con
Tắm bằng nước ấm sẽ giúp con được thư giãn và dễ chịu. Cùng với massage, nước ấm sẽ giúp các cơ không còn bị căng ở bụng. Nhờ đó, trẻ ít đánh hơi và dễ dàng đi ngoài hơn.
Cho bé dùng thuốc
Ngoài ra, để nhanh chóng giúp con đi ngoài và không còn đánh hơi nhiều nữa, bạn có thể cho con dùng thuốc hỗ trợ phân mềm, giúp tiêu hóa tốt. Tham khảo sản phẩm Buona Peginpol được Viện chăm sóc sức khỏe Nice – UK khuyến nghị là lựa chọn hàng đầu để điều trị khó tiêu ở trẻ em với thành phần an toàn và hiệu quả.
Không chỉ có tác dụng nhuận tràng, Peginpol còn giúp điều hòa và làm mềm phần, nhờ đó giúp phân nhanh chóng đi ra ngoài cơ thể. Sản phẩm đã được chứng minh an toàn để dùng cho trẻ nhiều lần hoặc lâu dài. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể an tâm để sử dụng cho trẻ sơ sinh khó đi đại tiện.
Nhìn chung, trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài chắc chắn có nguyên do. Đây là hiện tượng sinh lý vẫn thường xảy ra ở bé nên chúng ta không cần quá lo lắng. Hãy thử một số mẹo gợi ý trên để giúp con dễ dàng đi ngoài hơn. Trong trường hợp bé vẫn không thể đi ngoài và có kèm theo một số biểu hiện lạ, tốt nhất là bạn nên đưa con đi khám để được điều trì phù hợp.
Tham khảo thêm:
– Xì hơi ra váng mỡ là bệnh gì? Có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa không?
– Bé mấy tháng ăn được hành tỏi? Tác dụng của hành tỏi với sức khỏe