Trẻ uống kháng sinh bị nôn có nên uống lại? Cách xử lý cho bé

Trẻ uống thuốc xong bị nôn là một trong những vấn đề thường gặp, nhất là với trẻ dưới 4 tuổi. Vậy trẻ uống kháng sinh bị nôn có nên uống lại? Trong khuôn khổ bài viết, Buona sẽ chia sẻ cùng mẹ về vấn đề này.

1/ Trẻ uống kháng sinh bị nôn có nên uống lại không?

trẻ uống kháng sinh bị nôn có nên uống lại

Thực tế, trẻ uống thuốc bị nôn có nên uống lại sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố là:

  • Thời gian kể từ khi uống thuốc đến khi trẻ nôn
  • Loại thuốc (thuốc đó có tác dụng điều trị gì)
  • Tình trạng của trẻ sau khi nôn
  • Yếu tố cân nhắc thêm: Lượng thuốc có thể nhìn thấy được khi trẻ nôn ra, dạng bào chế của thuốc (dạng viên, siro, hỗn dịch…), lượng dịch nôn, tuổi của trẻ

Tuy nhiên, rất khó để đánh giá một cách toàn diện và chính xác tất cả các yếu tố trên. Thông thường sẽ mất khoảng 30 phút để các thuốc hoà tan hết. Do đó, để ước lượng trẻ uống kháng sinh bị nôn có nên uống lại thì các bác sĩ thường hướng dẫn áp dụng quy tắc sau:

  • Nôn trong vòng 15 phút kể từ khi uống hoặc nhìn thấy thuốc còn nguyên vẹn (đối với thuốc dạng viên) trong dịch nôn: cho trẻ uống lại một liều thuốc
  • Nôn trong vòng 15 – 60 phút kể từ khi uống: có thể cho trẻ uống lại một liều thuốc nếu cân nhắc lợi ích điều trị lớn hơn so với nguy cơ quá liều
  • Nôn trong vòng hơn 60 phút kể từ khi uống: không nên uống lại liều thuốc

Các nội dung trên có thể tóm tắt như sau:

trẻ uống kháng sinh bị nôn có nên uống lại

2/ Tại sao trẻ uống kháng sinh bị nôn?

Trẻ uống kháng sinh bị nôn có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như:

  • Trẻ vốn đã dễ nôn, buồn nôn hoặc bị trào ngược dạ dày thực quản
  • Lo lắng
  • Một số tình huống như say tàu xe
  • Thuốc có tác dụng phụ là buồn nôn, nôn
  • Nôn thường là thông điệp cảnh báo mà cơ thể gửi đi sau khi nuốt phải một chất có khả năng gây độc. Và đôi khi cơ thể bạn hiểu nhầm thuốc kháng sinh cũng là một trong những chất này

Một số loại kháng sinh có thể gây tác dụng phụ là nôn, buồn nôn như Amoxicillin. Tuỳ đáp ứng từng trẻ, liều lượng sử dụng, trường hợp sử dụng mà tác dụng phụ này có thể ít, nhiều khác nhau.

Amoxicillin là thuốc kháng sinh kê đơn khá phổ biến, được lựa chọn là chỉ định đầu tay cho một số bệnh và giá cả khá phải chăng. Amoxicillin được dùng để điều trị một số loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn, nhiễm trùng da… Các tác dụng phụ amoxicillin phổ biến nhất là buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Chúng thường biến mất sau khi uống xong thuốc. Và để hạn chế điều này, mẹ nên cho bé uống cùng bữa ăn.

3/ Cách xử lý khi trẻ uống kháng sinh bị nôn

trẻ uống kháng sinh bị nôn có nên uống lại

Trẻ uống kháng sinh bị nôn có nên uống lại sẽ phụ thuộc nhiều vào thời gian từ lúc bé uống thuốc đến lúc nôn. Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý thêm một số điểm:

  • Khuyến khích trẻ uống thêm nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất khi nôn (hoặc cho bé bú nhiều hơn với trẻ < 6 tháng, trẻ còn đang bú mẹ)
  • Cho trẻ đếm khám tại cơ sở y tế gần nhất ngay khi con có dấu hiệu: buồn ngủ, ngủ rũ, mềm nhũn, không phản ứng
  • Không cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc cầm nôn nào trừ khi có chỉ định từ bác sĩ vì có thể làm lu mờ triệu chứng, gây khó khăn cho việc chẩn đoán
  • Không đưa thuốc cho bất kỳ ai khác, ngay cả khi các tình trạng này có vẻ giống nhau
  • Với trẻ dưới 6 tuổi, nên ưu tiên các loại thuốc dễ uống (lỏng, bột) và có mùi vị dễ chịu
  • Với thuốc dạng siro, không nên cho bé uống khi con đang quấy khóc vì dễ gây nôn, sặc hoặc ngạt
  • Không pha thuốc kháng sinh với sữa vì có thể xảy ra tương tác thuốc
  • Cố gắng tạo không khí thoải mái, vui vẻ cho bé khi uống thuốc
  • Nếu trẻ không thể đứng hoặc ngồi uống thuốc thì mẹ nên cho bé nằm hơi dốc, đầu cao hơn và hơi nghiêng một chút

Để hạn chế các tác dụng phụ của kháng sinh trên đường tiêu hoá của trẻ như nôn, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng… Lợi khuẩn bao phim Simbiosistem là một trong những lựa chọn tốt mà mẹ nên tham khảo.

Men vi sinh Simbiosistem cho trẻ nôn tiêu chảy

Với thành phần 2 chủng lợi khuẩn L. rhamnosus LR06 và L. reuteri LRE02 đã được chứng minh tác dụng thực tế qua nhiều nghiên cứu lâm sàng trong các trường hợp tiêu chảy, nôn trớ… ở trẻ. Cùng công nghệ bao phim lipid độc quyền cho HIỆU QUẢ GẤP 5 LẦN, men vi sinh Simbiosistem cho tác dụng rõ ràng và nhanh chóng.

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, mẹ đã trả lời được cho mình câu hỏi trẻ uống kháng sinh bị nôn có nên uống lại, đặc biệt là biết cách xử trí đúng cũng như biện pháp ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nếu còn điều gì băn khoăn, mẹ hãy để lại câu hỏi trong phần bình luận hoặc liên hệ tới Facebook/Zalo của Buona nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline