Nguyên nhân trẻ sơ sinh nổi mụn nước trên trán và các cách xử lý

Trẻ sơ sinh nổi mụn nước trên trán là hiện tượng không phải là hiếm gặp. Các bé gặp phải tình trạng này thường cảm thấy đau rát và khó chịu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần. Những ba mẹ khi thấy con bị nổi mụn nước trên trán không khỏi lo lắng vì sợ sẽ có những biến chứng nguy hiểm xảy ra với bé. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về biểu hiện nổi mụn nước này.

1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh nổi mụn nước trên trán

Mụn nước trên trán ở trẻ sơ sinh không có đầu đen và giống như mụn li ti ở tuổi thiếu niên. Những vết mụn có thể có màu trắng hoặc đỏ và có vùng da đỏ bao quanh. Thông thường trẻ sơ sinh nổi mụn nước trên trán, má, mí mắt và mũi, đôi khi cũng có ở lưng, cổ hoặc ngực. Có khoảng 20% các bé bị nổi mụn sau khi sinh và xuất hiện nhiều mụn hơn sau đó ít tuần. 

Trẻ sơ sinh nổi mụn nước trên trán

Tình trạng trẻ sơ sinh nổi mụn nước có thể tự hết sau vài tuần. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp tồn tại trong nhiều tháng. Ở nhiều bé sơ sinh, tình trạng mọc mụn nước xuất hiện vào khoảng sáu tuần sau sinh và có thể kéo dài đến khi con được 2 tuổi. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh nổi mụn nước trên trán ba mẹ nên biết:

  • Do bỏng: Bỏng là nguyên nhân hàng đầu gây ra mụn nước ở trẻ
  • Côn trùng cắn: Khi bị côn trùng cắn, trẻ sơ sinh sẽ bị nổi mụn nước ở những vùng da đó
  • Virus, vi khuẩn: Một số virus và vi khuẩn khi xâm nhập vào da sẽ gây ra tình trạng viêm da. Hậu quả là những nốt mụn nước sẽ xuất hiện trên khắp cơ thể, trong đó có trán
  • Bệnh thủy đậu: Bệnh thủy đậu có thể gây nên tình trạng mụn nước ở khắp cơ thể và những vùng da bị nhiễm trùng do virus sẽ tạo thành những mụn nước nhỏ ngứa trên da. Mụn nước do thủy đậu có thể xuất hiện cả trên tay chân và ở vùng mặt
  • Một số nguyên nhân khác: Trẻ bị mụn nước cũng có thể do ma sát hoặc chấn thương

Trong nhiều trường hợp, tình trạng mụn nước trên trán của trẻ sơ sinh có thể trầm trọng hơn do: bé quấy khóc, trẻ bị quá nóng, nước bọt/ dịch trớ còn dính trên da, dùng sữa tắm dễ gây kích ứng…

2/ Khi trẻ nổi mụn nước trên trán có sao không

Tình trạng nổi mụn nước trên trán ở trẻ nhỏ thường sẽ tự hết sau vài tuần. Tuy nhiên cũng có những trường hợp tồn tại kéo dài nhiều tháng. Tình trạng nổi mụn nước này không gây hại cho sức khỏe của bé và cũng rất ít khi để lại sẹo. Ở một số trường hợp khác, trẻ sẽ mọc mụn nước muộn hơn, vào tuần thứ 6 sau khi sinh rồi kéo dài đến lúc 2 tuổi. Dấu hiệu này cho thấy trẻ có thể sẽ xuất hiện nhiều mụn trứng cá vào những năm dậy thì. Trường hợp mụn chuyển biến nặng, có thể gây ra sẹo.

Trẻ sơ sinh nổi mụn nước trên trán

Trong những nguyên nhân kể trên, tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do vi khuẩn là nguy hiểm nhất. Bởi lẽ cơ thể bé có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên vi khuẩn sẽ phát triển và tấn công. Những trường hợp bị vi khuẩn tấn công gây ra mụn nước có thể bị sốt cao nhiễm trùng huyết hoặc có thể gặp nguy cơ co giật. Nghiêm trọng hơn là khi vi khuẩn tấn công vào màng não, phổi và tim sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như đe dọa tính mạng của trẻ.

Trẻ sơ sinh nổi mụn nước trên trán do vi khuẩn gây ra là một tình trạng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm. Do đó, nếu con ở trong tình trạng này, ba mẹ cần theo dõi từng biểu hiện và những dấu hiệu bất thường ở trẻ để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh gây những biến chứng nguy hiểm hơn

3/ Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước ở trên trán

Những ai mới làm ba mẹ lần đầu không khỏi lúng túng trước tình trạng trẻ sơ sinh nổi mụn nước trên trán. Hầu hết đều chưa có kinh nghiệm chăm sóc con khi bé gặp hiện tượng này. Những thông tin dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích cho các ba mẹ trong việc kiểm soát mụn nước ở trẻ sơ sinh tốt hơn nhằm ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

  • Dùng khăn mềm và nước ấm để rửa mặt cho trẻ mỗi ngày một lần, sau đó vỗ nhẹ cho khô
  • Luôn nhẹ nhàng lau sạch nước bọt và chất dịch nôn trớ dính trên mặt bé nhằm tránh hiện tượng kích ứng da
  • Nhiều ba mẹ cũng đã thành công với việc sử dụng sữa mẹ để điều trị mụn nước li ti ở trẻ sơ sinh. Đó là nhờ sữa mẹ có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Tuy nhiên cách chăm sóc này chưa được nghiên cứu chứng minh về tính hiệu quả

cách chăm sóc cho bé

  • Dùng sữa tắm không mùi cho bé vì mùi hương có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn
  • Chỉ nên giặt đồ của trẻ sơ sinh bằng bột giặt nhẹ, không mùi để không gây ảnh hưởng đến làn da mỏng manh dễ bị kích ứng bởi hóa chất của trẻ
  • Cho bé mặc những loại vải mềm mại không có khả năng gây kích ứng cho làn da mỏng manh 
  • Ngoài ra, cũng không cần phải bận tâm quá mức với tình trạng mụn nước ở trẻ em vì thông thường các tình trạng này đều vô hại và không gây nguy hiểm cho trẻ

Một số điều không nên làm

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh nổi mụn nước trên trán, ba mẹ chú ý không nên làm những điều dưới đây.

  • Không dùng thuốc trị mụn không kê đơn vì đa số mụn ở trẻ em không cần dùng thuốc mà tự khỏi. Nếu có, thông thường bác sĩ sẽ kê đơn kem chống nấm an toàn cho con
  • Không nên lạm dụng chà rửa ở vùng da bị mụn của bé bởi nguyên nhân gây mụn ở trẻ không phải do chất bẩn. Việc chà rửa quá nhiều có thể khiến da bé bị kích ứng thêm và khiến tình trạng mụn nước trở nên trầm trọng hơn
  • Tuyệt đối không nặn mụn hoặc bóp mụn ở trên trán của bé vì sẽ dễ gây kích ứng và nhiễm trùng da
  • Không bôi kem dưỡng ẩm lên da đang nổi mụn nước ở bé

Trẻ sơ sinh nổi mụn nước trên trán

Tình trạng trẻ sơ sinh nổi mụn nước trên trán xảy ra khá phổ biến. Đa số các bé gặp phải hiện tượng này đều không nguy hiểm và sau một thời gian mụn sẽ tự hết. Ba mẹ không nên quá lo lắng mà hãy theo dõi tình trạng mụn trên da của trẻ để có những cách chăm sóc và xử lý sao cho phù hợp.

Tham khảo thêm: Bị thủy đậu có được uống nước ngọt không? Nên kiêng nước gì

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline